REN LUYEN DOI VIEN
Chia sẻ bởi Đặng Thị Lệ Thu |
Ngày 04/05/2019 |
52
Chia sẻ tài liệu: REN LUYEN DOI VIEN thuộc Tập đọc 3
Nội dung tài liệu:
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN
TỔNG PTĐ TH Tân Long -Phú giáo -BD
VÕ TỰ DUY VINH
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Khái niệm:
Đã có sách XB năm 1981 của NXB Kim Đồng do ông Phong Nhã làm chủ biên. Sách mới nhất hiện nay được XB năm 2006 của NXB Thanh Niên do HĐĐ TW phát hành. Là chương trình giáo dục tổng hợp mang tính đồng tâm và được nâng cao dần theo lứa tuổi. Nó định hướng các mục tiêu và yêu cầu, nội dung cụ thể nhằm trang bị cho Đội viên - Thiếu niên - Nhi đồng những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản.
a. Kiến thức:
- Hiếu biết về đất nước, truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, các truyền thống quý báu về đất nước và quê hương mình;
- Tiểu sử Đội - Đoàn - Bác Hồ, các AHLS, các danh nhân lịch sử, văn hóa, …
- Nghiệp vụ công tác Đội-Sao, hiểu biết về mục đích, điều lệ Đội.
- Các kiến thức về Văn hóa, xã hội, tự nhiên; về khoa học, môi trường, sức khỏe, Thể dục, thể thao, quân sự, giao thông; Về chăn nuôi, trồng trọt, …
b. Kĩ năng:
- Thực hành nghi thức Đội, các hoạt động Đội-Sao.
- Học tập, lao động, vui chơi, múa hát.
- Giao tiếp, quan hệ với mọi người; ứng xử trước một số tình huống đơn giản trong cuộc sống hàng ngày.
- Xác định phương hướng, cắm trại, dấu đường.
- Vận dụng thực hành các kiến thức đã biết.
- Sử dụng một số đồ dùng học tập, dụng cụ lao động, một số máy móc (Điện thoại, điện tín, vi tính, …)
c. Thái độ:
- Kính yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, Đảng-Bác.
- Kính trọng và biết ơn các AHLS, các danh nhân lịch sử, văn hóa, …
- Hiếu thuận với những người trong gia đình.
- Biết Đoàn kết, thương yêu, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè.
- Có trách nhiệm với các tổ chức của mình, với xã hội và cộng đồng.
- Hăng say, tích cực với các hoạt động Đoàn-Đội-Sao Nhi đồng.
- Có đạo đức trong sáng; lối sống lành mạnh, nghiêm túc.
- Có tinh thần phấn đấu vươn lên để trở thành con ngoan, trò giỏi, Đội viên xuất sắc, cháu ngoan Bác Hồ, Đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. …
II. Ý nghĩa:
- Góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng toàn diện của ĐV - TN - NĐ; chất lượng hoạt động của tổ chức Đội ở cơ sở và chất lượng giáo dục trong nhà trường.
- Giúp cho Đội viên phát triển toàn diện, sớm trở thành Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh và công dân có ích cho đất nước.
Phát huy vai trò chủ thể của Đội viên - Thiếu niên -Nhi đồng, làm nền tảng cho tính tự giác của Đội viên
- Thiếu niên -Nhi đồng và tính tự quản của tổ chức Đội.
Để luôn được Đội viên - Thiếu niên - Nhi đồng đón nhận và để phù hợp hóa với xu thế đổi mới, phát triển của đất nước, đặc biệt là khả năng nhận thức và tâm sinh lí của trẻ, CT RLĐV cũng được HĐĐ TW sửa đối và biên soạn bổ sung qua các thời kì.
Tuy nhiên, về cấu trúc chương trình đến nay vẫn được giữ nguyên là chia làm 4 thang bậc với các nội dung đồng tâm, thừa kế và phát triển sau đây:
Ctr RLĐV Dự Bị:
Dành cho Nhi đồng từ 6 đến 8 tuổi.
