SANG KIEN KINH NGHIEM MON SINH
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hương |
Ngày 15/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: SANG KIEN KINH NGHIEM MON SINH thuộc Sinh học 7
Nội dung tài liệu:
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Năm học 2010 - 2011 trường giao cho tôi trực tiếp giảng dạy môn sinh học ở 2 lớp 6A và 6B. Nhìn chung chất lượng học sinh không đồng đều về học lực cũng như về khả năng nhận thức.
- Lớp 6A: 35 em về học lực trội hơn lớp 6B, hiếu động, nhanh nhẹn, hoạt bát nhưng đôi khi hay thái quá, hay ồn mất trật tự trong nghiên cứu vật mẫu.
- Lớp 6B: 36 em ổn định về nề nếp song trong những giờ quan sát tranh, vật mẫu các em chưa thực sự cố gắng hết mình.
Nhìn chung các em nhiệt tình, ham hiểu biết thích tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên của các loài thực vật xung quanh. Đây chính là động lực thuận lợi giúp tôi thêm quyết tâm nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
Chương trình sinh học 6 nghiên cứu chủ yếu về giới thực vật - một thế giới tự nhiên bao quanh chúng ta gần gũi. Vì vậy nguồn vật mẫu sống động và dễ kiếm tìm. Vật mẫu là phương tiện dạy học mang lại hiệu quả cao, thu hút sự tìm tòi và khám phá của học sinh.
Là giáo viên đứng lớp tôi nhận thức được trách nhiệm của mình không ngừng học tập nâng cao kiến thức đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy - học. Bản thân tôi đã tiến hành nghiên cứu sách báo, tài liệu bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở, tôi nhận thấy rằng trong hệ thống các phương pháp dạy học thì phương pháp tự lực quan sát tìm tòi kiến thức là một trong những phương pháp trọng tâm của dạy học sinh học 6, để đạt được mục tiêu chung của dạy và học. Từ những nhận thức trên tôi rút ra lý do cụ thể như sau:
- Do yêu cầu cấp bách của ngành trong phương pháp đổi mới dạy học.
- Do đặc trưng của môn sinh học 6 kênh hình đòi hỏi quan sát trên mẫu vật, tranh vẽ là chủ yếu làm cho học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, tự lực sáng tạo, phát triển tư duy.
- Đối tượng học sinh ham hiểu biết, hiếu động. Tuân theo quy luật bất biến của quá trình nhận thức "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng" phù hợp với quy luật phát triển tư duy ở học sinh và mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học
- Đối với giáo viên nói chung trong đó có bản thân tôi, việc vận dụng phương pháp quan sát còn đơn thuần, gò bó, gượng ép, chưa tạo điều kiện cho học sinh tự học, tự tìm tòi kiến thức.
Trên cơ sở đó tôi áp dụng vào sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Một vài kinh nghiệm về rèn luyện quan sát kênh hình trong chương trình sinh học lớp 6.
2. Phạm vi giới hạn đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh 2 lớp 6A và 6B trường THCS Nguyễn Chí Thanh – xã Ia Bă – huyện Ia Grai.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 - 2010 đến tháng 02 - 2011.
- Giới hạn đề tài: Đề tài của tôi chỉ đề cập một vấn đề nhỏ trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở môn sinh học 6. Đó là "Rèn kĩ năng quan sát cho học sinh tìm tòi kiến thức trên kênh hình sinh học 6".
3. Các bước tiến hành
- Khảo sát tìm hiểu về chất lượng, học lực đầu năm môn sinh học 6 (tháng 9 - 2010).
- Tham khảo tài liệu phân tích sơ lược đặc điểm đối tượng.
- Thực nghiệm trên đối tượng học sinh.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra quan sát.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp trắc nghiệm đối chứng so sánh.
- Phương pháp nêu gương.
- Kết hợp nhiều phương pháp hỗ trợ khác.
PHẦN II - NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo tôi thấy bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học (hoặc dạy học theo phương pháp tích cực) là việc sử dụng hợp lý nhiều phương pháp dạy học cùng với nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, tích cực, sáng tạo. Nhằm phát huy tính tích cực phát triển năng lực tư duy nâng cao khả năng vận dụng thực tiễn.
Sinh học 6 nghiên cứu toàn bộ giới thực vật, từ những kiến thức về tế bào thực vật đơn vị sống đến những kiến thức về sinh lý thực vật, môi trường, giới nấm. Nội dung kiến thức thường được diễn đạt qua tranh vẽ, mô hình hoặc các mẫu vật sống động. Tranh trong sách sinh học 6, rõ nét làm sáng tỏ nội dung cần quan sát, tìm tòi.
