SHCM-PP GD HỌC SINH CHƯA NGOAN
Chia sẻ bởi To anh van tan An |
Ngày 11/10/2018 |
53
Chia sẻ tài liệu: SHCM-PP GD HỌC SINH CHƯA NGOAN thuộc Tiếng Anh 8
Nội dung tài liệu:
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt
Trường học đạt được các danh hiệu thi đua "Tiên tiến", "Xuất sắc" là nhờ vào sự cố gắng, nỗ lực của Thầy và trò. Giáo viên dạy giỏi là nhờ chúng ta có được những học sinh giỏi. Nhưng giáo viên dạy giỏi chưa chắc học sinh của mình giỏi hết được. Vì sao? Vì bên cạnh những học sinh ngoan, học giỏi còn có những học sinh không chịu học, không ham học làm ảnh hưởng thi đua của trường, của lớp - đó là những học sinh cá biệt Học sinh cá biệt: là những học sinh thường có sự bất thường về tính cách, không có động cơ học tập, tâm lý không ổn định. Chẳng hạn khi ở lớp học đang yên lặng làm bài tập thì em đó bỗng la lớn lên khi làm bài được, thích học thì học, không thích thì đùa giỡn, quậy phá các bạn kế bên, chọc cho bạn giỡn, nói chuyện với mình, tâm trạng thì "mưa nắng thất thường" hoặc thầy cô đang giảng về vấn đề này lại hỏi vấn đề khác. Vì vậy ta phải giáo dục học sinh cá biệt này ra sao? Phải có những biện pháp như thế nào để giáo dục được những học sinh cá biệt này? Sau đây, tôi sinh đề xuất một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt? Thứ nhất: Chúng ta nên tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh đó như là: thu nhập hàng ngày của gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như thế nào? Có êm ấm hạnh phúc hay không? Có nhiều thành kiến gây ra xào xáo bất đồng... mục đích là để hiểu rõ học sinh này. Thứ hai: Nên xử lý mềm mỏng, thậm chí dịu ngọt đối với học sinh cá biệt này, nếu không sẽ không có hiệu quả, có khi gặp phản ứng không tốt ngược trở lại về phía học sinh. Tuy nhiên cũng có đôi lúc ta cũng phải cứng rắn: chẳng hạn trong vấn đề xử phạt "mềm nắn, rắn buông". Thứ ba: Giáo viên nên thường xuyên trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc nhở, động viên học sinh học tập, có thái độ thân thiện với học sinh. Tạo cho học sinh nhìn mình là cảm thấy gần gũi, chứ không phải gặp mình là sợ la, sợ bị mắng. Như vậy học sinh sẽ có tâm lý bất cần " Thầy cô kệ thầy cô, ta là ta". Ta phải làm sao tạo cho học sinh có cảm giác là giáo viên như là một người bạn thân, bạn tâm tình, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mình, khi mình vui, buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô, khích lệ mình khi mình khó khăn trong gia đình, bế tắc trong học tập. Thứ tư: Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể những việc mà học sinh hỏi, tránh để học sinh cảm thấy mình lạc lỏng, cảm giác vì mình học dở nên không ai quan tâm, ai cũng khi dễ mình, không ai thèm chơi, để ý đến mình. Thứ năm: Giáo dục từng bước, chậm rãi từ những công việc nhỏ. Chẳng hạn phải thức sớm một chút để không phải đi trễ, mình học yếu thì nên chịu khó, siêng làm bài tập hơn các bạn, khi nào làm bài tập, học sinh mệt thì nên giải lao để tinh thần thoải mái rồi làm tiếp, không nên cố gắng quá sức. Giáo viên không nên giáo dục ào ạt chưa hỏi han lý do gì hết mà đã la mắng học sinh cho dù học sinh đó vi phạm nhẹ, như vậy sẽ mất hiệu quả giáo dục. Bởi vì đấy là những học sinh cá biệt, tính tình ương ngạnh, tâm lý bất cần, học hay không đối với bản thân học sinh không quan trọng mà học sinh vào lớp là chỉ được "lãnh lương" hàng ngày, không phải làm những việc nặng nhọc bằng tay chân ở nhà. Thứ sáu: Chúng ta phải tác động vào động cơ học tập, để các em này thấy rõ tầm quan trọng của việc học. Có thể đưa ra một số tranh ảnh về nạn thất học - chỉ mới mấy tuổi đầu không được đến trường, phải làm những việc nặng nhọc của người lớn rồi lại bị bạn bè khinh thường, xa lánh, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Ngược lại những em có học thì làm việc thuận lợi dễ dàng, càng ngày càng tiến thân, bạn bè ngưỡng mộ phải trầm trồ khen ngợi, cha mẹ được nở mày, nở mặt. Trên đây là một số biện pháp cơ bản để giáo dục học sinh cá biệt, giúp các em nhận thức được vai trò của việc học tập đối với bản thân mình, gia đình mình để từ đó có động cơ học tập và ngày càng học tiến bộ hơn.
