Quản lý chương trình seqaq

Chia sẻ bởi Nguyễn Trường Hận | Ngày 09/10/2018 | 157

Chia sẻ tài liệu: quản lý chương trình seqaq thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC DẠY HỌC CẢ NGÀY
Tập huấn CBQL cốt cán
Nội dung tài liệu
Bài 1. Một số vấn đề chung về chương trình
và hoạt động dạy học ở trường tiểu học FDS
1
Bài 2. Thực hiện CT dạy học ở trường tiểu học FDS: các tiếp cận dạy học hiệu quả.
2
Bài 3. Vấn đề giám sát, đánh giá
việc thực hiện chương trình của GV
3
Bài 4. Một số vấn đề về phát triển chuyên môn của GV
4
Mục tiêu
1
2
3
4
Có KT về:
CTGD
CTGD FDS
QL việc thực hiện CT
-PPDH hiệu quả
Có khả năng thực hiện tốt một số biện pháp QL chuyên môn trong trường FDS
Phát triển một số kỹ năng trong công tác quản lý trường FDS
Chia sẻ kinh nghiệm về QL chuyên môn
Bài 1. Một số vấn đề chung về CTGD và hoạt động dạy học ở trưởng tiểu học FDS
Một số vấn đề cơ bản về CTGD tiểu học
Khái niệm chung về chương trình
Thành tố của chương trình
Chương trình giáo dục ở trường FDS.

Quản lý hoạt động dạy học
Quản lý việc thực hiện chương trình
Quản lý các hoạt động dạy học
Hoạt động 1.
Thầy/cô đọc tài liệu từ trang 5 – 11
và thảo luận trong nhóm các câu hỏi sau:
1/ Khái niệm về chương trình, Những thành tố của CT? chuẩn CT
2/ Chương trình GD ở trường tiểu học FDS?
3/ Định hướng về PP và hình thức tố chức GD ở trường FDS
4/Sắp xếp TKB ở trường tiểu học FDS
Phản hồi hoạt động 1
Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.
Điều 29-Luật Giáo dục
Khái niệm về chương trình
Các thành tố của CTGD tiểu học

Mục tiêu giáo dục.
Phạm vi, cấu trúc, yêu cầu đối với nội dung giáo dục tiểu học.
Chuẩn KT - KN và yêu cầu về thái độ.
Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục.
Đánh giá kết quả học tập của HS.
Chuẩn gồm:

-  Chuẩn sau mỗi lớp, cấp học: là yêu cầu mà HS cần phải đạt được về kiến thức, kỹ năng và thái độ sau một lớp học, một cấp học.
-  Chuẩn chương trình môn học và hoạt động giáo dục: là yêu cầu mà HS cần phải đạt được về kiến thức, kỹ năng và thái độ của một môn học hoặc của một hoạt động giáo dục sau mỗi chủ đề, sau mỗi lớp, sau mỗi cấp học.
-  Chuẩn môn học trình bày theo cấu trúc:
Chủ đề (gồm một hoặc một số tiết học).
Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng mà HS đạt được sau khi học xong mỗi chủ đề.
Ghi chú là phần lấy ví dụ làm rõ chuẩn hoặc cách thức thực hiện chuẩn.
Chương trình giáo dục ở trường FDS
Trường tiểu học dạy học cả ngày (full day schooling- FDS):
Là mô hình trường tiểu học tổ chức cho học sinh được học tập/giáo dục cả ngày (buổi sáng, trưa, chiều) trong tuần tại trường (trừ các ngày nghỉ theo quy định).
CT GD ở trường tiểu học FDS: bên cạnh đảm bảo chương trình, tài liệu dạy học chung (bắt buộc, chung cho tất cả các trường tiểu học) thì còn bao gồm chương trình, tài liệu dạy học tự chọn (Ngoại ngữ, Tiếng DT, Tin học, nội dung tự chọn các môn học, HĐ GD NGLL).
.
Mục đích dạy học cả ngày:
Thực hiện tốt CT chung, nâng cao CL GD toàn diện.
Thực hiện tốt hơn dạy học phân hóa, HS có nhiều cơ hội để phát huy các khả năng và sở thích cá nhân; nhu cầu của cá nhân người học được đáp ứng tốt hơn; HS yếu có nhiều cơ hội được quan tâm giúp đỡ hơn để đạt chuẩn của chương trình.
Giúp giảm sức ép, tránh quá tải; tạo thuận lợi cho thực hiện đổi mới PPDH, làm cho việc học tập của HS ở trường hứng thú hơn.
Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện với HS ở trường và ở từng lớp học.
Định hướng về PP và hình thức tổ chức GD
Thực hiện PPDH tích cực.
Thực hiện phân hóa trong DH, tạo điều kiện phát triển năng lực của cá nhân HS.
Tổ chức đa dạng các hình thức, PPGD
Dành thời gian để HS tự học với sự hướng dẫn, giúp đỡ của GV.
Khai thác, sử dụng có hiệu quả các phòng chức năng, thư viện, các TBDH trong tổ chức các HĐ GD.
Huy động sự tham gia của CMHS, cộng đồng trong các HĐGD.
Xây dựng môi trường GD thân thiện, tạo hứng thú, hỗ trợ và thúc đẩy việc học tập của HS; phát huy tính tích cực, tự giác, vai trò làm chủ của HS.



QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Quản lý hoạt động dạy học
Hoạt động 2
Thầy/Cô đọc tài liệu từ trang 11-17 và từ thực tế quản lý giáo dục tiểu học, Thầy/cô trao đổi và thảo luận trong nhóm về: Mục tiêu, Nội dung, khó khăn và các biện pháp để quản lý các hoạt động dạy học trong trường tiểu học dạy học cả ngày?
Mục tiêu quản lý trường FDS
Quản lý tổ chức thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện khi thực hiện dạy học cả ngày
Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động theo quy định và phù hợp với nhu cầu thực tiễn
Phát huy tối đa các tiềm năng sẵn có , những điều kiện trong và ngoài để thực hiện tốt việc dạy học cả ngày
Bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới GD TH
Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, CMHS, cộng đồng về tầm quan trọng của việc dạy học cả ngày
Nội dung
Quản lý hoạt động dạy học
Quản lý hoạt động dạy của giáo viên
Quản lý hoạt động học của học sinh
Quản lý các phương tiện, điều kiện đảm bảo cho các hoạt động dạy học
1. QL hoạt động dạy của GV
Quản lý kế hoạch dạy học cả ngày
Quản lý phân công giảng dạy
Quản lý thực hiện chương trình và dạy học theo chuẩn KT_KN
Quản lý việc lập kế hoạch bài học
5) QL đổi mới PP và phương tiện DH
6) QL hồ sơ chuyên môn của GV
7)Kiểm tra đánh giá KQ thực hiện chương trình

1. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên
Quản lý kế hoạch dạy học cả ngày
Tổ chức học tập, nghiên cứu chủ trương của Đảng và Nhà nước về dạy học cả ngày
Nghiên cứu nội dung, chương trình, PP dạy học cả ngày
Tổ chức thảo luận mục tiêu dạy học cả ngày và mục tiêu trong kế hoạch tổng thể của nhà trường
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức đảm bảo các quy định về GV, CSVC, trang thiết bị, tài chính
1. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên
2) Quản lý phân công giảng dạy
Theo chuyên môn GV được đào tạo theo hướng chuyên sâu nhằm vừa tạo cơ hội cho họ nâng cao chất lượng dạy vừa góp phần xây dựng đội ngũ cốt cán bộ môn.
Căn cứ vào năng lực của giáo viên, điều kiện cụ thể của nhà trường, quyền lợi của học sinh và tham khảo nguyện vọng của giáo viên
Các bước thực hiện phân công GV
Nghiên cứu nắm bắt điểm mạnh, điểm yếu của từng giáo viên.
Phối hợp với các phó hiệu trưởng và khối trưởng chuyên môn để dự kiến
phân công.
- Khi cần thiết có thể đưa ra khối để thăm dò dư luận.
- Ra quyết định phân công và cũng có thể điều chỉnh sau một thời gian
nhất định.
1. QL hoạt động dạy của GV

3) Quản lý thực hiện chương trình và dạy học theo chuẩn KT_KN
Hiệu trưởng quản lý GV thực hiện đúng yêu cầu của CT và chuẩn KT_KN
Triển khai các nội dung chỉ đạo việc thực hiện chương trình
Nghiên cứu chương trình cấp học, những vấn đề trọng tâm trong thực hiện CT, và những lưu ý khi thực hiện CT dạy học cả ngày
XD các công cụ theo dõi việc thực hiện CT: Lịch báo giảng, sổ đầu bài, lịch kiểm tra hàng tháng, lịch thi cuối mỗi kỳ, số dự giờ thăm lớp…
1. QL hoạt động dạy của GV
1. QL hoạt động dạy của GV

