SANG KIEN KINH NGHIEM

Chia sẻ bởi Võ Lý | Ngày 10/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: SANG KIEN KINH NGHIEM thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA HỌC SINH YẾU KÉM
-------- oOo --------
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Sau khi được phân công dạy lớp một điều tôi quan tâm đầu tiên là xây dựng nề nếp học tập và kích thích sự tích cực trong học tập của các em học sinh.
Sau một tháng giảng dạy, tôi tiến hành phân loại học sinh.
Loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém

Số HS






Tỉ lệ %






Điều tôi trăn trở là “ Làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập của các em học sinh yếu, kém ”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
* Tìm hiểu học sinh yếu kém.
Trước khi tôi đến gia đình của các em. Qua trao đổi với phụ huynh tôi được biết phần lớn gia đình các em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cha mẹ các em phải lo kế sinh nhai nên có ít điều kiện quan tâm đến việc học tập của các em, mặt khác một số em do năng lực học tập còn hạn chế nên việc tiếp thu kiến thức mới trong lớp còn khá chậm. Từ đó các em sinh ra chán học, thụ động trong học tập, nghỉ học nhiều.
* Biện pháp:
Giáo dục là mối quan hệ hữu cơ giữa gia đình và nhà trường. Vì thế tôi đã đến gia đình của các em học sinh yếu, kém để yêu cầu phụ huynh quan tâm hơn đến việc học tập ở nhà của các em. Đồng thời trao đổi với phụ huynh những phương pháp kèm cặp, hướng dẫn cho các em học ở nhà.
Hàng tháng tôi thông tin đến từng phụ huynh bằng sổ liên lạc về những chuyển tiến của các em.
Ở lớp tôi tổ chức mạng lưới học tập, thành lập nhiều nhóm học tập mỗi nhóm 3 học sinh, trong đó có một học sinh khá, hoặc một học sinh tích cực được cử làm nhóm trưởng, mỗi buổi học các em đi sớm 15 phút để các em trong nhóm truy bài lẫn nhau, lớp trưởng, lớp phó có nhiệm vụ theo dõi hoạt động các nhóm và báo cho giáo viên chủ nhiệm biết trong tuần buổi học để giáo viên kịp thời uốn nắn.
Kịp thời động viên và khuyến khích việc học tập của các em, tôi đã tổ chức thi đua cá nhân học sinh và các nhóm với nhau.
Hàng tháng có sơ kết thi đua, khen thưởng, không ngừng chỉ có phần thưởng dành cho học sinh yếu, kém có “tiến bộ” trong tháng.
Để tạo cho các em niềm tin, sự hứng thú và dạn dỉ trong học tập bản thân tôi không ngừng tìm tòi và cải tiến phương pháp giảng dạy ngoài việc vận dụng những phương pháp sư phạm một cách sáng tạo những đồ dùng dạy học, có tính trực quan để cho bài giảng thêm sinh động. Tôi luôn có thái độ niềm nở, dùng những câu gợi mở để hướng dẫn các em từng bước trả lời những câu tôi đưa ra hoặc có thể tự thuật lại những câu chuyện vừa nghe ở lớp.
* Hiệu quả.
Sau một thời gian thử nghiệm những biện pháp trên, bước đầu đạt kết quả rất khả quan.
Các em trước đây rất rụt rè nhút nhát nay đã trở nên dạn dỉ tự tin.
Không còn học sinh đến lớp không chuẩn bị bài, không còn trường hợp học sinh nghỉ học không lí do.
Các em có nề nếp, tác phong học tập khá, tốt.
Kết quả kiểm tra định kỳ.
Loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém

Số học sinh






Tỉ lệ (%)






III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trước hết giáo viên phải có nhiệt tình, phải có tấm lòng yêu thương và trách nhiệm đối với học sinh.
Tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém và chán học của học sinh. từ đó, đề ra những biện pháp tháo gỡ phù hợp với từng học sinh.
- Xây dựng cho các em niềm tin và hứng thú trong học tập.
- Bản thân mỗi giáo viên phải luôn học tập và trao dồi chuyên môn qua sách vở và đồng nghiệp. đồng thời phải có ý thức rèn luyện phẩm chất đúng mực của người giáo viên xã hội chủ nghĩa.

Trường Long, ngày.........tháng..........năm 2003

Huỳnh Hoa Lài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Lý
Dung lượng: 37,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)