Sang kien dung tu duy
Chia sẻ bởi Phạm Cương |
Ngày 11/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: Sang kien dung tu duy thuộc Tiếng Anh 8
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Nam Hà
Mã số:...............................
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ BÀI HỌC - MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN KHỐI 10
Người thực hiện: PHẠM THỊ KIM TƯƠI
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục (
Phương pháp dạy học bộ môn..GDCD... (
Phương pháp giáo dục (
Lĩnh vực khác..........................................(
Có đính kèm:
( Mô hình ( Phần mềm ( Phim ảnh ( Hiện vật khác
Năm học: 2010 - 2011
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
-------------------
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
Họ và tên: PHẠM THỊ KIM TƯƠI
Ngày tháng năm sinh: 13 - 10 - 1982
Nam / nữ : nữ
Địa chỉ: 18 l khu phố 4, phường Tân Phong, Biên Hoà, Đồng Nai
Điện thoại: 0613.827992 (NR)
Fax: E-mail: [email protected]
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nam Hà
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2005
- Chuyên ngành đào tạo: ĐHSP TP Hồ Chí Minh ngành Giáo dục chính trị
KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn GDCD
- Số năm có kinh nghiệm: 05
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ BÀI HỌC - MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN KHỐI 10
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hưởng ứng công cuộc đổi mới trong giáo dục ở nước ta hiện nay mà trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên, nhằm phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, tự bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và vui thích trong học hành.
Để thực hiện mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo triết lý lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tíchcực,độclập, sáng tạo của người học. Để làm được điều đó thì vấn đề đầu tiên mà người giáo viên cần nhận thức rõ ràng là quy luật nhận thức của người học. Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách thụ động. Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung của các môn, phân môn mà chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp các em giải quyết được các vấn đề trên và nâng cao hiệu quả học tập. Từ thực trạng trên, tôi hình thành ý tưởng đó là ứng dụng sơ đồ tư duy trong củng cố nội dung bài học để có thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân cũng như hiệu quả học tập. Với lý do trên tôi lựa chọn đề tài “ứng dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động củng cố bài học – môn giáo dục công dân khối 10”.
THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
Thuận lợi:
- Đây là phương pháp học tập mới thoải mái, vui vẻ và sáng tạo, thú vị ….
- Đây là xu thế chung của giáo dục Việt Nam nên đựơc sự ủng hộ từ các cấp, xã hội, phụ huynh, học sinh…
- Chương trình môn Giáo dục công dân lớp 10 có nhiều nội dung phù hợp với phương pháp củng cố bài bằng sơ đồ tư duy phát huy hiệu quả cao khi giáo viện tổ chức cho học sinh làm việc…
- Về cơ sở vật chất đã có một số đổi mới tạo đìêu kiện cho hoạt động học tập: phòng CNTT, đèn chiếu, bảng phụ…
- Giáo viên được đào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Cương
Dung lượng: 2,69MB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)