Quynh

Chia sẻ bởi Đào Thị Quỳnh | Ngày 07/05/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: quynh thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

VĂN HỌC THẾ GIỚI:

THẦN THOẠI HI LẠP


Nguyễn Thị Vân
I. Hi Lạp – cội nguồn của văn hóa Phương Tây
hiện đại.
Hi Lạp là dải đất hẹp nằm ở cực nam của bán
đảo ban căng ,nhiều đồi núi ,có những dải đồng
bằng nhỏ bé , đường bờ biển khúc khuỷu dài,
nhiều đảo vây quanh.
Người Hi lạp đã xây dựng được một nền văn
minh thương nghiệp mang bản sắc riêng : nền
văn minh này sẽ quy định sự phát triển của tư
duy Hi Lạp , của đời sống tinh thần Hi Lạp.
nền văn minh này sẽ tạo ra một sự vượt trội
khiến Hi Lạp trở thành trở thành trung tâm
văn minh của thế giới cổ đại và ảnh hưởng
đến nhiều miền đất khác.
Nền văn hóa , văn học cổ đại giữ vai trò
số một trong lịch sử phát triển văn hóa, văn
học Châu Âu.
Cơ sở của văn hóa Hi Lạp bắt nguồn sâu
xa từ lịch sử Hi Lạp và là sự kế thừa các di
sản văn hóa phong phú trên mảnh đất này.
Ảnh hưởng của văn hóa , văn học Hi Lạp
vô cùng lớn , vị trí của nó là vô song. Thể
hiện qua những thành tựu văn học , toán
học , y học , lịch sử , triết học , văn học nghệ
thuật . Tiêu biểu là quan điểm của Platong
về nghệ thuật .
+ Nghệ thuật theo Platong đó là mô phỏng
sự mô phỏng , có nghĩa là các sự vật mô
phỏng các ý tưởng , ý niệm , con người mô
phỏng các sự vật để từ đó tạo ra các công
trình nghệ thuật .
+ Arixtôt là học trò xuất sắc nhất của Platong
là bậc thầy của những người hiểu biết.
Triết học có liên quan chặt chẽ với thần thoại
Triết học Hi Lạp nảy sinh nhiều khuynh hướng
khác nhau.
Triết học và các giá trị tinh thần khác của Hi
Lạp mang giá trị nhân đạo cao cả . Con người
trở thành kiểu mẫu và kích thước để đo lường
vạn vật.
- Hêdiôt được coi là người cha của bộ môn
lịch sử . Nhờ ông mà thế giới cổ đại được
hậu thế biết đến với một mức độ chính xác
cao .
Người Hi Lạp để lại kho tàng văn học nổi
tiếng với nhiều thể loại , phong phú về chất
liệu , đậm đà giá trị nhân văn .
Những người nô lệ cổ đại đã góp không ít
công sức , xương máu tạo ra sự hoa lệ của
thế giới cổ đại…Trong đó có Êdốp.
=>Thành tựu của văn hóa , văn minh Hi Lạp
cổ đại là sản phẩm của chế độ xã hội gắn với
một thời kì lịch sử nhất định . Nó mở đường ,
mở đầu cho kỉ nguyên văn minh của nhân loại
thần thoại , sử thi góp phần không nhỏ tạo ra
giá trị và ảnh hưởng tới nhiều mặt của văn
học nhân loại .
II . Thần thoại Hi Lạp .
1. Khái niệm thần thoại.
Thần thoại là sự đối thoại đầu tiên giữa con
người và thế giới tự nhiên huyền bí xung quanh
song đây là một sự đối thoại đầy tưởng tượng
do đó thần thoại là sản phẩm của trí tưởng
tượng sáng tạo , nó tồn tại trong tưởng tượng.
2. Thần thoại Hi Lạp.
a. Thần thoại về các gia hệ thần.
Gồm các truyện kể về quá trình ra đời và phát
triển qua bốn gia hệ thần . Đây là cách giải
thích các hiện tượng tự nhiên , giải thích quá
trình hình thành , vận động và phát triển của