4) Quản lý việc lập kế hoạch bài học
KH bài học là KH tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo nhằm đạt được các mục tiêu dạy học một bài cụ thể của môn học với sự trợ giúp của các thiết bị dạy học, sách giáo khoa...
Hiệu trưởng phải lưu ý hướng dẫn GV định hướng việc sử dụng sách GV như một tài liệu tham khảo và cung cấp những thiết bị cần thiết để GV có đầy đủ cơ sở, phương tiện cho việc soạn bài.
1. QL hoạt động dạy của GV
Hiệu trưởng cần
Yêu cầu các tổ khối chuyên môn nghiên cứu kỹ nội dung CT, trao đổi, bàn bạc để đi đến thống nhất về mục tiêu bài dạy, nội dung, PP, phương tiện, hình thức tổ chức của từng tiết học.
Hướng dẫn việc sử dụng SGK, SGV, sách tham khảo và các trang thiết bị hiện có.
Thường xuyên cùng với Phó HT hoặc khối trưởng kiểm tra việc lập kế hoạch bài học của GV
Thông qua việc dự giờ trên lớp để đánh giá việc chuẩn bị bài của GV.
1. QL hoạt động dạy của GV
5) QL đổi mới PP và phương tiện DH
ĐMPPDH là yêu cầu bức thiết để nâng cao chất lượng dạy học.
HT phải chỉ đạo chặt chẽ việc ĐMPP theo hướng kích thích tính tích cực, chủ động của học sinh.
Hiệu trưởng cần:
Tổ chức học tập nghiên cứu yêu cầu về ĐMPPDH
ĐM tổ chức hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn
1. QL hoạt động dạy của GV
QL giờ lên lớp của GV qua:
XD và vận dụng linh hoạt, sáng tạo tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy để kích thích được tính tự giác và nhu cầu lĩnh hội vốn kiến thức, ham học hỏi của HS.
- HT phổ biến cho GV các tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy (đảm bảo cho HS nắm được kiến thức cơ bản nhất của bài học; rèn luyện kỹ năng; rèn luyện nề nếp tư duy tích cực, sáng tạo; giáo dục tư tưởng tình cảm, đạo đức.
HT có KH dự giờ tất cả GV ít nhất 1 lần/năm học, tổ chức rút kinh nghiệm (SD tài liệu 5, 6,7 để đánh giá NL của GV)
Tổ chức tốt các HĐ/chuyên đề: trao đổi về nội dung, PPGD, TBDH cần thiết trong tổ chuyên môn trước khi lên lớp
Phỏng vấn HS, CMHS,đồng nghiệp, xem xét kết quả học tập của HS qua các giờ dự
6) QL hồ sơ chuyên môn của GV
Hồ sơ chuyên môn: KHDH, giáo án, Sổ báo giảng, Các loại sổ: Dự giờ, họp nhóm, Sổ chủ nhiệm….
Hiệu trưởng cần :
Chỉ đạo lập DS hồ sơ chuyên môn, phối hợp với BGH, tổ trưởng chuyên môn kiểm tra thường xuyên các hồ sơ chuyên môn của GV từ đó có những nhận xét, đánh giá, góp ý cho GV

1. QL hoạt động dạy của GV
7) Kiểm tra đánh giá KQ thực hiện chương trình
HT quản lý hoạt động học của HS qua phản ánh của GV về KQHT
Hiệu trưởng cần:
HT quản lý việc kiểm tra của GV đối với HS để đánh giá KQHT của HS và kết quả giảng dạy của GV
Quản lý kế hoạch kiểm tra HS của giáo viên;
Có kế hoạch kiểm tra giữa học kỳ, cuối học kỳ và hết năm học;
Yêu cầu chấm, trả bài đúng thời hạn, có sửa chữa hướng dẫn cho học sinh;
Phân công tổng hợp KQHT theo định kỳ để nắm bắt được chất lượng GD và giúp GV điều chỉnh hoạt động dạy của mình, kích thích tính tự giác học tập của HS.
2. QL hoạt động học của HS
Quản lý việc chuyên cần của HS
QL nề nếp học tập của HS
Quản lý việc tổ chức các HĐGDNGLL
2. QL hoạt động học của HS
Quản lý việc chuyên cần của HS
Giúp duy trì sĩ số , chống bỏ học, hạn chế lưu ban
Hiệu trưởng cần chỉ đạo:
Việc kiểm diện HS từng buổi học
Thường xuyên liên hệ với gia đình HS
Phối hợp GĐ-NT-XH

