Quản lí dạy hocà nhập học sinh khuyết tật

Chia sẻ bởi Cao Thống Suý | Ngày 11/10/2018 | 111

Chia sẻ tài liệu: Quản lí dạy hocà nhập học sinh khuyết tật thuộc Kĩ thuật 4

Nội dung tài liệu:

Quản lí giáo dục

hoà nhập học sinh khuyết tật

ở tiểu học
Một số vấn đề cơ bản

cần quán triệt ở tập huấn

cán bộ quản lý
I/ Nâng cao nhận thức về giáo dục
trẻ khuyết tật
a/ Trước đây, giáo dục trẻ khuyết tật là hoạt động nhân đạo, từ thiện mọi người hảo tâm có điều kiện, tự giác, một số tổ chức quốc tế thực hiện.
b/ Hiện nay, giáo dục trẻ khuyết tật là nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện Luật của mọi người, mọi ngành (Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật xây dựng; Các Quyết định của Thủ tướng,Thông tư hướng dẫn thực hiện của Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành,...).
c/ Vấn đề người khuyết tật là tồn tại khách quan, ngoài ý muốn của con người, xã hội. Người khuyết tật luôn là vấn đề có tính xã hội, kể cả ở các nước phát triển. Vấn đề người khuyết tật vẫn là vấn đề được toàn xã hội quan tâm (có Luật người tàn tật, khuyết tật).
d/ Người khuyết tật được bình đẳng với mọi người về các quyền: Chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, tham gia và phát triển.
e/ Gia đình không được giấu con cái là người khuyết tật; các cơ sở y tế phải có trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng; nhà trường phải tiếp nhận giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề cho người khuyết tật.
f/ Các cấp chính quyền chịu trách nhiệm trước chính phủ, chỉ đạo mọi hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật ở địa phương.
g/ Giáo dục trẻ khuyết tật là giải pháp phát triển kinh tế của đất nước (huy động được nguồn lao động của người khuyết tật đóng góp cho xã hội, bớt đi những khoản phải trợ cấp nuôi dưỡng người khuyết tật).

h/ Thực hiện tuyên bố BIVAKO: Vào năm 2010 có 75% trẻ em được tiếp cận giáo dục tiểu học.
II. Định hướng phát triển
giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam
* Giáo dục hoà nhập ở Việt Nam theo hướng dựa vào cộng đồng.
- Hiện nay có 105 trường chuyên biệt GDTKT với khoảng 10.000 học sinh khuyết tật; 2500 trường hoà nhập với trên 230.000 học sinh khuyết tật.
- Tỉ lệ học sinh khuyết tật được giáo dục chuyên biệt/giáo dục hoà nhập khoảng trên 4%. Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật phù hợp với đặc điểm văn hóa và điều kiện kinh tế Việt Nam. Giáo dục hoà nhập là phương thức giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật hiệu quả nhất hầu hết các quốc gia trên thế giới đang thực hiện.
Những định hướng cơ bản về giáo dục
trẻ khuyết tật nước ta trong giai đoạn tới
Xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp qui về GD trẻ khuyết tật
Phát triển nguồn nhân lực cho GD trẻ khuyết tật
Phát triển hệ thống hỗ trợ GD trẻ khuyết tật
Tăng cường công tác quản lý GD trẻ khuyết tật
Hoàn thiện công tác quản lý GD trẻ khuyết tật, tăng cường phối hợp giữa các ban ngành và công tác tuyên truyền
Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GD trẻ khuyết tật.
1.Xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp qui về giáo dục trẻ khuyết tật bao gồm:
Xây dựng và hoàn thiện chính sách về chế độ ưu tiên, khuyến khích giáo viên và những người làm việc với trẻ khuyết tật; Chế độ ưu tiên, trợ giúp đối với trẻ khuyết tật, tạo điều kiện để trẻ khuyết tật có cơ hội đến trường.
Xây dựng và hoàn thiện chính sách về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, khuyến khích đầu tư sản xuất phương tiện thiết bị phục vụ giáo dục trẻ khuyết tật.
Xây dựng và hoàn thiện chính sách đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ quan nghiên cứu và cơ sở đào tạo thuộc lĩnh vực giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật; chính sách về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực là người khuyết tật.
2.Phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục trẻ khuyết tật bao gồm:
Phát triển, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý GD các cấp về GD trẻ khuyết tật.
Phát triển và đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng viên của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo về GD trẻ khuyết tật.
Phát triển, đào tạo đội ngũ giáo viên các cấp đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ khuyết tật.
Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là người khuyết tật.
3. Phát triển hệ thống hỗ trợ GD trẻ khuyết tật gồm:
Phát triển các chương trình và giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng GD trẻ khuyết tật.
Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở vật chất (kiến trúc) nhà trường không rào cản với trẻ khuyết tật đạt tiêu chuẩn.
Cung cấp phương tiện thiết bị dạy học phù hợp với trẻ có các dạng khuyết tật khác nhau trong nhà trường.
Xây dựng các trung tâm hỗ trợ và phát triển GD hoà nhập trẻ khuyết tật.
Hình thành một hệ thống dịch vụ tư vấn cho các đối tượng liên quan tới GD trẻ khuyết tật.
4. Tăng cường công tác quản lý giáo dục trẻ khuyết tật bao gồm:
Hoàn thiện hệ thống quản lý ngành về GD trẻ khuyết tật.
Xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ quản lý GD trẻ khuyết tật.
Xây dựng cách đánh giá chất lượng GD trẻ khuyết tật.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra GD trẻ khuyết tật.
5.Tăng cường phối hợp liên ngành và đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục trẻ khuyết tật bao gồm:
Tạo cơ chế phối hợp các ban ngành và các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị-xã hội trong việc phát hiện, vận động và tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật đi học.
Thu hút cộng đồng và các ban ngành hữu quan phối hợp tham gia vào công tác chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng, hướng nghiệp dạy nghề và tạo công ăn việc làm cho trẻ và thanh thiếu niên khuyết tật.
Tăng cường phối hợp liên ngành trong việc tham gia vào công tác quản lý GD hoà nhập trẻ khuyết tật.
Thu hút sự tham gia liên ngành trong việc tuyên truyền cổ động, vận động toàn dân quan tâm chăm lo GD hoà nhập trẻ khuyết tật.
6.Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục trẻ khuyết tật bao gồm:
Huy động nguồn lực từ hợp tác quốc tế để hỗ trợ và tăng cường trang thiết bị, kỹ thuật cho GD hoà nhập trẻ khuyết tật.
Xây dựng cơ chế, chính sách hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện các mô hình thí điểm về GD hoà nhập trẻ khuyết tật.
Hợp tác chia sẻ học tập kinh nghiệm trong khu vực và trên thế giới về lĩnh vực GD hoà nhập trẻ khuyết tật.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Thống Suý
Dung lượng: 126,00KB| Lượt tài: 4
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)