Sáng kiến kinh nghiệm hóa 9 - bậc 4

Chia sẻ bởi Bùi Thị Hồng Nga | Ngày 15/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: sáng kiến kinh nghiệm hóa 9 - bậc 4 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:


A - đặt vấn đề
I- Lý luận chung
Hoá học là bộ môn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp cận muộn nhất, nhưng nó lại có vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn hoá học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Vì vậy giáo viên bộ môn hoá học cần hình thành ở các em một kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng để các em phát triển khả năng nhận thức và năng lực hành động. Hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu thích khoa học.
II- lý do chọn đề tài
Trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 9, tôi thấy có rất nhiều dạng bài tập khó. Bản thân tôi đã tìm tòi, tham khảo thêm sách vở và đồng nghiệp của mình để có hướng giải thích hợp cho từng dạng bài. Trong số đó, tôi thấy rằng khi gặp những bài toán rắc rối, có liên quan đến nhiều chất khác nhau hoặc hỗn hợp các chất, học sinh thường lúng túng, không tìm ra hướng giải. Lúc đó, nếu hướng cho các em tìm ra mối liên quan giữa các chất thì bài toán đơn giản hơn nhiều.
Những năm gần đây, cùng với chủ trương cải cách giáo dục, thay sách giáo khoa mới thì những dạng bài tập khó, đòi hỏi tính sáng tạo của học sinh xuất hiện càng nhiều trong các đề thi học sinh giỏi. Đặc biệt là toán hỗn hợp cần vận dụng đến tỷ lệ giữa các chất. Vì vậy học sinh phải được cung cấp kiến thức về dạng toán này. Qua đó, các em có thể dùng vốn hiểu biết của mình để làm những bài tập khó hơn và giúp các em có thêm hứng thú cũng như niềm say mê trong học tập bộ môn Hóa học.
Trong bài viết này, tôi chỉ đề cập đến một vấn đề nhỏ. Đó là “Vận dụng phương pháp tỷ lệ vào giải toán hỗn hợp trong bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học 9”. Tôi rất mong góp phần nhỏ của mình để học sinh học tập tốt hơn, bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao hơn.
B - Nội dung
Tôi đã chọn ra 12 bài tập tiêu biểu về hỗn hợp có vận dụng phương pháp tỷ lệ để giải. Cụ thể như sau:
Bài 1: Có 2 cốc : Cốc A đựng dung dịch chứa 0,2mol Na2CO3 và 0,3 mol NaHCO3 , Cốc B đựng dung dịch chứa 0,5 mol HCl. Tính thể tích khí thoát ra (ở đktc) trong từng trường hợp sau khi đổ hết cốc này vào cốc kia:
a- Đổ rất từ từ cốc B vào cốc A.
b- Đổ rất từ từ cốc A vào cốc B.
Hướng giải:
Đối với bài toán này, học sinh cần hiểu rõ bản chất hóa học của phản ứng xảy ra trong hai trường hợp.
a- Khi đổ rất từ từ cốc B vào cốc A, lúc đó muối trong cốc A nhiều, axit cho vào từ từ, do đó Na2CO3 tác dụng với HCl theo tỷ lệ mol 1: 1.
Na2CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl (1)
Sau đó : NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2( (2)
Theo phản ứng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Hồng Nga
Dung lượng: 436,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)