2. Ctr RLĐV Măng Non (Sẵn sàng Hạng Ba):
Dành cho ĐV – TN từ 9 đến 11 tuổi.
3. Ctr RLĐV Sẵng Sàng (Sẵn sàng Hạng Nhì):
Dành cho ĐV – TN từ 11 đến 13 tuổi.
4. Chương trình RLĐV Trưởng Thành
(Sẵn sàng Hạng Nhất):
Dành cho ĐV - TN 13-15 tuổi.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:
Mỗi chương trình đều có mục tiêu và gồm 6 nội dung, mỗi nội dung gồm nhiều tiêu chuẩn (Cụ thể: Xem Trang 7 đến trang 17 - quyển “Hướng dẫn thực hiện CT RLĐV” do HĐĐ TW phát hành năm 2006).
III. TIÊU CHUẨN CÁC CHUYÊN HIỆU CỦA CT RLĐV:
* Gồm 13 chuyên hiệu:
Chuyên hiệu: Nghi thức Đội.
Chuyên hiệu: Thông tin - Liên lạc.
Chuyên hiệu: Nghệ sĩ nhỏ tuổi.
Chuyên hiệu: Thầy thuốc nhỏ tuổi.
Chuyên hiệu: An toàn giao thông.
Chuyên hiệu: Khéo tay hay làm.
Chuyên hiệu: Vận động viên nhỏ tuổi.
Chuyên hiệu: Nhà sinh học nhỏ tuổi.
Chuyên hiệu: Chăm học.
Chuyên hiệu: Nhà sử học nhỏ tuổi.
Chuyên hiệu: Hữu nghị Quốc tế.
Chuyên hiệu: Kĩ năng trại.
Chuyên hiệu: Thiếu nhi bảo vệ AT đường sắt.
* Tiêu chuẩn:
- Mỗi chuyên hiệu được chia làm 3 mức độ với các tiêu chuẩn từ thấp đến cao:
Hạng Ba (Măng non) Hạng Nhì (Sẵn sàng) Hạng Nhất (Trưởng thành).
Các chuyên hiệu trên không áp dụng cho Bậc dự bị (Nhi đồng) (Hiện nay tôi chưa tìm thấy tài liệu nào hướng dẫn quy trình tổ chức khảo sát và công nhận các chuyên hiệu dành cho bậc Dự bị - Có thể khảo sát theo giai đoạn năm học và công nhận 1 lần “Hoàn thành Bậc Dự bị” cho Nhi đồng ở giai đoạn cuối lớp 3).
IV. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI VÀ CÔNG NHẬN CÁC CHUYÊN HIỆU VÀ CÔNG NHẬN HOÀN THÀNH CT RLĐV THEO HẠNG BẬC:
1. Công tác triển khai:
- Mỗi hạng bậc thường ứng với các giai đoạn học tập của học sinh, mỗi giai đoạn kéo dài 2 năm học:
Hạng Ba (Măng non): Lớp 4-5.
Hạng Nhì (Sẵn sàng): Lớp 6-7.
Hạng Nhất (Trưởng thành): Lớp 8-9.
Như vậy, việc tổ chức triển khai, khảo sát, đánh giá, xếp loại không nhất thiết phải làm vội trong một năm học.
- Cần tổ chức cho Đội viên đăng kí thực hiện các chuyên hiệu.
- Tuỳ theo khả năng mà Đội viên có thể đăng kí nhiều hay ít chuyên hiệu, nhưng trong phạm vi 2 năm học, để hoàn thành một CT RLĐV thì nhất thiết mỗi Đội viên phải đăng kí thực hiện và được khảo sát, đánh giá, xếp loại hoàn thành ít nhất là 6 chuyên hiệu.
- Nên để cho Đội viên tự do lựa chọn đăng kí các chuyên hiệu phù hợp với các em (TPT không nên ép buộc Đội viên phải đăng kí các chuyên hiệu theo chủ ý của mình).