vũ trụ .
Thần thoại về các gia hệ thần được chia
thành 4 gia hệ :
+ Gia hệ thứ nhất được tạo ra từ sự kết hợp
giữa Chaos và đát mẹ Gaia .Sự kết hợp này
tạo ra ban ngày và ban đêm.
+ Gia hệ thứ hai của các thần được tạo ra từ
sự kết hợp giữa Gaia ,mẹ đất và bầu trời-uranos
Sự kết hợp này cho ra đời thế hệ các thần
khổng lồ về hình thể ,về kích thước.
+ Gia hệ thứ ba được tạo ra từ sự kết hợp
giữa Kronos và Reea .Đây là thời kì đánh
dấu sự trưởng thành của cộng đồng nhân
loại :chuyên từ hái lượm ->săn bắn ,thuần
hóa vật nuôi…
+ Gia hệ thứ tư được xác lập từ sự kết hợp
Giữa Dơt và Hêra ->gia đình ra đời
b. Thần thoại về các thành bang .
- Thành bang là hình thức tổ chức xã hội quan
trọng của người Hi Lạp.
Loại thần thoại này là sự nhận thức của con
người về vị trí của mình trong quan hệ với thế
giới tự nhiên.
Mỗi thành bang đều có vị thần bảo trợ .Thần
bảo trợ càng có uy tín thì vị trí của thành bang
đó càng được tôn vinh ->bộc lộ tình cảm với
quê hương ,đất nước.
Thần thoại về thành bang Aten là một ví dụ.
c. Thần thoại về các anh hùng.
Thần thoại này giúp con người nhận thức sâu
sắc hơn về bản thân họ . Các anh hùng xuất
hiện trong cuộc chiến chống lại kẻ thù.
Thần thoại về các anh hùng ghi nhận sự phân
hóa trong xã hội . Đây cũng là sự phân rã của
các bộ lạc để tạo ra một đơn vị tổ chức xã hội
lớn hơn .
3. Đặc điểm chung của thần thoại Hi Lạp.
Sử dụng các yếu tố thần linh , sử dụng thế
giới quan thần linh để giải thích tự nhiên và
xã hội.
Thần thoại Hi Lạp bao hàm các hạt nhân
hiện thực mà nếu bóc cái vỏ thần thoại ra
ta sẽ nhận thấy hiện thực xã hội thời tiền
sử .Từ việc chế tạo ,sử dụng dụng cụ đến
săn bắt hái lượm ,thuần dưỡng vật nuôi…
tới xuất hiện sự phân công lao động xã hội.
Ước mơ , khát vọng lãng mạn chắp cánh cho
trí tưởng tượng bay bổng và trí tưởng tượng
này làm cho cuộc sống đẹp hơn .Thần thoại
Hi Lạp tạo ra cái đẹp ,dạy cho con người
hướng về cái đẹp .
Thần thoại Hi Lạp nghiêng về khía cạnh xây
dựng các vấn đề mang tính triết học .Các khái
niệm như : bổn phận , trách nhiệm…
Trong thần thoại ,các anh hùng văn hóa thường
là những nhân vật thần thoại đã lấy được hay
lần đàu tiên tạo ra cho con người những vật
dụng văn hóa , thiết lập cho con người một cơ
cấu xã hội , quy định những nguyên tắc hôn
nhân ,những lễ nghi xã hội hay hình thức ma
thuật phù chú .
Người anh hùng văn hóa còn có thể xuất hiện
dưới hình thức những người sáng tạo trở thành
ông tổ của các nghề như :gốm ,rèn…
Họ không bằng lòng với chính mình với chính
mình ,với những hiểu biết đã có .Do đó với mọi
sự vật ,hiện tượng họ đặt vào đó dấu hỏi tại
sao -> Tạo ra động lực thúc đẩy , mở rộng các
hiểu biết , đưa con người vươn cao.
Thần thoại Hi Lạp là thành tưụ xuất sắc đầu
tiên của trí tuệ Hi Lạp .Có ảnh hưởng rất lớn
không chỉ ở Hi Lạp mà còn ở cả Châu Âu.
Hết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Thị Quỳnh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)