Sang thu
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Lan Thanh |
Ngày 12/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: Sang thu thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SANG THU
A. Kiến thức cần nhớ:
1. Tác giả:
- Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942 - quê ở Tam Dương - Vĩnh Phúc
- Là nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.
- Thơ Hữu Thỉnh ấm áp tình người và giàu sức gợi cảm.Ông viết nhiều và hay về con người, cuộc sống ở nông thôn về mùa thu.
- Có nhiều tập thơ, trường ca nổi tiếng.
- Hiện là Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác:
+ 1977, in lần đầu trên báo văn nghệ, in lại nhiều lần trong các tập thơ.
+ Rút từ tập “Từ chiến hào đến thành phố”, NXB Văn học, Hà Nội, 1991
b. Thể thơ: Năm tiếng - ngũ ngôn
c. Phương thức biểu đạt: trữ tình kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
3. Phân tích bài thơ:
* Giới thiệu:
Mùa thu không chỉ làm rung động lòng thi nhân mà còn đem đến cho ta những xúc cảm nhẹ nhàng, êm ái gợi nhiều thương nhớ bâng khuâng…. Thường thường, các nhà thơ chỉ cảm nhận về mùa thu ở một số hình ảnh tiêu biểu như sắc trời xanh ngắt, gió thu se lạnh và màu vàng tượng trưng cho mùa thu. Ở một số thi nhân có thêm những cảm nhận riêng: với Xuân Diệu là : “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang…, với Lưu Trọng Lư là tiếng lá kêu xào xạc và tiếng chân con nai vàng đạp trên lá vàng khô, với Nguyễn Đình Thi là hương cốm đầu mùa…. Nét đặc biệt của Hữu Thỉnh trong bài thơ này là nhà thơ đã cảm nhận cái thời khắc sang thu bằng cả một hệ thống hình ảnh thiên nhiên qua nhiều yếu tố và bằng nhiều giác quan với sự rung động thật tinh tế. Mười hai câu thơ ngắn mà có đến mười hình ảnh thiên nhiên được nói đến lúc đất trời chuyển sang thu: hương ổi, gió se, sương, sông, chim, mây, nắng, mưa, sấm và cuối cùng là hàng cây đứng tuổi. Toàn là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc đối với mỗi người chúng ta và điều này làm cho bài thơ dễ đến với người đọc. Nhưng điều quan trọng nhất chính là sự cảm nhận tinh tế của ông đối với từng hiện tượng thiên nhiên lúc giao mùa và những rung động ấy đã lan truyền sang ta như một tiếng nói đồng điệu.
* Khổ 1: Là những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời.
a.Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình (hương, gió), mờ ảo (sương chùng chình), nhỏ hẹp và gần (ngõ) => Đó là những cảm nhận rất riêng của nhà thơ.
- Đầu tiên là sự cảm nhận về hương vị. Cái hương ổi chín thường khó đọng lại trong những cơn gió nồm nam thổi mạnh của mùa hè, giờ đây bỗng “phả vào trong gió se”, đem đến hương vị dịu ngọt, đằm thắm của mùa thu khiến nhà thơ ngạc nhiên đến ngỡ ngàng trước sự thay đổi của thiên nhiên.Từ “phả” là động từ mạnh diễn tả mùi hương ổi thơm nồng nàn lan toả. Gió se là gió nhẹ, khô và hơi lạnh – gió của mùa thu, gió báo hiệu mùa thu đã đến. Gió se mang theo hương ổi của đồng quê. Nhận ra trong gió có hương ổi là cảm nhận tinh tế của một người sống giữa đồng quê và nhà thơ đã đem đến cho ta một tín hiệu mùa thu dân dã mà thi vị, ông đã phát hiện ra một nét đẹp thật đáng yêu của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
- Trong “Sang thu”, dấu hiệu đầu thu là hương ổi, làn gió và sương thu. Nhưng không phải là “sương thu man mác đầu ghềnh” của Tản Đà mà là : “Sương chùng chình qua ngõ”- một hình ảnh lung linh huyền ảo. Không còn là những hạt sương mà đã là một màn sương mỏng nhẹ trôi, đang chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm. “Chùng chình”là từ láy gợi hình diễn tả hành động chậm chạp như là cố ý chậm lại. Nhà thơ đã thổi hồn vào câu thơ khiến cho màn sương thu chứa đầy tâm trạng, như người đi còn vương vấn, ngập ngừng khi qua ngõ nhà ai……
b. Cảm xúc của nhà thơ.
- Cảm nhận phút giao mùa sang thu là sự ngỡ ngàng. Do ngỡ ngàng nên cả khứu giác, cả xúc giác và thị giác đều như mách bảo thu về mà vẫn chưa thể tin, chưa dám chắc. Từ “hình như” là sự phỏng đoán nửa tin, nửa ngờ, là cái ngỡ ngàng, ngạc nhiên trong cái cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến của thi sĩ. Qua đó, ta hiểu tâm hồn nhà thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu hương thu với tình yêu tha thiết.
*
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Lan Thanh
Dung lượng: 73,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)