Sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi
Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Anh |
Ngày 05/10/2018 |
234
Chia sẻ tài liệu: sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi thuộc Nhà trẻ
Nội dung tài liệu:
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO
TRẺ 5-6 TUỔI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của trẻ ở các giai đoạn tiếp theo. Mục đích của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển một cách toàn diện, hình thành những cơ sở đầu tiên cho nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Muốn thực hiện được mục tiêu đó, giáo viên phải tổ chức hướng dẫn cho trẻ tham gia vào các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng trong đó phải kể đến hoạt động giáo dục âm nhạc. Âm nhạc là một trong những bộ môn nghệ thuật giáo dục con người, nhất là đối với trẻ.
Thật vậy, bởi mỗi người chúng ta ngay từ khi mới sinh ra đã được nghe những lời ru, tiếng hát, câu hò …của bà, của mẹ. Chính từ cái nôi đầu đời ấy đã đưa tâm hồn trẻ thơ hòa vào âm nhạc. Và đối với trẻ, âm nhạc cũng dường như là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc thăng hoa. Âm nhạc có sức lay động tình cảm kỳ lạ, có thể đánh thức tâm hồn con người bằng những âm thanh nhẹ nhàng, bay bổng. Những lời ca và giai điệu ngọt ngào sâu lắng đã giúp trẻ có những rung cảm mạnh mẽ. Từ đó, trẻ biết cảm nhận tác phẩm và trải nghiệm những cảm xúc, ý nghĩ của mình để dần khám phá cuộc sống xung quanh trẻ. Vì vậy giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động Âm nhạc ở trường mầm non góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ.
Trẻ mầm non dễ xúc cảm, ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Âm nhạc là món ăn tinh thần tạo cho trẻ cảm giác đầm ấm, an toàn, tươi vui. Đồng thời âm nhạc cũng có tác dụng giúp cho những trẻ thụ động nhút nhát trở nên linh hoạt khi được tiếp xúc với tính chất mạnh mẽ, lôi cuốn của tiết tấu và âm thanh trong âm nhạc.
Chính vì vậy, tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc có một vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay, nhưng để đạt được hiệu quả cao đối với các cháu 5-6 tuổi thì cần phải có sự hướng dẫn của người lớn, đặc biệt là vai trò của người giáo viên trong việc lựa chọn, phối hợp các biện pháp một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo để dạy trẻ nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ trong các hoạt động âm nhạc. Đồng thời góp phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ sau này.
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Thực trạng
1. Thuận lợi:
- Được phòng giáo dục và nhà trường rất quan tâm giúp đỡ trong việc tổ chức các lớp tập huấn về chuyên đề về giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non. BGH tạo điều kiện để bản thân được dự giờ các tiết dạy thể nghiệm chuyên đề do phòng và cụm tổ chức, đi học tập ở trường bạn để thêm hiểu biết, nâng cao trình độ chuyên môn.
- Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp là những người có chuyên môn vững.
- Trường tập trung các lớp ở 1 điểm trường, các góc chơi trang trí theo hướng mở, đẹp mắt. Nhất là góc nghệ thuật được giáo viên trang trí đẹp, khoa học với những đồ chơi tự tạo mới lạ hấp dẫn trẻ.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho trẻ học âm nhạc tương đối đầy đủ.
- Trẻ thông minh, ngoan ngoãn, thích được ca hát, thích chơi với các đồ dùng, dụng cụ âm nhạc...
- Bản thân là giáo viên trẻ, tôi luôn không ngừng tự học tự bồi dưỡng, giữ gìn phẩm chất đạo đức tốt, để xứng đáng là người mẹ hiền thứ hai của trẻ, là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, có nhiệt huyết trong công tác giảng dạy nên đã tích lũy được kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động dạy trẻ.
- Phụ huynh luôn quan tâm ủng hộ các phong trào văn nghệ, hay hoạt động chung ở lớp điều đó đã tạo điều kiện cho bản thân xây dựng được những tiết học hay, có chất lượng.
Bên cạnh những thuận lợi đó, trong thực tiễn tôi còn gặp một số khó khăn như sau:
2. Khó khăn:
- Bản thân tôi vẫn chưa thực sự linh hoạt, sáng tạo trong các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ.