2. QL hoạt động học của HS
2) QL nề nếp học tập của HS
Giúp HS có tinh thần , động cơ học tập đúng, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo , hình thành nề nếp học tập, nâng cao chất lượng học tập
Hiệu trưởng cần:
Tổ chức XD và thực hiện nội quy học tập của HS
Theo dõi, kiểm tra, nhận xét tình hình thực hiện nội quy học tập của HS
Phát động các phong trào thi đua học tập tốt
2. QL hoạt động học của HS
3) Quản lý việc tổ chức các HĐGDNGLL
HĐGDNGLL góp phần thực hiện muc tiệu GD toàn diện
Hiệu trưởng cần:
XD chương trình hoạt động GD
XD đội ngũ GV có năng lực tổ chức
Phối hợp lực lượng ngoài xã hội
XD CSVC, trang thiết bị, tài chính cho tổ chức HĐ
3. QL các phương tiện, điều kiện đảm bảo cho các hoạt động dạy học
QL CSVC, môi trường học tập
QL việc thi đua khen thưởng HS và GV
QL việc thực hiện kế hoạch phối hợp NT- Hội CMHS và cộng đồng
QL việc thực hiện phối hợp NT- CĐ


3. QL các phương tiện, điều kiện đảm bảo cho các hoạt động dạy học
1) QL CSVC, môi trường học tập
CSVC, TBDH là ĐK đảm bảo hiệu quả việc DH.
QL CSVC, TBDH đáp ứng yêu cầu sử dụng hiệu quả để nâng cao CL dạy học.
Hiệu trưởng cần:
Thường xuyên nắm vững tình hình số lượng, tình trạng CSVC, thiết bị
Hằng năm, tiến hành kiểm kê vào một thời điểm nhất định.
Xây dựng nội quy bảo quản, SD từng loại CSVC.
Quy định rõ trách nhiệm. Mỗi khi có hư hỏng, mất mát phải quy rõ trách nhiệm và xử lý minh bạch.
Hằng năm kịp thời bổ sung, sửa chữa thay thế những thiết bị, CSVCcần thiết.  

2)QL việc thi đua khen thưởng HS và GV
Thi đua khen thưởng là đòn bẩy để phát huy tính chủ động sáng tạo của HS và GV
Hiệu trưởng cần
Đối với GV
XD các tiêu chuẩn thi đua khen thưởng
Phát động phong trào thi đua
Các tiêu chí thi đua cần quan tâm: cải tiến PP DH, biện pháp nâng cao chất lượng
Theo dõi , KT, đánh giá

3. QL các phương tiện, điều kiện đảm bảo cho các HĐdạy học
3. QL các phương tiện, điều kiện đảm bảo cho các HĐdạy học
Đối với HS
Kết hợp với Đội phát động các đợt thi đua theo chủ điểm nhằm thu hút HS vào các hoạt động học tập và vui chơi
Thường xuyên động viên tinh thần học tập của HS bằng các hình thức khen thưởng như nêu gương, xây dựng các điển hình tốt
Tổ chức các cuộc vận động GV, các phong trào thi đua của HS như: học tốt, hoạt động về nguồn, đền ơn đáp nghĩa để giáo dục truyền thống
3. QL các phương tiện, điều kiện đảm bảo cho các HĐdạy học
3) QL việc thực hiện kế hoạch phối hợp NT- Hội CMHS và cộng đồng
XD và QL quỹ hội: NT tư vấn cho Ban đại diện về SD quỹ, bảo đảm hợp lý,hiệu quả
Tham gia GD HS trong và ngoài nhà trường: Tạo điều kiện cho Ban đại diện CMHS tham gia các hoạt động của nhà trường;
Hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động GD NGLL, HĐVH_NT..
3. QL các phương tiện, điều kiện đảm bảo cho các HĐdạy học
4) QL việc thực hiện phối hợp NT- CĐ
Tham mưu với chính quyền tổ chức ngày toàn dân đến trường.
Vận động cha mẹ tạo điều kiện cho con đến trường
Tuyên truyền, vận động nhân dân hỗ trợ nguồn lực cho GD
Tham mưu với Đảng ủy, Chính quyền về phương hướng, chủ trương, mục đích nội dung và cách thức thực hiện XHHGD
Bài 2: THỰC HiỆN CHƯƠNG TRÌNH GD FDS: CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆU QUẢ
MỤC TIÊU CỦA BÀI
1. Tìm hiểu dạy học phân hóa HS: Vì sao phải quan tâm tới dạy học phân hóa ? Dạy học phân hóa trong trường FDS: những thuận lợi/ khó khăn, biện pháp thực hiện.
2. Tìm hiểu các đặc trưng chính của học tập tích cực và một số kỹ thuật dạy học tích cực
3. Đánh giá việc sử dụng PP dạy học tích cực của GV
I. CÁC KHÁI NIỆM VỀ DẠY HỌC PHÂN HÓA
Dạy học phân hóa là dạy học để đáp ứng nhu cầu của tất cả học sinh
Dạy học phân hóa đòi hỏi xem xét quyền lợi của học sinh, phong cách học tập cá nhân mức độ làm chủ kiến thức, kỹ năng thái độ học tập và sở thích cá nhân
Dạy học phân hóa là thừa nhận sự khác nhau của học sinh về nền tảng kiến thức, sự lanh lợi ngôn ngữ sở thích trong việc học và sự quan tâm, để sẵn sàn phản ứng nhanh. Dạy học phân hóa là quá trình giảng dạy và học tập của học sinh có sự khác nhau trong cùng một lớp.
1. Khái niệm
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA LỚP HỌC PHÂN HÓA
Dạy các khái niệm chính và nguyên tắc cơ bản (HS có thể tiếp cận bài học bằng nhiều cách khác nhau)
Tiến hành đánh giá sự sẵn sàng và tiến bộ của học sinh
Nhóm linh hoạt luôn được sử dụng (cá nhân, cặp, nhóm)
Học sinh được hoạt động như nhà thám hiểm (HS-trung tâm), giáo viên hướng dẫn việc khám phá