1. Lý do chọn đề tài
Năm học 2010 - 2011 trường giao cho tôi trực tiếp giảng dạy môn sinh học ở 2 lớp 6A và 6B. Nhìn chung chất lượng học sinh không đồng đều về học lực cũng như về khả năng nhận thức.
- Lớp 6A: 35 em về học lực trội hơn lớp 6B, hiếu động, nhanh nhẹn, hoạt bát nhưng đôi khi hay thái quá, hay ồn mất trật tự trong nghiên cứu vật mẫu.
- Lớp 6B: 36 em ổn định về nề nếp song trong những giờ quan sát tranh, vật mẫu các em chưa thực sự cố gắng hết mình.
Nhìn chung các em nhiệt tình, ham hiểu biết thích tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên của các loài thực vật xung quanh. Đây chính là động lực thuận lợi giúp tôi thêm quyết tâm nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
Chương trình sinh học 6 nghiên cứu chủ yếu về giới thực vật - một thế giới tự nhiên bao quanh chúng ta gần gũi. Vì vậy nguồn vật mẫu sống động và dễ kiếm tìm. Vật mẫu là phương tiện dạy học mang lại hiệu quả cao, thu hút sự tìm tòi và khám phá của học sinh.
Là giáo viên đứng lớp tôi nhận thức được trách nhiệm của mình không ngừng học tập nâng cao kiến thức đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy - học. Bản thân tôi đã tiến hành nghiên cứu sách báo, tài liệu bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở, tôi nhận thấy rằng trong hệ thống các phương pháp dạy học thì phương pháp tự lực quan sát tìm tòi kiến thức là một trong những phương pháp trọng tâm của dạy học sinh học 6, để đạt được mục tiêu chung của dạy và học. Từ những nhận thức trên tôi rút ra lý do cụ thể như sau:
- Do yêu cầu cấp bách của ngành trong phương pháp đổi mới dạy học.
- Do đặc trưng của môn sinh học 6 kênh hình đòi hỏi quan sát trên mẫu vật, tranh vẽ là chủ yếu làm cho học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, tự lực sáng tạo, phát triển tư duy.
- Đối tượng học sinh ham hiểu biết, hiếu động. Tuân theo quy luật bất biến của quá trình nhận thức "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng" phù hợp với quy luật phát triển tư duy ở học sinh và mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học
- Đối với giáo viên nói chung trong đó có bản thân tôi, việc vận dụng phương pháp quan sát còn đơn thuần, gò bó, gượng ép, chưa tạo điều kiện cho học sinh tự học, tự tìm tòi kiến thức.
Trên cơ sở đó tôi áp dụng vào sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Một vài kinh nghiệm về rèn luyện quan sát kênh hình trong chương trình sinh học lớp 6.
2. Phạm vi giới hạn đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh 2 lớp 6A và 6B trường THCS Nguyễn Chí Thanh – xã Ia Bă – huyện Ia Grai.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 - 2010 đến tháng 02 - 2011.
- Giới hạn đề tài: Đề tài của tôi chỉ đề cập một vấn đề nhỏ trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở môn sinh học 6. Đó là "Rèn kĩ năng quan sát cho học sinh tìm tòi kiến thức trên kênh hình sinh học 6".
3. Các bước tiến hành
- Khảo sát tìm hiểu về chất lượng, học lực đầu năm môn sinh học 6 (tháng 9 - 2010).
- Tham khảo tài liệu phân tích sơ lược đặc điểm đối tượng.
- Thực nghiệm trên đối tượng học sinh.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra quan sát.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp trắc nghiệm đối chứng so sánh.
- Phương pháp nêu gương.
- Kết hợp nhiều phương pháp hỗ trợ khác.
PHẦN II - NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo tôi thấy bản chất của việc đổi mới phương pháp dạy học (hoặc dạy học theo phương pháp tích cực) là việc sử dụng hợp lý nhiều phương pháp dạy học cùng với nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, tích cực, sáng tạo. Nhằm phát huy tính tích cực phát triển năng lực tư duy nâng cao khả năng vận dụng thực tiễn.
Sinh học 6 nghiên cứu toàn bộ giới thực vật, từ những kiến thức về tế bào thực vật đơn vị sống đến những kiến thức về sinh lý thực vật, môi trường, giới nấm. Nội dung kiến thức thường được diễn đạt qua tranh vẽ, mô hình hoặc các mẫu vật sống động. Tranh trong sách sinh học 6, rõ nét làm sáng tỏ nội dung cần quan sát, tìm tòi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hương
Dung lượng: 129,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)