Sán lá đơn chủ

Chia sẻ bởi Lê Thị Thu Trang | Ngày 05/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Sán lá đơn chủ thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

KHÔNG XƯƠNG SỐNG
ĐỘNG VẬT HỌC


(PLATHELMINTHES HOẶC PLATODES)
Bài thuyết trình:
Phần III: LỚP SÁN LÁ ĐƠN CHỦ (MONOGENOIDEA)
Nhóm 3:
Vương Thị Lụt
Lê Thị Thu Trang
Trần Thị Nguyệt My
Chương VI: NGÀNH GIUN DẸP
NỘI DUNG

I. Giới thiệu hình dạng sán lá đơn chủ
II. Cấu tạo và hoạt động sốngû

III. � nghia kinh t?
IV. M?t s? b?nh thu?ng g?p ? c� do s�n l� don ch? g�y ra
I. Giới thiệu hình dạng sán lá đơn chủ
Sán cỡ bé (0.5 – 6mm). Hiện biết khoảng hơn một nghìn loài. Một số loài gây hại cho nghề nuôi cá.
II. Cấu tạo và hoạt động sống
1. Môi trường sống
Phần lớn sán lá đơn chủ kí sinh ngoài (trên da, mang…) hoặc kí sinh trong các khoang thông với ngoài (khoang miệng, khoang hầu, bọng đái…) của cơ thể vật chủ.
Đĩa bám của sán lá đơn chủ kí sinh ở mang cá rô phi
Sán lá đơn chủ (Gyrodactylus niloticus) kí sinh ở da cá rô phi (A-đĩa bám; B- sán bám trên vây cá)
2. Cấu tạo cơ thể
Cơ thể có đĩa bám ở cuối cơ thể
3. Vòng đời phát triển
Phát triển không có xen kẽ thế hệ và không qua vật chủ trung gian. Trứng nở thành onchomiracidium (mao ấu có móc) bơi tự do trước khi bám vào cơ thể vật chủ để phát triển thành trưởng thành.
III. Ý nghĩa kinh tế
- Các loài có ý nghĩa kinh tế thuộc họ Dactilogyridae sống trên mang cá nước ngọt, gây hại chủ yếu cho cá giống. Có trường hợp trên một cá chép con có tới 500 sán. Chúng ăn mô bì và máu vật chủ, gây chết cá hàng loạt.
Gyrodactilus elegans
Dactilogyrus vattor
- Ở nước ta hiện biết 98 loài kí sinh trên cá. Các giống có nhiều loài là Dactilogyrus, Silurodiscoides, Trianchorastus, Sundanonchus… Điều đáng lưu ý là khu hệ sán lá đơn chủ kí sinh trên cá của lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Hồng khác nhau rõ rệt. Trong số 48 loài đã biết ở lưu vực sông Hồng và 50 loài đã biết ở lưu vực sông Cửu Long chỉ có 2 loài chung kí sinh trên cá trê là Quadriacanthus kobiensis và Gyrodactilus fusci.
- Trong họ Polystomidae, sán Polystomum integerrimum là loài kí sinh trong bọng đái lưỡng cư, có vòng đời nhịp nhàng với vòng đời vật chủ.
IV. Một số bệnh thường gặp ở cá do sán lá đơn chủ gây ra
  1. Bệnh do sán lá 18 móc
Cá bệnh là cá nước ngọt, mặn. Sán ký sinh ở da và mang của cá. Chúng gây tác hại chủ yếu ở giai đoạn cá hương và cá giống. Cá có thể bị chết hàng loạt nếu nhiễm nhiều sán.
Sán dùng móc bám chắc vào cơ thể cá và dùng miệng để hút máu nên làm cho vùng da cá tại vị trí sán bám bị viêm. Chỗ bị viêm tiết nhiều nhớt màu trắng đục làm cho cá bị ngứa ngáy, khó chịu.
Nếu ký sinh ở mang chúng sẽ làm
cho mang sưng to nên cho cá hô
hấp rất khó khăn. Cá bệnh nặng
sẽ trở nên ốm yếu, bơi lội lờ đờ
trên mặt nước, bơi ngửa bụng
hoặc nằm sát đáy bè hay ao rồi
chết.


2. Bệnh do sán lá 16 móc và sán lá 18 móc
- Tác nhân gây bệnh
    Chủ yếu do 2 giống: Dactylogyrus (sán lá 16 móc) và Gyrodactylus (sán lá 18 móc). Chúng ký sinh và gây hại nghiêm trọng nhất đối với cá hương và cá giống.

 - Dấu hiệu bệnh lý
    Sán lá đơn chủ ký sinh ở da, mang.Cá bị sán lá đơn chủ ký sinh thường nổi đầu
và tập trung nơi có dòng nước
chảy. Khi cá bị sán lá
đơn chủ ký sinh nhiều
mang bị viêm và tiết
nhiềunhớt, tia mang
rời ra,cá không hô
hấp được và chết.

Hình 5: Sán lá 16 móc (Ảnh: Viện Nghiên cứu sức khoẻ động vật thủy sản Thái Lan, trích từ  tài liệu của Công ty Bayer Việt nam)
Cám ơn cô và các bạn!
Mời các bạn đặt câu hỏi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Thu Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)