Trường học đạt được các danh hiệu thi đua "Tiên tiến", "Xuất sắc" là nhờ vào sự cố gắng, nỗ lực của Thầy và trò. Giáo viên dạy giỏi là nhờ chúng ta có được những học sinh giỏi. Nhưng giáo viên dạy giỏi chưa chắc học sinh của mình giỏi hết được. Vì sao? Vì bên cạnh những học sinh ngoan, học giỏi còn có những học sinh không chịu học, không ham học làm ảnh hưởng thi đua của trường, của lớp - đó là những học sinh cá biệt Học sinh cá biệt: là những học sinh thường có sự bất thường về tính cách, không có động cơ học tập, tâm lý không ổn định. Chẳng hạn khi ở lớp học đang yên lặng làm bài tập thì em đó bỗng la lớn lên khi làm bài được, thích học thì học, không thích thì đùa giỡn, quậy phá các bạn kế bên, chọc cho bạn giỡn, nói chuyện với mình, tâm trạng thì "mưa nắng thất thường" hoặc thầy cô đang giảng về vấn đề này lại hỏi vấn đề khác. Vì vậy ta phải giáo dục học sinh cá biệt này ra sao? Phải có những biện pháp như thế nào để giáo dục được những học sinh cá biệt này? Sau đây, tôi sinh đề xuất một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt? Thứ nhất: Chúng ta nên tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh đó như là: thu nhập hàng ngày của gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như thế nào? Có êm ấm hạnh phúc hay không? Có nhiều thành kiến gây ra xào xáo bất đồng... mục đích là để hiểu rõ học sinh này. Thứ hai: Nên xử lý mềm mỏng, thậm chí dịu ngọt đối với học sinh cá biệt này, nếu không sẽ không có hiệu quả, có khi gặp phản ứng không tốt ngược trở lại về phía học sinh. Tuy nhiên cũng có đôi lúc ta cũng phải cứng rắn: chẳng hạn trong vấn đề xử phạt "mềm nắn, rắn buông". Thứ ba: Giáo viên nên thường xuyên trò chuyện, quan tâm, gần gũi, nhắc nhở, động viên học sinh học tập, có thái độ thân thiện với học sinh. Tạo cho học sinh nhìn mình là cảm thấy gần gũi, chứ không phải gặp mình là sợ la, sợ bị mắng. Như vậy học sinh sẽ có tâm lý bất cần " Thầy cô kệ thầy cô, ta là ta". Ta phải làm sao tạo cho học sinh có cảm giác là giáo viên như là một người bạn thân, bạn tâm tình, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mình, khi mình vui, buồn đều có thể chia sẻ với thầy cô, khích lệ mình khi mình khó khăn trong gia đình, bế tắc trong học tập. Thứ tư: Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể những việc mà học sinh hỏi, tránh để học sinh cảm thấy mình lạc lỏng, cảm giác vì mình học dở nên không ai quan tâm, ai cũng khi dễ mình, không ai thèm chơi, để ý đến mình. Thứ năm: Giáo dục từng bước, chậm rãi từ những công việc nhỏ. Chẳng hạn phải thức sớm một chút để không phải đi trễ, mình học yếu thì nên chịu khó, siêng làm bài tập hơn các bạn, khi nào làm bài tập, học sinh mệt thì nên giải lao để tinh thần thoải mái rồi làm tiếp, không nên cố gắng quá sức. Giáo viên không nên giáo dục ào ạt chưa hỏi han lý do gì hết mà đã la mắng học sinh cho dù học sinh đó vi phạm nhẹ, như vậy sẽ mất hiệu quả giáo dục. Bởi vì đấy là những học sinh cá biệt, tính tình ương ngạnh, tâm lý bất cần, học hay không đối với bản thân học sinh không quan trọng mà học sinh vào lớp là chỉ được "lãnh lương" hàng ngày, không phải làm những việc nặng nhọc bằng tay chân ở nhà. Thứ sáu: Chúng ta phải tác động vào động cơ học tập, để các em này thấy rõ tầm quan trọng của việc học. Có thể đưa ra một số tranh ảnh về nạn thất học - chỉ mới mấy tuổi đầu không được đến trường, phải làm những việc nặng nhọc của người lớn rồi lại bị bạn bè khinh thường, xa lánh, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Ngược lại những em có học thì làm việc thuận lợi dễ dàng, càng ngày càng tiến thân, bạn bè ngưỡng mộ phải trầm trồ khen ngợi, cha mẹ được nở mày, nở mặt. Trên đây là một số biện pháp cơ bản để giáo dục học sinh cá biệt, giúp các em nhận thức được vai trò của việc học tập đối với bản thân mình, gia đình mình để từ đó có động cơ học tập và ngày càng học tiến bộ hơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: To anh van tan An
Dung lượng: 27,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)