Hoạt động 3
Thầy/Cô trao đổi trong nhóm về các vấn đề sau:
1) Vì sao phải dạy học phân hóa
2) Khó khăn của dạy học phân hóa trong lớp học
Dạy học phân hóa
Phân hoá dạy học - là con đường nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học
Sự phân hoá dạy học đặc biệt cần thiết để làm bộc lộ và phát triển đầy đủ tư chất và năng lực của trẻ
Phần lớn HS hứng thú đối với một số môn học, hoặc một dạng hoạt động nào đó.
Quá trình DH sẽ đạt hiệu quả mong muốn nếu biết sử dụng hứng thú của HS vào mục đích DH & GD
Tạo ra động lực học tập, tạo điều kiện phát triển tối đa tư chất và năng lực của HS có năng khiếu.
Phân hoá dạy học tránh được tình trạng quá tải đối với HS
Tổ chức dạy học phân hóa
Tìm hiểu về HS của bạn
Cân bằng mục tiêu học tập, tài liệu học tập và nhu cầu học sinh trường FDS
Xây dựng kế hoạch bài học với các hoạt động đa dạng
Sử dụng các nhóm học tập linh hoạt và hợp tác
Tiến hành đánh giá thường xuyên
Ba bước (khởi đầu cho việc thực hiện dạy học phân hóa trong lớp học)
1.Tìm hiểu HS.
2. Xác định những lĩnh vực của chương trình dạy học ở trường FDS mà có thể điều chỉnh cho phù hợp để áp dụng cho việc dạy học phân hóa
3. Kiểm tra các nhiệm vụ của GV trong lớp học phân hóa
Việc dạy học phân hóa có thể dựa trên 3 lĩnh vực chung:
• Nội dung dạy học
• Các phương pháp và kỹ thuật sử dụng để giúp HS hiểu được một chủ đề nhất định
• Các sản phẩm của HS thể hiện việc học của các em.
46

Dạy học lấy học sinh làm trung tâm
Child - Centred Methodology
47
Phương pháp dạy - học
lấy học sinh làm trung tâm
CCM
HAI MÔ HÌNH CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC



Hoạt động 4: trao đổi trong lớp
Theo thầy/Cô Những yếu tố khác biệt giữa dạy học lấy GV làm trung tâm với dạy học lấy HS làm trung tâm là gì ?

53



GIÁO
VIÊN
Sử dụng hợp lí
và hiệu quả ĐDDH
Tuyên dương,
khen thưởng
khi HS có tiến bộ
Khuyến khích, gợi mở,
giao việc cho HS
thực hiện các hoạt động
theo đúng trình độ và nhu cầu
Quan tâm nhiều
đến tất cả HS
Tổ chức hoạt động
giúp đỡ và hỗ trợ
HS học tập
Chia HS theo nhóm
để việc học
có hiệu quả
ĐẶC TRƯNG DẠY HỌC HS – TT


