Sáng kiến kinh nghiệm 5-6 tuổi
Chia sẻ bởi Lê Thị Kiều Trang |
Ngày 25/04/2019 |
95
Chia sẻ tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm 5-6 tuổi thuộc Nhà trẻ
Nội dung tài liệu:
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI ”
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu của ngành Giáo dục - Đào tạo phải giáo dục ra một thế hệ trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, là những người có đạo đức tốt, có sức khỏe, có kiến thức khoa học kỹ thuật, có năng lực, có nhiệt huyết và lòng hăng hái; biết yêu quý, tôn trọng và cảm thụ cái đẹp và tích cực chủ động, sáng tạo trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và công tác. Muốn đào tạo được một thế hệ trẻ như vậy thì giáo dục Mầm non đóng vai trò là một mắt xích quan trọng, là viên gạch đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho cả hệ thống giáo dục. Để chuẩn bị cho trẻ ngày hôm nay trở thành những chủ nhân trong tương lai của đất nước có phẩm chất đạo đức, biết cảm nhận, phân biệt được cái hay, cái xấu, cái đẹp... thì ngay từ bây giờ, giáo dục Mầm non phải giúp trẻ hứng thú với việc học và phát triển khả năng suy nghĩ trở thành người năng động, tích cực, chủ động và sáng tạo trong mọi hoạt động và hiểu biết về thế giới xung quanh.
Cùng với yêu cầu tổ chức cho trẻ hoạt động trong chương trình Chăm sóc - giáo dục Mầm non hiện nay lấy trẻ làm trung tâm, các cháu phải tự giác phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình. Tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ không phải là thuộc tính sẵn có, mà nó là "sản phẩm" của một quá trình giáo dục và nuôi dưỡng trong một môi trường đặc biệt, đó là môi trường Giáo dục Mầm non. Do vậy vị trí của người giáo viên mầm non trong việc phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn. Giáo viên là người "trung gian" tổ chức môi trường lồng ghép các hoạt động phù hợp với trình độ phát triển của mỗi trẻ. Để có đầy đủ mọi cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc giải quyết vấn đề thì trước hết chúng ta phải hiểu được "thế nào là sáng tạo đối với trẻ mẫu giáo". Sáng tạo là tìm ra những cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có. Những biểu hiện của tính tích cực chủ động, sáng tạo ở trẻ là: Trẻ thích thú chủ động tiếp xúc, hoạt động khám phá tìm hiểu các đối tượng gần gũi xung quanh. Trẻ chủ động độc lập, tự tin thực hiện nhiệm vụ được giao hay tự chọn. Trẻ sử dụng thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại... vào nhận thức của mình để hoàn thành công việc được tốt.
Để giải quyết được các vấn đề trên, là một giáo viên đã có khá nhiều năm giảng dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Tôi thấy bản thân mình có vai trò rất lớn trong việc giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho trẻ, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và phát triển một cách toàn diện. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi” làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2017 - 2018.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG:
Trong quá trình chăm sóc trẻ hàng ngày với độ tuổi 5 - 6 tuổi, bản thân tôi ngoài việc nắm vững những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, xác định những mục tiêu và nội dung chương trình về chương trình giáo dục mầm non làm cơ sở, tôi còn phải hiểu được tình hình thực tiễn của địa phương, của trường và lớp mình đang công tác để khai thác những cái hay, cái đẹp nhằm giáo dục các cháu. Để phát huy một cách cao nhất về tính tích cực chủ động và sáng tạo của trẻ trong các hoạt động, giáo viên cần nhận ra những dấu hiệu về tính tích cực chủ động sáng tạo ở mỗi trẻ, nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy đúng đắn và thiết kế những nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Qua đó, cần có những giải pháp kịp thời để khắc phục tính thụ động và phát huy khả năng tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tôi có được những thuận lợi và gặp phải một số khó khăn sau :
1.Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Nghĩa Đàn về mua sắm hỗ trợ đồ dùng dạy học cho trẻ, đặc biệt ưu tiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có đầy đủ thiết bị, đồ dùng dạy học theo hướng dẫn thông tư 02 và thông tư 34 về thiết bị dạy học cho trẻ mầm non 5