- Nhận thức của trẻ không đồng đều. Một số trẻ phát âm chưa rõ, chưa chính xác, chưa thật sự mạnh dạn tự tin và có nhu cầu hứng thú được tham gia vào các hoạt động giáo dục âm nhạc hàng ngày, nên trẻ chưa phát huy được tính
TRẺ 5-6 TUỔI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của trẻ ở các giai đoạn tiếp theo. Mục đích của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển một cách toàn diện, hình thành những cơ sở đầu tiên cho nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Muốn thực hiện được mục tiêu đó, giáo viên phải tổ chức hướng dẫn cho trẻ tham gia vào các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng trong đó phải kể đến hoạt động giáo dục âm nhạc. Âm nhạc là một trong những bộ môn nghệ thuật giáo dục con người, nhất là đối với trẻ.
Thật vậy, bởi mỗi người chúng ta ngay từ khi mới sinh ra đã được nghe những lời ru, tiếng hát, câu hò …của bà, của mẹ. Chính từ cái nôi đầu đời ấy đã đưa tâm hồn trẻ thơ hòa vào âm nhạc. Và đối với trẻ, âm nhạc cũng dường như là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc thăng hoa. Âm nhạc có sức lay động tình cảm kỳ lạ, có thể đánh thức tâm hồn con người bằng những âm thanh nhẹ nhàng, bay bổng. Những lời ca và giai điệu ngọt ngào sâu lắng đã giúp trẻ có những rung cảm mạnh mẽ. Từ đó, trẻ biết cảm nhận tác phẩm và trải nghiệm những cảm xúc, ý nghĩ của mình để dần khám phá cuộc sống xung quanh trẻ. Vì vậy giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động Âm nhạc ở trường mầm non góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ.
Trẻ mầm non dễ xúc cảm, ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Âm nhạc là món ăn tinh thần tạo cho trẻ cảm giác đầm ấm, an toàn, tươi vui. Đồng thời âm nhạc cũng có tác dụng giúp cho những trẻ thụ động nhút nhát trở nên linh hoạt khi được tiếp xúc với tính chất mạnh mẽ, lôi cuốn của tiết tấu và âm thanh trong âm nhạc.
Chính vì vậy, tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc có một vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay, nhưng để đạt được hiệu quả cao đối với các cháu 5-6 tuổi thì cần phải có sự hướng dẫn của người lớn, đặc biệt là vai trò của người giáo viên trong việc lựa chọn, phối hợp các biện pháp một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo để dạy trẻ nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ trong các hoạt động âm nhạc. Đồng thời góp phần phát triển toàn diện nhân cách của trẻ sau này.
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Thực trạng
1. Thuận lợi:
- Được phòng giáo dục và nhà trường rất quan tâm giúp đỡ trong việc tổ chức các lớp tập huấn về chuyên đề về giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non. BGH tạo điều kiện để bản thân được dự giờ các tiết dạy thể nghiệm chuyên đề do phòng và cụm tổ chức, đi học tập ở trường bạn để thêm hiểu biết, nâng cao trình độ chuyên môn.
- Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp là những người có chuyên môn vững.
- Trường tập trung các lớp ở 1 điểm trường, các góc chơi trang trí theo hướng mở, đẹp mắt. Nhất là góc nghệ thuật được giáo viên trang trí đẹp, khoa học với những đồ chơi tự tạo mới lạ hấp dẫn trẻ.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho trẻ học âm nhạc tương đối đầy đủ.
- Trẻ thông minh, ngoan ngoãn, thích được ca hát, thích chơi với các đồ dùng, dụng cụ âm nhạc...
- Bản thân là giáo viên trẻ, tôi luôn không ngừng tự học tự bồi dưỡng, giữ gìn phẩm chất đạo đức tốt, để xứng đáng là người mẹ hiền thứ hai của trẻ, là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, có nhiệt huyết trong công tác giảng dạy nên đã tích lũy được kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động dạy trẻ.
- Phụ huynh luôn quan tâm ủng hộ các phong trào văn nghệ, hay hoạt động chung ở lớp điều đó đã tạo điều kiện cho bản thân xây dựng được những tiết học hay, có chất lượng.
Bên cạnh những thuận lợi đó, trong thực tiễn tôi còn gặp một số khó khăn như sau:
2. Khó khăn:
- Bản thân tôi vẫn chưa thực sự linh hoạt, sáng tạo trong các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ.
- Nhận thức của trẻ không đồng đều. Một số trẻ phát âm chưa rõ, chưa chính xác, chưa thật sự mạnh dạn tự tin và có nhu cầu hứng thú được tham gia vào các hoạt động giáo dục âm nhạc hàng ngày, nên trẻ chưa phát huy được tính
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 12
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)