Sang kien kinhnghiem 2012
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lanh |
Ngày 12/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: sang kien kinhnghiem 2012 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Sử dụng hệ thống câu hỏi “Tích hợp” trong giảng
văn THCS
I.ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.
a.Cơ sở lý luận.
Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề được đề cập bàn luận và thực hiện trong nhiều năm qua.Đặc biệt trong những năm gần đây,với việc thực hiện giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới thì đổi mới phương pháp dạy học càng được thúc đẩy và phát huy một cách có hiệu quả.
Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập được xem như một nguyên tắc dạy học đảm bảo chất lượng và hiệu quả,chuyển từ lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy người học làm trung tâm là một xu hướng tất yếu có tính lịch sử.
Với các môn học nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng thì đổi mới dạy học đã trở thành vấn đề cấp thiết và điểm mấu chốt của Ngữ Văn tập trung trong hai chữ Tích hợp:Tích hợp và tích cực.Có tích cực mới phát huy tốt tính chất tích hợp,qua phân tích học sinh càng tích cực hơn.
Trong cả 3 phân môn của môn Ngữ Văn:Văn-Tiếng Việt-Tập làm văn.Tích hợp không phải là vấn đề khó,nhưng cũng không hề đơn giản.Nếu người thầy giáo không thực sự chú ý đến hệ thống câu hỏi tích hợp mà hệ thống câu hỏi lại đặc biệt cần thiết với phần giảng văn.Bởi cái cốt lõi để giáo viên có thể hướng dẫn học sinh,cùng học sinh tìm hiểu văn bản,cảm nhận được văn bản một phần chủ yếu là thông qua hệ thống câu hỏi.để hệ thống câu hỏi phát huy được tính tích cực,chủ động của học sinh lại cần có tính tích hợp.
Vấn đề nghe có vẻ rắc rối nhưng cũng thật dễ hiểu khi bắt tay vào việc nghiên cứu.Nếu trong giờ giảng văn người thầy chú ý tích hợp thì học sinh sẽ chú ý đến mội mặt của vấn đề hơn,các em phát huy mạnh mẽ hơn nữa tư duy của mình.Khi học văn còn phải liên hệ với Tiếng Việt, với Tập làm văn(Tích hợp dọc) không chỉ có thế còn phải liên hệ chính phần giảng văn trong toàn bộ chương trình đã học với nhau mà rộng hơn là liên hệ giữa văn với kiến thức của các môn học khác như Sinh,Sử,Địa,GDCD,Ngoại ngữ hay môn Toán (Tích hợp ngang)…và tất nhiên để có thể trả lời tôt những câu hỏi tích hợp của thầy,học sinh không thể không động não,không thể không nghiên cứu kĩ càng khi soạn bài,luôn chú ý tới mối quan hệ giữa bài học này với bài học kia,môn học này với môn học khác.Nhờ vậy cũng hình thành cho các em khả năng tư duy tích hợp trong tình huống,trong cuộc sống hàng ngày.
Trong quá trình phân tích tác phẩm văn chương muốn phát huy được tối đa năng lực chủ quan, kinh nghiệm của học sinh để các em tự thâm nhập tác phẩm theo hướng tích cực, sáng tạo dưới sự tổ chức của thầy. Để đạt được như vậy giáo viên cần phải thiết kế giáo án làm sao, phải có phương án khai thác văn bản,cách sử dụng hệ thống câu hỏi tích hợp,cách phân tích như thế nào, để có thể chuyển hóa một cách tối đa, có hiệu quả mục tiêu trang giáo án, tác phẩm văn chương đến từng học sinh trong lớp học (THCS).Người dạy phải khơi gợi được ở người học động cơ, tự ý thức ham muốn tìm hiểu văn bản, phải tổ chức cho học sinh tiếp cận văn bản trong mối quan hệ đa phương ,để từ đó học sinh từng bước tự khám phá và chiếm lĩnh văn bản , tự phát triển năng lực, nhận thức, nhân cách của mình.
b. Cơ sở thực tiễn.
Hiện nay ta thấy trình độ văn hóa, văn minh của xã hội luôn tiến bộ không ngừng điều đó đã đặt ra cho nghành giáo dục một nhiệm vụ hết sức nặng nề là phải đào tạo ra những con người toàn diện, thế hệ trẻ của chúng ta trong tương lai không chỉ phải có đủ tài mà còn phải hoàn thiện về cả đức. Xuất phát từ chức năng của môn ngữ văn là không chỉ có giúp cho học sinh nhận thức tốt mà còn phải giáo dục cho các em về thẩm mỹ trong cuộc sống đó là lòng yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người, biết tự hào và góp phần tài trí của mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc …Có thế mới đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển của đất nước. Nhưng thực tế một số học sinh chưa thật mặn mà học môn Ngữ Văn so với các môn học khác.Vì thiên hướng học tủ,học lệch,chỉ coi trong các môn tự nhiên mà xem thưưòng các môn xã hội.Vì các em có tâm lý cho rằng
văn THCS
I.ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.
a.Cơ sở lý luận.
Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề được đề cập bàn luận và thực hiện trong nhiều năm qua.Đặc biệt trong những năm gần đây,với việc thực hiện giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới thì đổi mới phương pháp dạy học càng được thúc đẩy và phát huy một cách có hiệu quả.
Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập được xem như một nguyên tắc dạy học đảm bảo chất lượng và hiệu quả,chuyển từ lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy người học làm trung tâm là một xu hướng tất yếu có tính lịch sử.
Với các môn học nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng thì đổi mới dạy học đã trở thành vấn đề cấp thiết và điểm mấu chốt của Ngữ Văn tập trung trong hai chữ Tích hợp:Tích hợp và tích cực.Có tích cực mới phát huy tốt tính chất tích hợp,qua phân tích học sinh càng tích cực hơn.
Trong cả 3 phân môn của môn Ngữ Văn:Văn-Tiếng Việt-Tập làm văn.Tích hợp không phải là vấn đề khó,nhưng cũng không hề đơn giản.Nếu người thầy giáo không thực sự chú ý đến hệ thống câu hỏi tích hợp mà hệ thống câu hỏi lại đặc biệt cần thiết với phần giảng văn.Bởi cái cốt lõi để giáo viên có thể hướng dẫn học sinh,cùng học sinh tìm hiểu văn bản,cảm nhận được văn bản một phần chủ yếu là thông qua hệ thống câu hỏi.để hệ thống câu hỏi phát huy được tính tích cực,chủ động của học sinh lại cần có tính tích hợp.
Vấn đề nghe có vẻ rắc rối nhưng cũng thật dễ hiểu khi bắt tay vào việc nghiên cứu.Nếu trong giờ giảng văn người thầy chú ý tích hợp thì học sinh sẽ chú ý đến mội mặt của vấn đề hơn,các em phát huy mạnh mẽ hơn nữa tư duy của mình.Khi học văn còn phải liên hệ với Tiếng Việt, với Tập làm văn(Tích hợp dọc) không chỉ có thế còn phải liên hệ chính phần giảng văn trong toàn bộ chương trình đã học với nhau mà rộng hơn là liên hệ giữa văn với kiến thức của các môn học khác như Sinh,Sử,Địa,GDCD,Ngoại ngữ hay môn Toán (Tích hợp ngang)…và tất nhiên để có thể trả lời tôt những câu hỏi tích hợp của thầy,học sinh không thể không động não,không thể không nghiên cứu kĩ càng khi soạn bài,luôn chú ý tới mối quan hệ giữa bài học này với bài học kia,môn học này với môn học khác.Nhờ vậy cũng hình thành cho các em khả năng tư duy tích hợp trong tình huống,trong cuộc sống hàng ngày.
Trong quá trình phân tích tác phẩm văn chương muốn phát huy được tối đa năng lực chủ quan, kinh nghiệm của học sinh để các em tự thâm nhập tác phẩm theo hướng tích cực, sáng tạo dưới sự tổ chức của thầy. Để đạt được như vậy giáo viên cần phải thiết kế giáo án làm sao, phải có phương án khai thác văn bản,cách sử dụng hệ thống câu hỏi tích hợp,cách phân tích như thế nào, để có thể chuyển hóa một cách tối đa, có hiệu quả mục tiêu trang giáo án, tác phẩm văn chương đến từng học sinh trong lớp học (THCS).Người dạy phải khơi gợi được ở người học động cơ, tự ý thức ham muốn tìm hiểu văn bản, phải tổ chức cho học sinh tiếp cận văn bản trong mối quan hệ đa phương ,để từ đó học sinh từng bước tự khám phá và chiếm lĩnh văn bản , tự phát triển năng lực, nhận thức, nhân cách của mình.
b. Cơ sở thực tiễn.
Hiện nay ta thấy trình độ văn hóa, văn minh của xã hội luôn tiến bộ không ngừng điều đó đã đặt ra cho nghành giáo dục một nhiệm vụ hết sức nặng nề là phải đào tạo ra những con người toàn diện, thế hệ trẻ của chúng ta trong tương lai không chỉ phải có đủ tài mà còn phải hoàn thiện về cả đức. Xuất phát từ chức năng của môn ngữ văn là không chỉ có giúp cho học sinh nhận thức tốt mà còn phải giáo dục cho các em về thẩm mỹ trong cuộc sống đó là lòng yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người, biết tự hào và góp phần tài trí của mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc …Có thế mới đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển của đất nước. Nhưng thực tế một số học sinh chưa thật mặn mà học môn Ngữ Văn so với các môn học khác.Vì thiên hướng học tủ,học lệch,chỉ coi trong các môn tự nhiên mà xem thưưòng các môn xã hội.Vì các em có tâm lý cho rằng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lanh
Dung lượng: 164,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)