Sang kien kinh nghiem
Chia sẻ bởi Giáo Viên Nghèo |
Ngày 11/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: Sang kien kinh nghiem thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Mục lục
A- Phần mở đầu
I- Lý do chọn đề tài
1. Cơ sở lý luận.
2. Cơ sở thực hiện.
II- Mục đích nhiệm vụ đề tài.
III- Giới hạn đề tài.
B- Nội dung.
I- Phương pháp gợi tìm và thế mạnh của nó.
1. Phương pháp gợi tìm.
2. Nhận xét về phương pháp gợi tìm.
II- Một vài suy nghĩ về bài thơ “Ngắm trăng” và phong cách thơ Hồ Chí Minh qua “Nhật ký trong tù”.
1. Bài thơ và phong cách sáng tác của Hồ Chi Minh trong “Nhật ký trong tù”.
2. Nhận xét bài thơ dịch “Ngắm trăng” với bản nguyên tác “Vọng nguyệt”.
III- Thiết kế giáo án dạy bài “Ngắm trăng”.
C- Phần kết luận.
I- Đánh giá chung.
II- Đánh giá việc vận dụng để thiết kế bài dạy “Ngắm trăng”.
III- Kết luận.
IV- Kết luận chung.
Trang
2
2
2
3
3
3
3
3
4
4
5
8
12
15
15
16
17
****************************
A- Phần mở đầu
I- Lý do chọn đề tài.
1. Cơ sở lý luận.
Trong số 4 phương pháp đang dạy văn phổ biến hiện nay - Theo PGS - PTS Vũ Nho bao gồm “ Đọc sáng tạo - tái hiện - gợi tìm – nghiên cứu” thì phương pháp gợi tìm được đặc biệt chú ý bởi lẽ trong phương pháp gợi tìm thì cách dạy học “Nêu vấn đề” của phương pháp gợi tìm đang được coi như một kiểu dạy học phát huy trí tuệ của học sinh cơ bản và thiết thực, làm cho giờ dạy văn trở nên sinh động, thu hút được sự chú ý của học sinh và đạt hiệu quả giảng dạy cao.
2. Cơ sở thực tiễn.
Trong chương trình văn lớp 8 ở THCS thì thơ Hồ Chí Minh giữ một vị trí đặc biệt quan trọng với nhiều bài thơ được trích dạy, những tác phẩm được trích dạy nhiều nhất được giành cả một tiết.
Một thực tế cho thấy, khi dạy thơ Hồ Chí Minh nói chung - “Nhật ký trong tù” nói riêng, nhiều giáo viên chưa chú ý giúp học sinh thấy được phong cách thơ Hồ Chi Minh qua những bài được tuyển chọn để dạy trong chương trình. Có thể nói mỗi bài thơ thể hiện một ánh sáng trí tuệ và nhân cách của người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh, nhưng tất cả những bài thơ ấy đều được thể hiện rất rõ phong cách thơ của Người. Song phong cách thơ của Người lại được thể hiện rất rõ ràng, đậm nét qua bài thơ nổi tiếng “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt), bài thơ được coi như một sự rung cảm đồng điệu với bài thơ nổi tiếng của nhà thơ cổ Trung Quốc - Lý Bạch “Cảm nghĩ trong đêm thanh bình” (Tình dạ tứ).
Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào thể hiện đúng cái hay, cái đẹp của bài thơ, từ đó tìm ra một phương pháp tìm hiểu và phân tích bài thơ phù hợp với đối tượng học sinh THCS. Do vậy, vấn đề vận dụng phương pháp nào đó để thiết kế bài dạy “Ngắm trăng” - Một bài thơ kết tinh những đặc sắc phong c
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Giáo Viên Nghèo
Dung lượng: 90,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)