54
HỌC SINH
Học sinh tự trình
bày sản phẩm
HS hoạt động
là chủ yếu
Học sinh trực tiếp
sử dụng đồ dùng
dạy - học
Học sinh trao đổi
giúp đỡ lẫn nhau
Học sinh phát huy
tính chủ động
tích cực
HS có cơ hội
giao tiếp và trao
đổi với bạn bè
và GV
Học sinh có cơ hội
học từ những gì
các em làm.
Học sinh đánh giá
sản phẩm
của nhau.
Đặt người học vào trung tâm của quá trình dạy học.
Tạo cơ hội tới mức tối đa để HS tham gia tích cực vào quá trình dạy học thông qua các hoạt động.
Tăng cường mối liên hệ giữa học cá nhân và học hợp tác.
Kết hợp đánh giá của giáo viên với đánh giá của học sinh



55
Dạy - học lấy học sinh làm trung tâm
Bài tập
Thầy cô đọc và hoàn thành nội dung bài tập trong tài liệu năng lực dạy học ở trường học FDS trang 74


BÀI 3: VẤN ĐỀ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ViỆC THỰC HiỆN CHƯƠNG TRÌNH CỦA GIÁO VIÊN
Tập huấn CBQL cốt cán
Mục tiêu
Biết được tầm quan trọng của công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình của GV.
Có kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình của GV.
Có kỹ năng viết báo cáo giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình của GV.
Giám sát việc thực hiện CT của GV
Giám sát việc thực hiện CT của GV là hoạt động được tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua một hệ thống công cụ để thu thập, cập nhật, so sánh và phân tích các thông tin dữ liệu trong suốt quá trình thực hiện chương trình.
Giám sát CT giúp các nhà quản lý xem xét tiến độ triển khai và kết quả đạt được; giúp họ biết được tình trạng tương đối của việc thực hiện kế hoạch của GV tại một thời điểm nào đó (hoặc trong một khoảng thời gian nào đó) so với mục tiêu.
Đánh giá việc thực hiện CT
là xác định các mức độ đạt được khi đối chiếu việc thực hiện chương trình của GV với các yêu cầu đề ra.
Đánh giá giúp làm rõ việc thực hiện chương trình của GV và phát hiện những khó khăn, vướng mắc nảy sinh nhằm tìm biện pháp khắc phục hoặc phòng ngừa.
Quá trình đánh giá cung cấp các thông tin đáng tin cậy và hữu ích cho GV và cả CBQL, cho phép rút ra các bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng việc thực hiện chương trình của GV
Các yêu cầu đối với các hoạt động đánh giá việc thực hiện chương trình của GV

Hỗ trợ quá trình thực hiện CT của GV.
Chỉ ra những điểm yếu, điểm mạnh trong quá trình dạy và học.
Sử dụng các PP và kỹ thuật đánh giá khác nhau.
Khuyến khích tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong GV.
Đảm bảo nguyên tắc đánh giá toàn diện, phù hợp, công bằng, tin cậy và khả thi.

Mối quan hệ giữa giám sát và đánh giá
Nếu chỉ có giám sát mà không có đánh giá thì chỉ giúp thấy được việc thực hiện chương trình của GV so với kế hoạch đề ra nhưng không thấy được tác động của chúng, không rút ra được những bài học kinh nghiệm.
Nếu chỉ có đánh giá mà không có giám sát thì sẽ không cập nhật được tình hình thường xuyên, không có những cảnh báo sớm để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Nội dung giám sát và đánh giá việc thực hiện CT của GV
Giám sát và đánh giá việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV
Giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch bài học trên lớp của GV
Giám sát và đánh giá việc đổi mới phương pháp của GV
Giám sát và đánh giá GV trong việc hướng dẫn HS học tập
Giám sát và đánh giá việc GV thực hiện đánh giá kết quả học tập của HS
Các nguồn thông tin phục vụ cho công tác giám sát và đánh giá việc thực hiện chương trình của GV

Gián tiếp
Qua hồ sơ của GV: Giáo án; Sổ điểm cá nhân; Sổ kế họach giảng dạy; Kế hoạch công tác của cá nhân trong năm học; Sổ họp; Sổ dự giờ; Sổ sáng kiến kinh nghiệm
Hồ sơ của tổ chuyên môn: Sổ kế hoạch và công tác của tổ ghi đủ tất cả các trang; Sổ biên bản họp và sinh hoạt tổ; Sổ kiểm tra, đánh giá xếp lọai GV về công tác chuyên môn; Lưu các tài liệu chuyên đề ngoại khóa, sáng kiến kinh nghiệm của tổ chuyên môn.
Các loại hồ sơ của HS

Trực tiếp
a) Qua quan sát, dự giờ GV
b) Qua đánh giá kết quả học tập của HS bằng các bài kiểm tra


“Tình huống nào sau đây cho thấy hiệu trưởng đưa ra cho GV “phản hồi có ý nghĩa”? Tại sao?
Tình huống 1 - phản hồi từ hiệu trưởng số 1 với giáo viên đứng lớp sau khi dự giờ tiết toán lớp 2.

