Sang kien kinh nghiem vat ly

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Quốc | Ngày 12/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: sang kien kinh nghiem vat ly thuộc Đại số 8

Nội dung tài liệu:

MỞ ĐẦU
I. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÓM TẮT VÀ PHÂN TÍCH TÌM LỜI GIẢI CHO MỘT BÀI TẬP VỀ MẠCH ĐIỆN ”
2. Lý do chọn đề tài:
Bài tập là một phương tiện giáo dục, giáo dưỡng cho học sinh giúp học sinh hiểu, khắc sâu phần lí thuyết. Mặt khác bài tập là một hoạt động tự lực của học sinh, phần nhiều bài tập làm ở nhà không có sự giúp đỡ, chỉ đạo của giáo viên. Đặc biệt hiện nay môn Vật lý hầu như không có tiết chửa bài tập hoặc rất ít nên thực tế nhiều học sinh lung túng không biết giải quyết các bài tập cho về nhà như thế nào, đặc biệt là những bài đòi hỏi phải tư duy nhiều. Tình trạng phổ biến hiện nay là học sinh rất thụ động, máy móc, chưa có động cơ học tập đúng đắn, còn giáo viên chỉ chủ trọng nhiều tới các bài tập tính toán cho nên học sinh chỉ thuộc công thức máy móc mà không hiểu rõ hiện tượng Vật lý, ý nghĩa Vật lý của công thức đó.
Bởi vậy, để giúp học sinh thực sự biết vận dụng kiến thức để giải bài tập thì điều quan trọng trước hết là phải hướng dẫn học sinh phân tích hiện tượng, xác định những tính chất, nguyên nhân, quy luật Vật lý, áp dụng công thức vào từng bài tập cụ thể.
Với các yêu cầu thời sự trên, đề tài nhằm nêu lên thực trạng về việc giải bài tập Vật lý của học sinh hiện nay, sự chuyển biến nhằm đưa ra một phương pháp hướng dẫn học sinh suy nghĩ tìm lời giải cho một bài tập Vật lý phần điện học, đặc biệt là các bài tập về mạch điện một cách khoa học nhất.
3. Pham vi và thời gian thực hiện đề tài:
Đề tài được thực hiện với học sinh khối lớp 9 trường THCS năm học 2011– 2012.
II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
A. KHẢO SÁT THỰC TẾ:
Ngay từ đầu năm học tôi đã được giao nhiệm vụ giảng dạy bộ môn Vật lý ở khối lớp 9. Tôi đã thăm dò, trao đổi với học sinh lớp này, tôi được biết:
1. Tình trạng thực tế trước khi thực hiện đề tài:
Một số học sinh tỏ ra yêu thích môn Vật lý, tuy vậy phần lớn học sinh ngần ngại và cho rằng đây là môn học khó hơn so với các môn tự nhiên còn lại. Nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa có một phương pháp thực sự để học, để giải các bài tập đòi hỏi tư duy. Đặc biệt sang chương trình Vật lý 9, có rất nhiều bài tập về phần điện đòi hỏi các em phải phân tích được mạch điện. Việc tóm tắt, phân tích bài toán để tìm hướng đi đúng cho bài giải đòi hỏi ở học sinh rất nhiều, rất cao và phải có nhiều kinh nghiệm (đặc biệt trong xu thế các bài tập chủ yếu là bài tập trắc nghiệm). Do đó từ đầu năm tôi đã hướng và phát triển dần cho học sinh những kĩ năng cần thiết này, giúp các em có một kỹ năng nhất định trong việc giải các bài tập về Vật lý.
2. Số liệu điều tra cụ thể trước khi thực hiện đề tài:
Khảo sát 32 học sinh lớp 9A bằng một bài kiểm tra sau khi học xong phần đoạn mạch nối tiếp và song song.
a. Đề bài:
Bài 1: Cho mạch điện có sơ đồ. Biết U = 12V, R1 = 20(, R2 = 5(, R3 = 8(.
Một vôn kế có điện trở rất lớn và một ampe kế có điện trở rất nhỏ.
a. Tìm số chỉ của vôn kế khi nó được mắc vào hai điểm A và N trong hai trường hợp K mở và K đóng.
b. Thay vôn kế bằng ampe kế, tìm số chỉ của vôn kế khi nó được mắc và hai điểm trong hai trường hợp K mở và K đóng.
R1
A R3 B
N R2
K
2: Khi mắc song song ba điện trở R1 = 10(, R2 và R3 = 16( vào hiệu điện thế U không đổi ta thu được bảng số liệu còn thiếu. Hãy hoàn thành bảng số liệu đó.
R1 = 10(
I1 = 2A
U1 = ?

R2 = ?
I2 = 1,6A
U2 = ?

R3 = 16(
I1 = ?
U3 = ?

b. Đáp án:
Bài 1: a) Trường hợp K mở ta có mạch điện như hình a.
R3 R1
A N B
RAB = R1 + R3 = 20 + 8 = 28 ( Hình a
=>
* K đóng ta có mạch điện như hình b.

R1
A R3
N R2 B

 Mà IAN =
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Quốc
Dung lượng: 306,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)