QUY CHẾ CHUYÊN MÔN

Chia sẻ bởi Dương Thị Tình | Ngày 05/10/2018 | 159

Chia sẻ tài liệu: QUY CHẾ CHUYÊN MÔN thuộc Nhà trẻ

Nội dung tài liệu:


UBND HUYỆN THUẬN CHÂU
TRƯỜNG MẦM NON KIMĐỒNG
CHIỀNG BÔM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Chiềng Bôm , ngày 10 tháng 9 năm 2017


QUY CHẾ CHUYÊN MÔN
Năm học 2017- 2018


CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng thực hiện
Quy chế này quy định nội dung thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của cán bộ giáo viên, các tổ chuyên môn, bộ phận được giao nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường; Quy định cơ cấu tổ chức tổ chuyên môn trong Nhà trường.
Điều 2. Mục đích yêu cầu
Quy chế chuyên môn là cơ sở để Phó hiệu trưởng được giao giúp Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, giáo viên trong mỗi đợt, kì và năm học; là căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ giáo viên theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mọi cán bộ giáo viên có trách nhiệm thực hiện những nội dung quy định trong quy chế này.
Điều 3. Căn cứ để xây dựng quy chế chuyên môn
- Căn cứ Điều lệ trường Mầm Non (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);
- Căn cứ Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 5 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non;
- Căn cứ quyết định 02/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm Non;
- Căn cứ Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo;
- Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo;
CHƯƠNG II. NỘI DUNG QUY CHẾ
Điều 4. Tổ chuyên môn
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Tổ chuyên môn được thành lập theo quy định tại Điều 14 - Điều lệ trường Mầm Non của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Toàn trường được bố trí thành 02 tổ chuyên môn: Tổ chuyên môn 1 và tổ chuyên
môn 2 ( Tổ gồm nhiều lớp với độ tuổi khác nhau)
2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn
2.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ; giúp tổ viên xây dựng kế hoạch giảng dạy học; kiểm tra đôn đốc mỗi tổ viên thực hiện nghiêm túc việc dạy đúng, dạy đủ theo Phân phối chương trình của Bộ; thảo luận tình hình và đánh giá kết quả giáo dục học sinh thuộc phạm vi tổ phụ trách; bàn các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Quản lý các thành viên của tổ, quản lý chuyên môn, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Theo dõi các hoạt động toàn diện của tổ viên.
2.2. Xây dựng Kế hoạch giảng dạy của tổ.
2.3. Tổ chức trao đổi và đánh giá sáng kiến kinh nghiệm giáo dục, làm đồ dùng dạy học; tổ chức dự giờ lên lớp của các thành viên trong tổ để rút kinh nghiệm, tổ chức bồi dưỡng để nâng cao trình độ tổ viên.
2.4. Thảo luận về các biện pháp chống bỏ học, đi học chuyên cần. Xây dựng và đăng kí các tiêu chí, chỉ tiêu của từng học kì và cả năm học cho từng khối lớp, được nhận xét đánh giá hàng tháng, từng kỳ và cả năm học. Sau đánh giá có biện pháp khắc phục những hạn chế cho tháng sau, kỳ sau.
2.5. Tổ chức phong trào thi đua trong tổ, nhận xét và đánh giá tổ viên, thảo luận kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ của giáo viên, bao gồm cả việc dạy bồi dưỡng, dạy các bài khó, chương khó, trao đổi kinh nghiệm thiết kế bài dạy. Tổ chức thao giảng, thăm lớp dự giờ, đánh giá chất lượng giờ dạy của các thành viên trong tổ.
2.6. Việc theo dõi kiểm tra giáo viên của tổ trưởng phải làm thường kỳ, có kế hoạch và công khai.
2.7. Đánh giá, xếp loại CBGV hàng kì và hàng năm. Đề nghị hiệu trưởng khen thưởng hoặc kỷ luật giáo viên.
3. Chế độ kiểm tra, hội họp
3.1. Kiểm tra giáo án, việc thực hiện chương trình của giáo viên: 1 tháng/lần (Vào thứ 6 tuần thứ 4 trong tháng)
3.2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Tình
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)