SANG KIÉN KINH NGHIỆM SINH 7

Chia sẻ bởi Lục Thúy Diện | Ngày 15/10/2018 | 60

Chia sẻ tài liệu: SANG KIÉN KINH NGHIỆM SINH 7 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:



UBND HUYỆN CHIÊM HOÁ
TRƯỜNG THCS BÌNH NHÂN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



TÊN SÁNG KIẾN
“Khai thác có hiệu quả mẫu vật môn sinh học cho học sinh lớp 7
trường trung học cơ sở ”
I. MÔ TẢ Ý TƯỞNG:

a. hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng:
Trong thực tế hiện nay dạy học không chỉ chú trọng vào việc truyền thụ kiến thức cho người học. Mà dạy học phải thông qua nguyên tắc thực hành, quan sát để tìm tòi, phát hiện kiến thức từ đó vận dụng giải thích vào bài học và thực tiễn đời sống hàng ngày.
Qua thực tế ta thấy: Giáo viên thường sử dụng phương pháp dạy học đàm thoại, thuyết trình, giảng giải là chủ yếu. Thầy đọc trò ghi chép, ít quan tâm đến rèn kĩ năng tự học, thực hành, đặc biệt ngại sưu tầm mẫu vật thật trong tự nhiên phục vụ cho giờ học. Chính vì vậy không phát huy được tính tich cực và khả năng tư duy lô gíc của người học sinh. Thực tế đó là do tính chủ quan của người dạy, ngại sưu tầm mẫu lên lớp vì một số đồ dùng bẩn (như giun đất), một số đồ khó sưu tầm,ngoài ra việc thực hành trên lớp còn mất nhiều thời gian, học sinh không biết khai thác mẫu gây bẩn lớp học hoặc lo học sinh không làm được, cháy giáo án…. Chính vì vậy đã tạo nên một trở ngại rất lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Bên cạnh đó chất lượng của học sinh lại không đồng đều, học sinh lại e dè, không nhận thức được hiện tượng tự nhiên ý thức học tập chưa cao.
b. ý tưởng:
Giải quyết và thoát ra khỏi tình trạng này riêng tôi là một giáo viên giảng dạy môn sinh học nói riêng và giáo viên dạy bộ môn khoa học khác nói chung cần phải nhanh chóng đưa ra phương pháp “Rèn kĩ năng khai thác có hiệu quả mẫu vật học cho học sinh” nhằm đưa được những kĩ năng sử dụng các phần mềm bản đồ tư duy đến với học sinh đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội. Đặc biệt rèn cho học sinh thực hành trên mẫu vật thật và giải thích một số hiện tượng tự nhiên liên quan trực tiếp đến cuộc sống.
II. Nội dung công việc:
Với thời gian vận dụng đề tài có hạn tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm những vấn đề sau:
1. Giúp học sinh đổi mới phương pháp học tập ở bộ môn sinh học.
2. Hướng dẫn học sinh sử dụng , vận dụng bản đồ tư duy trong học tập.
3. Rèn kĩ năng thực hành trên mẫu vật thật của bộ môn sinh học 7.
4. Nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn góp phần vào việc giúp học sinh tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm thực tế cuộc sống.

IV. Triển khai thực hiện:
1. Giai đoạn 1: Từ 15/9/2011 đến 30/12/2011
*/ Khảo sát chất lượng đầu năm.
*/ Hướng dẫn học sinh sử dụng , vận dụng bản đồ tư duy trong học tập.
*/ Rèn kĩ năng khai thác mẫu vật thật cho học sinh.
2. Giai đoạn 2: Từ ngày 01/1/2012 đến 15/4/2012
Tiếp tục rèn kĩ năng, phương pháp khai thác mẫu vật kết hợp với mô hình.
3. Giai đoạn 3: Từ ngày 6/4/2012 đến ngày 15/5/2012.
Hoàn thành chuyên đề, viết báo cáo và bài học kinh nghịệm

II. Quy trình thực hiện:
Để đánh giá đúng thực tế chất lượng trước hết phải tiến hành khảo sát chất lượng và năng lực học tập của học sinh từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch thực hiện.

Kết quả khảo sát lần 1:
Thời gian khảo sát
Lớp
Tổng số học sinh
Kết quả




Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
kém

15/9/2011
7
27
4=14,8%
5 = 18,5%
12=44,4%
5=18,5%
1=3,7%

 Đối chiếu với kết quả thì ta có thể thấy tỉ lệ số học sinh từ trung bình trở lên chiếm 77,7%. Trong đó số học sinh giỏi 4 em chiếm 14,8%. Học sinh khá chiếm có 5 em chưa đạt so với chỉ tiêu đã đề ra. Qua đây ta có thể nhận thấy rất rõ tỉ lệ số học sinhcó kĩ năng học tập yếu,kém chiếm khá cao chiếm 22,2%. Tại sao lại có chất lượng thấp như
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lục Thúy Diện
Dung lượng: 135,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)