SANG KIEN KINH NGHIEM
Chia sẻ bởi Tòng Văn Kiêm |
Ngày 09/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: SANG KIEN KINH NGHIEM thuộc Tập đọc 3
Nội dung tài liệu:
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Đất nước ta đang trên đà phát triển, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nền kinh tế tri thức đang chiếm ưu thế. Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão. Vì vậy cần có những con người đáp ứng với thời đại và xu thế đó. Do vậy, đòi hỏi Giáo dục và đào tạo cần phải đào tạo ra nguồn nhân lực để đáp ứng với nhu cầu phát triển của đất nước. Nghị quyết TW2 khoá VIII ghi rõ “Muốn tiến hành công nghiệp hoá thắng lợi phải phát triển Giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh chóng và bền vững” và cụ thể hơn để tạo ra những con người có đủ đức và tài phục vụ đất nước Đảng đã thể chế hoá nghị quyết trên bằng luật giáo dục sửa đổi 2005 trong đó nêu rõ về vấn đề đổi mới phương pháp “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học ...”.
Như vậy, tư tưởng và mục đích của đổi mới phương pháp dạy học là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
Trong những năm học vừa qua phong trào đổi mới phương pháp dạy học một số giáo viên tâm huyết với nghề, nhạy cảm trước yêu cầu của xã hội đã thực hiện nhiều giờ dạy tốt, phản ánh được tinh thần cũng như xu thế mới.
Tuy nhiên, phổ biến hiện nay vẫn là cách dạy thông báo kiến thức có sẵn “Thuyết trình kết hợp đàm thoại” vì thế học sinh chưa biết cách tự học, học tập còn mang tính thụ động dẫn đến học sinh lĩnh hội kiến thức một cách máy móc ...
Việc nhận thức của các em chủ yếu dựa vào hoạt động trực giác hoặc thông qua các trò chơi học toán. Bởi tâm lý của các em vẫn mang tính thích chơi “Học mà chơi - chơi mà học”, “Chơi vui - học càng vui”
Với lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Thiết kế trò chơi toán học để dạy phép tính về số tự nhiên lớp 3”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Qua tìm hiểu tại đơn vị tôi nhận thấy đã có nhiều đồng chí nghiên cứu các mảng đề tài toán học khác nhau. Mỗi mảng đề tài tìm hiểu các khía cạnh khác nhau như: Các yếu tố về hình học, giải toán có lời văn hay những kinh nghiệm được rút ra từ phương pháp dạy học của giáo viên, ... song chưa có đề tài nào đề cập tới khía cạnh “Thiết kế trò chơi toán học để dạy phép tính về số tự nhiên lớp 3”. Vì vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề trên.
3. Đối tượng và cơ sở nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 3 trường Tiểu học Sốp Cộp.
3.2. Cơ sở nghiên cứu:
Thực tế giảng dạy cho thấy học sinh chưa biết cách học tập, học còn mang tính thụ động hơn nữa đây cũng là môn học khá trừu tượng. Việc nhận thức của các em chủ yếu dựa vào các hoạt động trực giác hoặc thông qua các trò chơi học toán. Nhiều học sinh không tham gia xây dựng bài mà chỉ chăm chú ghi chép .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học toán Tiểu học ở lớp 3.
+ Tìm hiểu trò chơi học toán cho việc thực hiện tốt bốn phép tính ở lớp 3.
+ Tìm hiểu giúp trẻ học toán thông qua trò chơi toán học.
+ Thực nghiệm thiết kế một số trò chơi để thực hiện tốt dạy học bốn phép tính ở lớp 3.
5. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp thực nghiệm.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn:
1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của quá trình dạy học bậc Tiểu học là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, giúp học sinh hình thành nhân cách, từ đó trang bị cho các em những kiến thức kỹ năng cần thiết để trẻ tiếp tục học ở những lớp kế tiếp.
Cụ thể hơn mục tiêu môn Toán ở Tiểu học đã thể hiện rõ: “Môn Toán nhằm giúp học sinh:
Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản”.
Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống.
1. Lí do chọn đề tài.
Đất nước ta đang trên đà phát triển, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nền kinh tế tri thức đang chiếm ưu thế. Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão. Vì vậy cần có những con người đáp ứng với thời đại và xu thế đó. Do vậy, đòi hỏi Giáo dục và đào tạo cần phải đào tạo ra nguồn nhân lực để đáp ứng với nhu cầu phát triển của đất nước. Nghị quyết TW2 khoá VIII ghi rõ “Muốn tiến hành công nghiệp hoá thắng lợi phải phát triển Giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh chóng và bền vững” và cụ thể hơn để tạo ra những con người có đủ đức và tài phục vụ đất nước Đảng đã thể chế hoá nghị quyết trên bằng luật giáo dục sửa đổi 2005 trong đó nêu rõ về vấn đề đổi mới phương pháp “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học ...”.
Như vậy, tư tưởng và mục đích của đổi mới phương pháp dạy học là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
Trong những năm học vừa qua phong trào đổi mới phương pháp dạy học một số giáo viên tâm huyết với nghề, nhạy cảm trước yêu cầu của xã hội đã thực hiện nhiều giờ dạy tốt, phản ánh được tinh thần cũng như xu thế mới.
Tuy nhiên, phổ biến hiện nay vẫn là cách dạy thông báo kiến thức có sẵn “Thuyết trình kết hợp đàm thoại” vì thế học sinh chưa biết cách tự học, học tập còn mang tính thụ động dẫn đến học sinh lĩnh hội kiến thức một cách máy móc ...
Việc nhận thức của các em chủ yếu dựa vào hoạt động trực giác hoặc thông qua các trò chơi học toán. Bởi tâm lý của các em vẫn mang tính thích chơi “Học mà chơi - chơi mà học”, “Chơi vui - học càng vui”
Với lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Thiết kế trò chơi toán học để dạy phép tính về số tự nhiên lớp 3”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Qua tìm hiểu tại đơn vị tôi nhận thấy đã có nhiều đồng chí nghiên cứu các mảng đề tài toán học khác nhau. Mỗi mảng đề tài tìm hiểu các khía cạnh khác nhau như: Các yếu tố về hình học, giải toán có lời văn hay những kinh nghiệm được rút ra từ phương pháp dạy học của giáo viên, ... song chưa có đề tài nào đề cập tới khía cạnh “Thiết kế trò chơi toán học để dạy phép tính về số tự nhiên lớp 3”. Vì vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề trên.
3. Đối tượng và cơ sở nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 3 trường Tiểu học Sốp Cộp.
3.2. Cơ sở nghiên cứu:
Thực tế giảng dạy cho thấy học sinh chưa biết cách học tập, học còn mang tính thụ động hơn nữa đây cũng là môn học khá trừu tượng. Việc nhận thức của các em chủ yếu dựa vào các hoạt động trực giác hoặc thông qua các trò chơi học toán. Nhiều học sinh không tham gia xây dựng bài mà chỉ chăm chú ghi chép .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học toán Tiểu học ở lớp 3.
+ Tìm hiểu trò chơi học toán cho việc thực hiện tốt bốn phép tính ở lớp 3.
+ Tìm hiểu giúp trẻ học toán thông qua trò chơi toán học.
+ Thực nghiệm thiết kế một số trò chơi để thực hiện tốt dạy học bốn phép tính ở lớp 3.
5. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp thực nghiệm.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn:
1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của quá trình dạy học bậc Tiểu học là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, giúp học sinh hình thành nhân cách, từ đó trang bị cho các em những kiến thức kỹ năng cần thiết để trẻ tiếp tục học ở những lớp kế tiếp.
Cụ thể hơn mục tiêu môn Toán ở Tiểu học đã thể hiện rõ: “Môn Toán nhằm giúp học sinh:
Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản”.
Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tòng Văn Kiêm
Dung lượng: 208,50KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)