SANG KIEN KINH NGHIEM

Chia sẻ bởi Đỗ Trọng Vinh | Ngày 09/10/2018 | 180

Chia sẻ tài liệu: SANG KIEN KINH NGHIEM thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMHỌC SINH BỎ HỌC - ĐI TÌM LỜI GIẢI TỪ PHÍA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM.I.Đặt vấn đềHằng năm cứ vào đầu tháng 9 hưởng ứng cuộc vận động Xã hội hoá giáo dục và ngày Toàn dân đưa trẻ đến trường thì hầu hết mọi trẻ em trong độ tuổi đều được cắp sách đến trường. Song chỉ sau một thời gian không lâu sau khi cánh cổng trường còn rộng mở, bàn ghế còn thơm mùi gỗ thì không ít học sinh từ "rời khỏi trường".Vì sao học sinh bỏ học?Có rất nhiều nguyên nhân khiến học sinh bỏ học như gia đình không quan tâm, hoàn cảnh khó khăn, học sinh chán ngán học tập . v . v . Trong phần cải tiến, sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ đề cặp tới một "ẩn số" từ phía giáo viên chủ nhiệm (Xin đừng cho tôi là kẻ "vạch áo cho người xem lưng". Quả thật tôi chỉ viết lại những gì mình đã nghe, đã thấy, đã làm và đã đạt được kết quả).II.Thực trạng1.Nguyên nhân khách quan (Về phía học sinh).Tâm lí của học sinh tiểu học là phát triển không đồng đều, động cơ học tập của các em là không ổn định nhiều em đi học chỉ vì cha mẹ ép, vì vui, vì mến thầy mến bạn nhưng nếu vì một lời nói, một tình huống xứ lí không tế nhị hay đi học không cảm thấy thích thì học sinh này sẽ tìm cách trốn và nghỉ học ngay.2.Nguyên nhân chủ quan (Về phía giáo viên)a.Tâm lí giáo viên:Ngạn ngữ có câu: "Khi bạn hợp tác làm việc với một người khác xin hãy chọn một người vừa làm việc vừa hát". Vì sao lại như vậy? Vì tâm lí thoải mái, không bị chi phối bởi việc khác thì làm việc mới có hiệu quả. Nhiều giáo viên chúng ta vào lớp với gương mặt "lạnh như tiền", mang theo cả những ưu phiền của đời tư hàng ngày thì làm sao mà tập trung truyền đạt kiến thức và thu hút sự chú ý của học sinh cho được, người dự giờ đôi khi còn cảm thấy "ngán" nữa huống chi là học sinh. Vả lại đối với giáo viên tiểu học thì có nhiều thời gian tiếp xúc học sinh hơn nên hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần cứ diễn ra như thế thì rất dễ gây ra cảm giác căng thẳng và chán ngán đối với học sinh. Học sinh mà chán học thì đều gì sẽ xảy ra thì chúng ta cũng đã biết.b.Hình thức tổ chức dạy họcTiết dạy của giáo viên nhiều khi quá "đơn điệu" đặc biệt là tiết sinh hoạt cuối tuần nhiều giáo viên chưa biết tận dụng khoảng thời gian này để tổ chức cho học sinh giải trí, ôn lại bài đã học trong tuần mà chỉ chú ý đến việc xét xử những học sinh vi phạm kỉ luật. Việc làm này cũng đã góp phần gây căng thẳng, chán ngán học tập tập ở học sinh.c.Lạm dụng quyền."Học mà chơi, chơi mà học" đó chính là đặc điểm của học sinh tiểu học. Vậy mà nhiều giáo viên hiểu câu "Quân, sư, phụ" chưa rõ, cứ ngỡ mình là người có quyền lực tối cao cứ liên tục cấm học sinh những chuyện vô lí như chơi Game. Ngày nay chúng ta ai cũng biết tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người nhưng có ai dám cấm tuyệt đối mọi người không được hút thuốc. Đối với trẻ em hoạt động vui chơi của các em là rất lớn. Nó như một nguồn nước mạnh nếu bị ngăn cản lại thì cũng dần ngấm đi nơi khác. Nếu hình phạt mà giáo viện đưa ra quá "hà khắc" thì học sinh đành chọn giải pháp nghỉ học để giải quyết nhu cầu của mình.3.Những biện pháp giải quyết.