Quy che lam viec trong noi bo nha truong

Chia sẻ bởi Phan Van Dien | Ngày 16/10/2018 | 50

Chia sẻ tài liệu: Quy che lam viec trong noi bo nha truong thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT ĐAM RÔNG
TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG
Số __/QCLV-ĐMR

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
Đạ m’rông, ngày … tháng 9 năm 2009



QUI CHẾ
LÀM VIỆC TRƯỜNG THCS ĐẠ M’RÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số QĐ - ĐMR ngày tháng năm 2009
của hiệu trưởng trường THCS Đạ M’rông )

Căn cứ quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01 tháng 3 năm 2000 của bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo V/V ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
Căn cứ vào điều lệ trường THCS được ban hành theo quyết định số: 07/2007/QĐ-BGD ĐT ngày 02/4/2007 của bộ trưởng bộ GD và ĐT)
Căn cứ vào những qui định về nhiệm vụ đối với cán bộ công chức được qui định tại pháp lệnh cán bộ công chức.
Căn cứ vào Qui chế hoạt động dân chủ trong hoạt động nhà trường của trường THCS Đạ M’rông.
Xét yêu cầu công tác và hoàn cảnh thực tế của nhà trường. Nay trường THCS Đạ M’rông xây dựng qui chế làm việc trong nội bộ nhà trường với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH
Tạo sự chuyển biến trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, chấn chỉnh việc thực hiện nề nếp theo yêu cầu giáo dục, đảm bảo tính toàn diện, hiệu quả cả về số lượng và chất lượng giáo dục.
Tổ chức, điều hành các hoạt động của nhà trường phải đi vào nề nếp, khuôn khổ theo yêu cầu điều lệ của trường trung học mà Bộ Giáo dục đã ban hành. Phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường, kỉ cương trong mọi hoạt động, chấp hành nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước.
Quản lý, chỉ đạo các tổ khối đoàn thể nhà trường thực hiện nhiệm vụ, thực hiện qui chế chuyên môn. Giáo dục pháp luật, dân số và môi trường.
Giữ gìn đoàn kết nội bộ, tôn trọng giúp đỡ đồng nghiệp có nếp sống lành mạnh, trung thực, thẳng thắn khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ công tác.

II. QUI ĐỊNH ĐỐI VỚI LÃNH ĐẠO VÀ CÁC BỘ PHẬN TRONG NHÀ TRƯỜNG.
Đối với Hiệu trưởng:
Xây dựng kế hoạch năm học, kỳ, tháng. Tổ chức họp liên tịch nhà trường để bàn bạc thống nhất kế hoạch, tổ chức cho các đoàn thể, tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch hàng tháng. Căn cứ vào kế hoạch tháng, ấn định lịch công tác hàng tuần, công khai tại phòng hội đồng vào thứ hai đầu tuần.
Tổng hợp, nhận xét kết quả công tác hàng tuần, có biện pháp điều chỉnh, chỉ đạo khắc phục những tồn tại thiếu sót, thành lập báo cáo thông qua hội đồng hoặc ban liên tịch nhà trường.
Trực tiếp quản lý công tác của giáo viên, nhân viên theo nhiệm vụ đã giao, thường xuyên kiểm tra giáo viên trong công tác giảng dạy và trong các hoạt động giáo dục khác. Khi đi công tác vắng phải thông báo rõ lý do.
Ngoài việc thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên môn, cần có biện pháp quản lý chặt chẽ công tác hành chính văn phòng như: công tác văn thư lưu trữ các văn bản, lưu trữ các loại HSSS, chế độ kế toán, công tác thiết bị – thư viện … theo qui định.
Tổ chức thực hiện các công việc theo yêu cầu của cơ quan cấp trên theo đúng nội dung và thời gian qui định. Tiếp nhận và giải quyết các đơn thư tố cáo khiếu nại về công tác giáo dục và giảng dạy, những công việc có liên quan đến công tác dân chủ trong tổ chức nhà trường.
Tham mưu cho chi bộ, chính quyền địa phương và cấp trên về các vấn đề liên quan đến sự nghiệp phát triển giáo dục.

Đối với Phó Hiệu trưởng.
Chịu sự phân công của Hiệu trưởng ở các mặt hoạt động, giúp hiệu Hiệu trưởng quyết định những công việc thuộc lĩnh vực được phân công. Thực hiện công tác quản lý các hoạt động chuyên môn, chịu trách nhiệm triển khai đầy đủ các nội dung theo chương trình, kế hoạch dạy học.
Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo của chuyên môn cấp trên, kế hoạch của nhà trường để xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn cho cả năm, từng học kì, từng tháng và hàng tuần. Báo cáo với Hiệu trưởng để được phê duyệt kế hoạch, hướng dẫn các tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, kế hoạch được công khai tại văn phòng.
Nghiên cứu, nắm chắc chương trình toàn cấp học, chỉ đạo việc thực hiện chương trình đảm bảo đủ, đúng số tiết qui định. Sắp xếp Thời khóa biểu hợp lý, cân đối. Theo dõi việc dạy thay, dạy kê của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Van Dien
Dung lượng: 87,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)