Hiệu trưởng: Tôi không hài lòng lắm với bài giảng. tại sai HS lại quá ồn trong khi cô tổ chức trò chơi đó? HS cần phải nghiêm túc trong giờ học toán.
Giáo viên đứng lớp: HS thực sự thích chơi trò chơi trong các tiết toán.
Hiệu trưởng: HS có thể chơi trò chơi vào những lúc khác, và nhẽ ra các em nên làm bài tập để đảm bảo là các em đã hiểu được bài. Nhẽ ra cô nên theo hướng dẫn bài giảng.
Giáo viên đứng lớp: Tôi dùng trò chơi để củng cố những kĩ năng đã giới thiệu trong bài.
Hiệu trưởng: Tôi không bằng lòng khi cô không viết tên bài giảng lên bảng vào đầu tiết học.
Tình huống 2. - Phản hồi từ hiệu trưởng số 2 với giáo viên đứng lớp sau khi dự giờ tiết toán lớp 2.

Hiệu trưởng: Tôi rất hài lòng vì cô đã sử dụng trò chơi để củng cố bài học. Tôi cho là HS đã thật sự “tích cực” và các em có vẻ đã học được rất nhiều từ trò chơi. Tại sao cô lại chọn trò chơi này trong bài giảng?
Giáo viên đứng lớp: Tôi chọn trò chơi này vì HS có thể thực hành các kĩ năng sử dụng các số đến 10 của các em và trò chơi sẽ giúp các em bổ sung thêm các con số.
Hiệu trưởng: Tôi thật sự muốn nghe thêm ý kiến của cô vè các hoạt động khác mà cô sẽ sử dụng trong các tiết toán để khuyến khích HS trở nên tích cực hơn. Tôi hài lòng với việc dự giờ lớp học của cô sáng nay và tôi có thể thấy rằng HS thích học toán.
Các kỹ thuật đánh giá
Đánh giá bằng bảng hỏi/bảng kiểm
Dự giờ và thăm lớp
Hệ thống báo cáo
Phỏng vấn
Đánh giá đồng đẳng
Tự đánh giá
Lập kế hoạch giám sát, đánh giá việc thực hiện CT của GV
Cấu trúc một bản kế hoạch giám sát
- Mục tiêu giám sát
- Nội dung giám sát
- Khung tiêu chí giám sát
- Phương pháp sử dụng giám sát
- Tổ chức thực hiện giám sát
- Kinh phí thực hiện giám sát
- Kế hoạch sử dụng thông tin giám sát
Các bước giám sát và đánh giá
Bước 1: Xác định mục tiêu giám sát
Bước 2 Xác định nội dung giám sát
Bước 3: Các PP sử dụng để giám sát
Bước 4: Xác định các chỉ số giám sát
Bước 5: Tổ chức thực hiện giám sát
Bước 6: Báo cáo (việc thực hiện mục tiêu, những khó khăn, đề xuất các biện pháp khắc phục khó khăn)
Hoạt động 5
Thầy/ Cô sử dụng tài liệu phần giám sát và đánh giá để xây dựng kế hoạch giám sát việc thực hiện chương trình của GV
Giám sát và đánh giá việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV (Quảng trị)
Giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch bài học trên lớp của GV (Quảng Ngãi, Đắc lắc))
Giám sát và đánh giá việc đổi mới PP của GV (Quảng Nam, Đắc Nông)
Giám sát và đánh giá GV trong việc hướng dẫn HS học tập (Kom Tum)
Giám sát và đánh giá việc GV thực hiện đánh giá kết quả học tập của HS (Gia Lai)