Để tìm được "lời giải" cho "bài toán" học sinh bỏ học theo tôi cần làm những việc quan trọng như sau:-Thứ nhất: Giáo viên cần tế nhi trong lời nói cũng như xử lí tình huống, hãy đơn giản hoá mọi vấn đề. Ông bà ta thường nói: "mật ngọt chết ruồi" hay "Mưa lâu thấm đất" mà.Ví dụ: Câu trả lời của một học sinh nào đó mà chưa đúng thì đừng vội bảo là sai mà hãy nói: Câu trả lời của bạn A có nhiều cái hay và cái mới nhưng cái hay thì chưa mới còn cái mới thì chưa hay". Hay khi bước vào lớp mà có một số học sinh đứng chào chưa nghiêm túc thì khoan hãy nhắc nhở các em này mà hãy nói "Thầy chào các bạn đứng ngay ngắn và chào luôn một số bạn đứng chưa ngay ngắn". Nói như vậy sẽ không ảnh hưởng đến lòng tự trọng của các em mà các em vẫn biết giáo viên chưa hài lòng về mình và tự mình sửa chữa lại.-Thứ hai: Khi bước vào lớp xin giáo viên dừng trước cửa lớp một phút - chỉ một phút thôi để gạt bỏ hết mọi chuyện đời tư, quên đi chuyện nhà hết gạo hay tiền lương tháng này là bao nhiêu và quên luôn việc buổi sáng này nhà sẽ dùng với gì . v . v . Và bước vào lớp với gương mặt vui vẻ. Nên nhớ là bây giờ trước mặt chúng ta là những đứa trẻ hồn nhiên chứ không phải là những khúc gỗ vô tri vô giác. Có như thế thì mới có thể nhập tâm mà truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách nhẹ nhàng được.Ngạn ngữ có câu: "Thế giới là một tấm gương, nếu bạn nhăn nhó thì sẽ thấy một bộ mặt nhăn nhó, nếu bạn mỉm cười thì mọi người sẽ mỉm cười với bạn". Trong thời điểm hiện nay có lẽ câu này vẫn còn tác dụng.-Thứ ba: đa dạng các hình thức học tập đặc biệt là tiết sinh hoạt lớp. Sau một tuần học tập mệt mỏi thì hãy để các em giải trí chứ. Sau khi tổng kết, đánh giá tuần qua và triển khai kế hoạch tuần mới thì có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi hoặc giáo viên có thể kể các câu chuyện về thời thơ ấu của các nhà khoa học để các em noi theo - đó cũng chính là học và giáo dục cho các em mà.-Thứ tư: Ngày nay một số trường có điều kiện còn cho học sinh tiếp cận với một số thiết bị dạy học tiên tiến như vi tính. Người ta chế tạo ra các thiết bị này là để giải trí cho con người chứ đâu phải là mê hoặc con người. Vả lại ở nông thôn thì lấy đâu những chổ vui chơi, giải trí cho các em. Hay là cái gì chúng ta không quản lí được thì cấm. Nhưng lấy quyền gì để cấm học sinh? Theo tôi thì giáo viên không nên cấm mà phải giải thích cho học biết lợi, hại khi giải trí bằng những phương tiền này (Xin nói nhỏ nhiều giáo viên chúng ta còn rất "mê" những trò giải trí này).4.Kết quả:Đã qua 8 năm trực tiếp làm công tác chủ nhiệm, tuy có lúc trong lớp có nhiều học sinh cá biệt, có "thành tích" bỏ học rồi học lại trong nhiều năm song tôi đã thu được kết quả khả quan như sau:Tổng số học sinh trong 8 năm qua là 266 em trong đó có 4 em bỏ học, trong số 4 em bỏ học thì có 2 em vì gia đình thất bại trong làm ăn và đã bỏ nhà đi giữa� đêm; 1 học sinh thì không có cha, mẹ cho cậu nuôi nhưng vì cậu quá nghèo con của cậu lại không được đi học nên em này phải chịu nghỉ học.Sự nghiệp giáo dục có vị trí rất quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, với những gì đã trải qua tôi mong những kinh nghiệm này sẽ góp phần thực hiện tốt cuộc vận động xã hội hoá giáo dục.Nếu chỉ có bấy nhiêu nguyên nhân và giải pháp đó thì chắc có lẽ sáng kiến này không mang lại giải pháp hay cho các đồng nghiệp khác. Kinh nghiệm này sẽ hoàn thiện và mang lại kết quả cao hơn với sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học và các cấp lãnh đạo.Hàng Vịnh, ngày . tháng . năm .. Người viết.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Trọng Vinh
Dung lượng: 111,00KB| Lượt tài: 6
Loại file: PPT
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)