QUY CHẾ LÀM VIỆC BGH 13-14

Chia sẻ bởi Phạm Thị Tâm | Ngày 14/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: QUY CHẾ LÀM VIỆC BGH 13-14 thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT DẦU TIẾNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Số: 01 /QĐ -NBK Tiếng, ngày 10 tháng 10 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành quy làm việc của BGH trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Căn cứ Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/3/2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế làm việc của BGH trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm năm học 2013-2014.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các thành viên trong Ban giám hiệu nhà trường chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:
- Ban giám hiệu;
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên;
- Lưu văn thư.

HIỆU TRƯỞNG






Phạm Thị Tâm









PHềNG GD-ĐT DẦU TIẾNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Số: /QC-NBK , ngày 10 tháng 08 năm 2013


QUY CHẾ LÀM VIỆC
của Ban giám hiệu trường THCS
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01 /QĐ ngày 10 tháng 10 năm 2013
của Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Việc lãnh đạo, quản lý và điều hành mọi hoạt động của nhà trường được thực hiện theo quy chế làm việc và quy chế thực hiện dân chủ mà nhà trường đã ban hành. Chấp hành đúng Điều lệ nhà trường và thực hiện làm việc theo chế độ thủ trưởng, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong BGH, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong trường. Giữ gìn và phát huy sự đoàn kết thống nhất, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. BGH lãnh đạo cơ quan trên tinh thần thực hiện quy chế chuyên môn của ngành, điều lệ trường trung học, quy chế thực hiện dân chủ trong cơ quan và pháp luật của nhà nước.
Điều 2. Cá nhân được phân công lĩnh vực nào thì chủ động căn cứ nhiệm vụ năm học, tình hình nhà trường để xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần cho từng mặt công tác trình Hiệu trưởng phê duyệt trước ngày 20/08 hàng năm; cuối tháng sơ kết báo cáo Hiệu trưởng và trực tiếp giải đáp các vấn đề liên quan của giáo viên, nhân viên và học sinh tại các phiên họp hội đồng thường kỳ. Cá nhân được phân công lĩnh vực nào chịu trách nhiệm chính lĩnh vực đó.
Điều 3. Hồ sơ thuộc lĩnh vực nào, do người được phân công lĩnh vực đó thiết lập, bảo quản, lưu trữ theo quy định. Khi có kiểm tra của cấp trên, phải có đủ hồ sơ theo quy định. Hết mỗi năm phải hoàn kiểm tra, hoàn thiện và thực hiện lưu trữ theo quy định.
Điều 4. Trong quá trình lãnh đạo, quản lý, điều hành  nhà trường, các Phó Hiệu trưởng chịu sự phân công, kiểm tra của Hiệu trưởng và phải có sự phối hợp chặt chẽ đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả, phát huy tính sáng tạo, chủ động của cá nhân, tinh thần cộng sự để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, hoàn thành các kế hoạch đã đề ra và các nhiệm vụ đột xuất mà cấp trên giao phó.
Điều 5. Trên cương vị được phân công, Phó Hiệu trưởng căn cứ nhiệm vụ mỗi năm học, các yêu cầu khác trong từng năm học và các nhiệm vụ đột xuất được giao để chỉ đạo việc tổ chức thực hiện, kịp thời kiểm tra, giám sát để đạt được hiệu quả công tác cao nhất.




Chương II
QUAN HỆ CÔNG TÁC VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC

Điều 6. BGH có trách nhiệm
1. Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng tuần, hàng tháng, hàng năm.
2. Chỉ đạo công tác sơ kết, tổng kết các hoạt động của nhà trường.
3. Chỉ đạo công tác thu chi nguồn kinh phí do Nhà nước cấp và nguồn thu từ học phí cũng như các nguồn thu khác (nếu có); chỉ đạo công tác quyết toán hàng năm.
4. Chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ, phân công nhiệm vụ cho các thành
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)