BÀI 4: PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN: HƯỚNG DẪN TẬP HuẤN
Tập huấn CBQL cốt cán
TẦM QUAN TRỌNG CỦA ViỆC PHÁT TRIỂN CHUYÊN MÔN
Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên
Nâng cao hiệu quả công việc của mỗi GV
Nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường
Nội dung bồi dưỡng phát triển chuyên môn
Nội dung bồi dưỡng CM dựa trên cơ sở tình hình thực tế đội ngũ GV của nhà trường
Đa dạng hóa ND, hình thức BD để giúp GV được rèn luyện nâng cao tay nghề. GV có NL không bị hạn chế , GV khác không bị quá tải
Nội dung bồi dưỡng GV phải được cải tiến theo hướng phân hóa nội dung phù hợp với nhiệm vụ cụ thể của GV
Nhóm đối tượng GV các môn VH cơ bản
Nhóm đối tượng GV chủ nhiệm (NL giao tiếp CMHS, NL phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường; Tổ chức các HĐ DH)
Hình thức đào tạo bồi dưỡng
Thiết kế hội thảo tập huấn
Tiến hành đánh giá nhu cầu
XDcác mục tiêu của hội thảo tập huấn
Xác định những Nội dung, hoạt động mà sẽ giúp người học đạt được những mục tiêu này
Xác định các tài liệu học tập cho các học viên
Xác định những trang thiết bị tập huấn - máy chiếu, máy tính, ...?
Quyết định lượng thời gian tập huấn?
Thực hiện một cuộc hội thảo

Chuẩn bị hội thảo
Xác định số lượng học viên tham gia hội thảo
Xác định vị trí tập huấn.
Liên hệ và thông báo cho các học viên về mục tiên hội thảo, thời gian, địa điểm, kinh phí, thủ tục thanh toán
XD và phát tài liệu cho mỗi buổi làm việc hoặc cho toàn bộ hội thảo trước khi hội thảo bắt đầu.
Kiểm tra phòng tập huấn trước khi tập huấn.
Bố trí bàn tiếp đón học viên v.v.
Trưng bày tư liệu bổ sungđể học viên tham khảo
Chuẩn bị nước uống, hoa quả cho giờ nghỉ giải lao
Đánh giá hội thảo
Đánh giá mức độ hài lòng của học viên







Các kỹ thuật tập huấn

Động não
Thảo luận nhóm
Nghiên cứu điển hình (case study)
Các hoạt động khởi động tạo không khí, tiếp sức
Thực địa
Các diễn đàn
Đóng vai
Hỏi đáp
Đánh giá hội thảo
Kiến thức học viên đạt được trong cuộc hội thảo
HV tự đánh giá về mức độ mình đạt được kiến thức, năng lực , mức độ áp dụng KT, năng lực đó (theo thang đo mức độ)
Đánh giá nhu cầu của HV về nội dung liên quan đến chủ đề của HT
Nhận xét chung về khóa tập huấn - Nội dung nào hỗ trợ họ tốt nhất trong việc cải thiện chất lượng dạy học của họ.
www.themegallery.com
Thank You !
Con đường thực hiện dạy học phân hóa
Các dạng phân hoá dạy học:
1. Phân hoá dạy học theo năng lực:
- Theo năng lực chung (sức học)
- Theo năng lực chuyên biệt.
2. Phân hóa dạy học theo hứng thú của học sinh
Các dạng phân hóa trong giờ học
1. Phân hoá theo hứng thú:
- Căn cứ vào hứng thú để tổ chức cho HS tìm hiểu khám phá nhận thức theo hứng thú mạnh, trung bình, thấp .GV giao các nhiệm vụ cho nhóm. Nhóm có cường độ mạnh thì có nhiệm vụ tìm tòi và độc lập sáng tạo, nhóm có cường độ thấp thì có nhiệm vụ làm theo mẫu. .


2. Phân hoá theo sự nhận thức: căn cứ vào nhịp độ lĩnh hội , phân hóa: nhóm nhanh, TB, chậm. Mỗi nhóm có các nhiệm vụ,các PP biện pháp khác nhau.
3. Phân hoá giờ học theo sức học:
Căn cứ vào học lực của HS để tổ chức những tác động sư phạm phù hợp. Dựa trên các trình độ khá, TB, yếu mà GV giao cho HS những nhiệm vụ tương ứng.
4. Phân hoá giờ học theo động cơ, lợi ích học tập của học sinh: Với HS có nhu cầu tìm tòi, hiểu biết cao cần xác định nhiệm vụ học tập cao hơn và đưa thêm nhiều nội dung, tài liệu học tập để tự học
Với nhóm học sinh có nhu cầu học tập không cao thì việc phân hoá dạy học phải chú ý đến nhiệm vụ, nội dung cơ bản và bổ sung những vấn đề thực tế giúp học sinh hào hứng học tập



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trường Hận
Dung lượng: 2,29MB| Lượt tài: 15
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)