Sáng kiến kinh nghiệm ngũ văn
Chia sẻ bởi Nguyễn Trung Thu |
Ngày 14/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: sáng kiến kinh nghiệm ngũ văn thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Tìm hiểu một số quy định về thanh tra nhân dân
Luật thanh tra được Quốc hội khoá 11, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15-6-2004, nhằm giúp bạn đọc tìm hiểu cụ thể về thanh tra nhân dân, chúng tôi xin giới thiệu một số quy định sau: 1. Thanh tra nhân dân và nhiệm vụ quyền hạn chung của thanh tra nhân dân Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. Cùng với hệ thống thanh tra nhà nước ( nay là thanh tra Chính phủ), thanh tra ngành, lĩnh vực, tổ chức và hoạt động của thanh tra nhân dân được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Trong Hội nghị TW8, khoá VI Đảng đã chỉ rõ: phát huy vai trò của hệ thống thanh tra nhân dân để cùng với hệ thống thanh tra nhà nước giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật và chủ trương, chính sách của nhà nước, phát hiện và tham gia xử lý những vụ việc tiêu cực trong Đảng, bộ máy nhà nước và trong xã hội. Và ở Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội có ghi: nhà nước có mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền dân chủ của nhân dân. Trên cơ sở các quan điểm của Đảng có thể khẳng định rằng, Đảng và Nhà nước có mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân. Để thực hiện tốt mối quan hệ đó, việc thành lập Ban thanh tra nhân dân ở các đơn vị cơ sở có ý nghĩa quan trọng, nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia giám sát, kiểm tra, góp phần cùng chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và chấp hành đúng chính sách, pháp luật của nhà nước. Tổ chức và hoạt động của tổ chức thanh tra nhân dân luôn luôn thể hiện tính quần chúng nhân dân và tính pháp lý. Tính quần chúng nhân dân là ở chỗ nhân dân tự nguyện tham gia Ban thanh tra nhân dân, đề cử những người xứng đáng vào Ban thanh tra nhân dân ở đơn vị. Những người được bầu vào Ban thanh tra nhân dân là những người phục vụ vì lợi ích của tập thể đơn vị và xã hội, phải công tâm và hoàn toàn khách quan trong quá trình kiểm tra, giám sát. Khi quyết định mọi vấn đề kiểm tra, giám sát phải theo đúng ý nguyện của quần chúng nhân dân. Còn tính pháp lý là ở việc tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân phải phù hợp với cơ sở pháp lý, đúng với các quy định của pháp luật. Luật thanh tra đã giành hẳn 1 chương với 10 điều ( từ điều 58 đến điều 67) quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra nhân dân. Do đó, những người được bầu làm thành viên của Ban thanh tra nhân dân phải là những người gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, được quần chúng nhân dân tin yêu và tín nhiệm, khi hoạt động phải thực hiện đúng các nhiệm vụ quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân do pháp luật quy định. Theo quy định của Luật thanh tra, Ban thanh tra nhân dân có các nhiệm vụ quyền hạn sau đây: - Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. - Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó. - Khi cần thiết được Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước giao xác minh những vụ việc nhất định. - Kiến nghị với Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước khắc phục sơ hở thiếu sót được phát hiện qua giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và người lao động,
Luật thanh tra được Quốc hội khoá 11, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15-6-2004, nhằm giúp bạn đọc tìm hiểu cụ thể về thanh tra nhân dân, chúng tôi xin giới thiệu một số quy định sau: 1. Thanh tra nhân dân và nhiệm vụ quyền hạn chung của thanh tra nhân dân Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. Cùng với hệ thống thanh tra nhà nước ( nay là thanh tra Chính phủ), thanh tra ngành, lĩnh vực, tổ chức và hoạt động của thanh tra nhân dân được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Trong Hội nghị TW8, khoá VI Đảng đã chỉ rõ: phát huy vai trò của hệ thống thanh tra nhân dân để cùng với hệ thống thanh tra nhà nước giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật và chủ trương, chính sách của nhà nước, phát hiện và tham gia xử lý những vụ việc tiêu cực trong Đảng, bộ máy nhà nước và trong xã hội. Và ở Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội có ghi: nhà nước có mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân. Có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền dân chủ của nhân dân. Trên cơ sở các quan điểm của Đảng có thể khẳng định rằng, Đảng và Nhà nước có mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân. Để thực hiện tốt mối quan hệ đó, việc thành lập Ban thanh tra nhân dân ở các đơn vị cơ sở có ý nghĩa quan trọng, nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia giám sát, kiểm tra, góp phần cùng chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và chấp hành đúng chính sách, pháp luật của nhà nước. Tổ chức và hoạt động của tổ chức thanh tra nhân dân luôn luôn thể hiện tính quần chúng nhân dân và tính pháp lý. Tính quần chúng nhân dân là ở chỗ nhân dân tự nguyện tham gia Ban thanh tra nhân dân, đề cử những người xứng đáng vào Ban thanh tra nhân dân ở đơn vị. Những người được bầu vào Ban thanh tra nhân dân là những người phục vụ vì lợi ích của tập thể đơn vị và xã hội, phải công tâm và hoàn toàn khách quan trong quá trình kiểm tra, giám sát. Khi quyết định mọi vấn đề kiểm tra, giám sát phải theo đúng ý nguyện của quần chúng nhân dân. Còn tính pháp lý là ở việc tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân phải phù hợp với cơ sở pháp lý, đúng với các quy định của pháp luật. Luật thanh tra đã giành hẳn 1 chương với 10 điều ( từ điều 58 đến điều 67) quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra nhân dân. Do đó, những người được bầu làm thành viên của Ban thanh tra nhân dân phải là những người gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, được quần chúng nhân dân tin yêu và tín nhiệm, khi hoạt động phải thực hiện đúng các nhiệm vụ quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân do pháp luật quy định. Theo quy định của Luật thanh tra, Ban thanh tra nhân dân có các nhiệm vụ quyền hạn sau đây: - Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. - Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó. - Khi cần thiết được Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước giao xác minh những vụ việc nhất định. - Kiến nghị với Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước khắc phục sơ hở thiếu sót được phát hiện qua giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và người lao động,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trung Thu
Dung lượng: 46,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)