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu của ngành Giáo dục - Đào tạo phải giáo dục ra một thế hệ trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, là những người có đạo đức tốt, có sức khỏe, có kiến thức khoa học kỹ thuật, có năng lực, có nhiệt huyết và lòng hăng hái; biết yêu quý, tôn trọng và cảm thụ cái đẹp và tích cực chủ động, sáng tạo trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và công tác. Muốn đào tạo được một thế hệ trẻ như vậy thì giáo dục Mầm non đóng vai trò là một mắt xích quan trọng, là viên gạch đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho cả hệ thống giáo dục. Để chuẩn bị cho trẻ ngày hôm nay trở thành những chủ nhân trong tương lai của đất nước có phẩm chất đạo đức, biết cảm nhận, phân biệt được cái hay, cái xấu, cái đẹp... thì ngay từ bây giờ, giáo dục Mầm non phải giúp trẻ hứng thú với việc học và phát triển khả năng suy nghĩ trở thành người năng động, tích cực, chủ động và sáng tạo trong mọi hoạt động và hiểu biết về thế giới xung quanh.
Cùng với yêu cầu tổ chức cho trẻ hoạt động trong chương trình Chăm sóc - giáo dục Mầm non hiện nay lấy trẻ làm trung tâm, các cháu phải tự giác phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình. Tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ không phải là thuộc tính sẵn có, mà nó là "sản phẩm" của một quá trình giáo dục và nuôi dưỡng trong một môi trường đặc biệt, đó là môi trường Giáo dục Mầm non. Do vậy vị trí của người giáo viên mầm non trong việc phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn. Giáo viên là người "trung gian" tổ chức môi trường lồng ghép các hoạt động phù hợp với trình độ phát triển của mỗi trẻ. Để có đầy đủ mọi cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc giải quyết vấn đề thì trước hết chúng ta phải hiểu được "thế nào là sáng tạo đối với trẻ mẫu giáo". Sáng tạo là tìm ra những cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có. Những biểu hiện của tính tích cực chủ động, sáng tạo ở trẻ là: Trẻ thích thú chủ động tiếp xúc, hoạt động khám phá tìm hiểu các đối tượng gần gũi xung quanh. Trẻ chủ động độc lập, tự tin thực hiện nhiệm vụ được giao hay tự chọn. Trẻ sử dụng thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại... vào nhận thức của mình để hoàn thành công việc được tốt.
Để giải quyết được các vấn đề trên, là một giáo viên đã có khá nhiều năm giảng dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Tôi thấy bản thân mình có vai trò rất lớn trong việc giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho trẻ, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và phát triển một cách toàn diện. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi” làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2017 - 2018.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG:
Trong quá trình chăm sóc trẻ hàng ngày với độ tuổi 5 - 6 tuổi, bản thân tôi ngoài việc nắm vững những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, xác định những mục tiêu và nội dung chương trình về chương trình giáo dục mầm non làm cơ sở, tôi còn phải hiểu được tình hình thực tiễn của địa phương, của trường và lớp mình đang công tác để khai thác những cái hay, cái đẹp nhằm giáo dục các cháu. Để phát huy một cách cao nhất về tính tích cực chủ động và sáng tạo của trẻ trong các hoạt động, giáo viên cần nhận ra những dấu hiệu về tính tích cực chủ động sáng tạo ở mỗi trẻ, nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy đúng đắn và thiết kế những nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Qua đó, cần có những giải pháp kịp thời để khắc phục tính thụ động và phát huy khả năng tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tôi có được những thuận lợi và gặp phải một số khó khăn sau :
1.Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Nghĩa Đàn về mua sắm hỗ trợ đồ dùng dạy học cho trẻ, đặc biệt ưu tiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có đầy đủ thiết bị, đồ dùng dạy học theo hướng dẫn thông tư 02 và thông tư 34 về thiết bị dạy học cho trẻ mầm non 5
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Kiều Trang
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)