Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng thể chất cho trẻ nhà trẻ 2016

Chia sẻ bởi nguyễn Thị Minh Thuỷ | Ngày 05/10/2018 | 92

Chia sẻ tài liệu: sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng thể chất cho trẻ nhà trẻ 2016 thuộc Nhà trẻ

Nội dung tài liệu:

Phòng gd & đt tp tuyên quang cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
trường mn hưng thành Độc lập –Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG.
năm học 2015 – 2016.


Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Thuỷ
Đơn vị công tác: Trường MN Hưng Thành
Trình độ chuyên môn: Đại học Mầm non
Nhiệm vụ được giao: Giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi C.



1. Tên sáng kiến:
Thiết kế “Sa bàn thơ: Ăn quả” (Dạy trẻ phát triển ngôn ngữ)
2. Mô tả ý tưởng

a, Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng

Trong thời thơ ấu, ai ai trong chúng ta cũng đã và được tham gia chơi với đồ dùng, đồ chơi. Chúng ta được cầm, sờ, thử và khám phá ra công dụng, cách dùng của các loại đồ chơi, thông qua đó chúng ta học hỏi được rất nhiều tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm bổ ích, đươck mở rộng kiến thức, hiểu biết về thế giới xung quanh. Chính vì tầm quan trọng của đồ dùng, đồ chơi đặc biệt là đối với lứa tuổi Mầm non nói chung với trẻ MG 5 tuổi nói riêng, tôi nhận thấy: Muốn cho trẻ học tập đạt kết quả cao thì vấn đề đồ dùng đồ chơi trong tiết học phải được coi trọng vì đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo mang tính trực quan hành động hay nói cách khác muốn tiếp thu được kiến thức thì trẻ phải được thực hành, được tiếp xúc, khám phá với các đồ vật, đồ chơi. Việc trẻ tự tay biết làm ra những sản phẩm cho giờ học sẽ giúp trẻ biết trân trọng, giữ gìn, yêu quí đồ dùng, đồ chơi và càng hứng thú khi tham gia vào các tiết học cũng như các hoạt động khác ở trường, lớp.
Trên thực tế cho thấy cơ sở vật chất hiện nay ở trường còn nghèo nàn, đồ dùng và đồ chơi chưa phong phú, chưa phù hợp với bài dạy chính vì vậy mà tôi đã tìm tòi, sáng tạo ra những bộ đồ dùng dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, từng hoạt động để giúp trẻ có hứng thú, đạt kết quả cao trong mọi hoạt động.
b, ý tưởng.
Với mong muốn có thêm nhiều đồ dùng đồ chơi phong phú, đáp ứng với nội dung dạy theo chủ đề chủ điểm chính vì vậy tôi đã lựa chọn thiết kế Sa bàn thơ “Ăn quả” (Dạy trẻ phát triển ngôn ngữ)
3. Nội dung công việc
- Xây dựng kế hoạch theo chủ đề chủ điểm, lựa chọn nội dung bài dạy phù hợp.
- Thiết kế mẫu đồ dùng đồ chơi phù hợp với nội dung bài dạy,
- Thu thập phế liệu để làm đồ dùng.
- Triển khai làm đồ dùng đồ chơi tự tạo.
- dụng vào các hoạt động giáo dục trẻ.
4, Triển khai thực hiện.
Ngay từ năm học, tôi đã có ý kiến tham mưu với Ban Giám hiệu, Tổ chuyên môn để xây dựng kế hoạch để tổ chức cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, ứng với bài dạy. Đồ dùng, đồ chơi tự tạo được sử dụng trong suốt năm học.
Nghiên cứu thiết kế làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo sao cho phù hợp với nội dung tiết dạy, phù hợp với chủ đề, chủ điểm trong năm học.
Để làm được đồ dùng đồ chơi, tôi đã phối hợp với phụ huynh vận động quyên góp những nguyên phế liệu như: Xốp cũ đã qua sử dụng, mút, các hộp đựng quà, bánh,các mẩu gỗ nhỏ, bìa cát tông, giấy báo cũ...….. để làm đồ dùng tự tạo.
Tận dụng thời gian để làm đồ dùng: vào các ngày nghỉ, buổi trưa khi các cháu ngủ, khi trả hết trẻ, buổi tối ở gia đình…Để tạo được những chữ cái rỗng, để trẻ tri giác phục vụ cho tiết dạy học trước tiên khi thu gom được nguyên vật liệu cũ, tôi giặt sạch sẽ, phơi khô, sau đó dùng bút chì vẽ những nhân vật và con vật, cảnh vật sau tô màu và cắt theo những nét vẽ tạo thành những nhật vật, cây, con, nhà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn Thị Minh Thuỷ
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)