- Hình thức tổ chức cho Đội viên đăng kí các chuyên hiệu; hình thức triển khai, khảo sát, đánh giá, xếp loại của Liên Đội ...
- Tuỳ theo khả năng mà Đội viên có thể đăng kí nhiều hay ít chuyên hiệu, nhưng trong phạm vi 2 năm học, để hoàn thành một CT RLĐV thì nhất thiết mỗi Đội viên phải đăng kí thực hiện và được khảo sát, đánh giá, xếp loại hoàn thành ít nhất là 6 chuyên hiệu.
- Nên để cho Đội viên tự do lựa chọn đăng kí các chuyên hiệu phù hợp với các em (TPT không nên ép buộc Đội viên phải đăng kí các chuyên hiệu theo chủ ý của mình).
- Hình thức tổ chức cho Đội viên đăng kí các chuyên hiệu; hình thức triển khai, khảo sát, đánh giá, xếp loại của Liên Đội ... tuỳ thuộc vào khả năng, điều kiện của đơn vị và nhận thức của đối tượng đăng kí (Có gợi ý trong phần trình bày sau)
- Nên tổ chức vào các hoạt động chủ điểm, các ngày lễ, chào cờ đầu tuần, ... dưới các hình thức: Lễ đăng kí, lễ giao ước thi đua, ...
- TPT Liên Đội nên cung cấp trước cho Đội viên các bộ đề cương, hệ thống câu hỏi và văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết theo các chuyên hiệu hoặc cả một chương trình.
TPT luôn là người bạn đồng hành, người anh đỡ đầu, và là một quan sát viên, theo dõi các em trong quá trình các em rèn luyện theo chương trình đã đăng kí.
2. Tổ chức đánh giá xếp loại:
- Phối hợp với công tác quản lí giáo dục của GVCN, GVBM, các CLB, đội nhóm, PHHS và thông qua các hoạt động Đội – Sao để đánh giá một cách chính xác về hiệu quả thực hiện CT RLĐV của mỗi Đội viên.
- Tổ chức kiểm tra, khảo sát có thể phối hợp với nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường (Xã Đoàn, HĐĐ xã - huyện).
Tổ chức kiểm tra, khảo sát dưới nhiều hình thức (Gợi ý trong phần KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VÀ CÔNG NHẬN CHUYÊN HIỆU ĐỘI VIÊN).
Trong sách “Người phụ trách Thiếu Nhi cần biết” do HĐĐ TW phát hành 1998 có quy định: việc công nhận CT RLĐV là không phân biệt lứa tuổi. Các em ở độ tuổi nhỏ nhưng có khả năng đăng kí và hoàn thành chuyên hiệu ở hạng bậc cao hơn vẫn được khảo sát và công nhận ở bậc cao hơn (Tr.163).
Xem thêm chi tiết quyển “Hướng dẫn thực hiện CT RLĐV” do HĐĐ TW phát hành năm 2006 (Trang 30 đến trang 34).
3. Công nhận các chuyên hiệu hoặc Công nhận Hoàn thành Chương trình RLĐV:
TPT tự công nhận và ghi kết quả vào sổ tay Đội viên, sổ Chi Đội, sổ Liên Đội.
Đề nghị cấp ra Quyết định công nhận và trao Giấy chứng nhận (HĐĐ xã/ Xã Đoàn; HĐĐ huyện; HĐĐ tỉnh; …).
Các loại giấy chứng nhận:
- Giấy chứng nhận đạt chuyên hiệu: ...............
- Giấy chứng nhận hoàn thành CT RLĐV: ...............
Đội viên được công nhận hoàn thành một CT RLĐV thì nhất thiết phải đạt tối thiểu 6 chuyên hiệu trong chương trình đó.
Công nhận hoàn thành một CT RLĐV, nhất thiết phải gắn liền với việc công nhận danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ” cùng cấp hoặc cao hơn.
- Danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ” cấp Liên Đội, đạt ít nhất 3 chuyên hiệu CT RLĐV.
- Danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ” cấp huyện, đạt ít nhất 5 chuyên hiệu CT RLĐV.
- Danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ” cấp tỉnh, phải hoàn thành một CT RLĐV.
(Xem tiêu chuẩn danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ” ở các cấp trong STĐV do HĐĐ TW phát hành 8/2008 – tr.42)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VÀ CÔNG NHẬN CHUYÊN HIỆU ĐỘI VIÊN
Chuyên hiệu: …………… Hạng: ………….
Theo Chương trình RLĐV bậc: ………..
Đơn vị (Chi Đội, Khối, Liên Đội): ………….
Tổng số Đội viên tham gia (Hay số Chi Đội tham gia): ……………………………
Thời gian: Bắt đầu triển khai: ……….
Khảo sát, đánh giá, xếp loại: ……
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức: …………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………
2. Kĩ năng: ………………………………………………………………………………………………………………………………………...…………………
3. Thái độ: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
II. NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
1. Xác định nội dung (Các nội dung nào trong tài liệu ? Bổ sung nội dung gì ?): …………
2. Các bước tiến hành:
a, Công tác chuẩn bị (Tài liệu, Sổ tay Đội viên; Công tác phối kết hợp, …): ………………………
b, Công tác triển khai:
- Tổ chức đăng kí vào dịp nào ? ………………
- Cung cấp, trang bị kiến thức (Tài liệu gì ? Có dùng Sổ tay Đội viên không ?): …………………………
- Tổ chức những hoạt động nào ? (Tập huấn, nói chuyện, hội thi, hội thao, tọa đàm, tuyên truyền, giao lưu, xem phim ảnh, tham quan, dã ngoại. …). Phối hợp với ai ? trong hoạt động nào ?
III. TỔ CHỨC KIỂM TRA - KHẢO SÁT - ĐÁNH GIÁ:
1. Thời gian: (Trong dịp nào, giai đoạn nào, thời lượng khoảng bao nhiêu cho mỗi thí sinh hoặc mỗi Chi Đội, hoặc cả Liên Đội): ………………………………………………………………
2. Địa điểm: ………………………………………………………………
3. Thành phần BTC: ………………………………………………………………………………………………………………………………
4. Chuẩn bị cho công tác tổ chức kiểm tra, khảo sát đánh giá (Các thủ tục cần thiết: Đề bài, đáp án, phiếu ghi điểm, tài liệu; Các phương tiện): ………………………………………………………………………………………………….….
5. Hình thức tổ chức:
- Thi tập trung cùng một thời điểm hay thi giàn trải trong một thời gian tại các Chi Đội ?
- Thi theo tập thể Chi Đội/ tổ nhóm/ Đội tuyển đại diện Chi Đội/ Cá nhân/ … ?
- Thi lí thuyết: Vấn đáp/ Viết bài thu hoạch theo yêu cầu hay theo hệ thống câu hỏi/ Trắc nghiệm/ Hùng biện/ … Có kết hợp với thực hành không ?
- Thi thực hành: Trò chơi/ Hội thi - hội thao về nội dung gì/ … ?
6. Đánh giá - Xếp loại:
- Các căn cứ để đánh giá (Điểm thi lí thuyết, điểm thi thực hành, kết quả học tập, hoạt động, rèn luyện đạo đức, … ?): …………………….………….
- Cách tính điểm chung để xếp loại:
IV/ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN:
- TPT tự công nhận và ghi kết quả vào sổ tay Đội viên, sổ Chi Đội, sổ Liên Đội:
- Đề nghị cấp ra Quyết định công nhận và trao Giấy chứng nhận (HĐĐ xã/ Xã Đoàn; HĐĐ huyện; HĐĐ tỉnh; …):
CHÂN THÀNH CẢM ƠN HỘI NGHỊ ĐÃ DÀNH THỜI GIAN LẮNG NGHE
XIN ĐƯỢC TIẾP THU
Ý KIẾN XÂY DỰNG
CỦA ĐỒNG NGHIỆP
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Thị Lệ Thu
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)