PPCT_THEDUC_THCS

Chia sẻ bởi Ktv Duy Nam | Ngày 14/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: PPCT_THEDUC_THCS thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN THỂ DỤC

Do đặc điểm của môn Thể dục phụ thuộc nhiều vào CSVC và khí hậu thời tiết. Căn cứ vào khung phân phối chương trình Thể dục THCS của Bộ GDĐT và các điều kiện của trường học, Sở GDĐT thống nhất xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể như sau:
1. Môn Thể dục không dạy vào tiết 5 buổi sáng và tiết 1 buổi chiều, không được ghép dạy chung với các bộ môn khác. Được phép dạy học 2 tiết liền. (Riêng môn Bơi, nội dung học và lượng vận động phải vừa sức học sinh, không bố trí học quá 2 tiết/buổi).
2. Môn thể thao tự chọn, ngoài 4 môn được Bộ GDĐT biên soạn trong SGK, các trường học có thể lựa chọn các môn thể thao khác phù hợp với điều kiện nhà trường và xu thế phát triển của địa phương. Môn thể thao tự chọn được thực hiện trên nguyên tắc GV biên soạn chương trình (xây dựng mục tiêu, nội dung, kế hoạch dạy học và kiểm tra, đánh giá); bảo đảm thời lượng, nội dung vừa sức HS và được sự đồng ý của Phòng GDĐT địa phương.
3. Môn Chạy bền được dạy rải trong 2 học kì. Vì vậy, khi thực hiện các tiết học có nội dung chạy bền, GV cần phải tính toán kỹ lượng vận động của các nội dung trong cùng tiết dạy và đưa ra lượng vận động hợp lý cho HS theo nhóm sức khoẻ và giới tính, sao cho vừa sức, tránh hiện tượng quá tải. Trong 1 tiết dạy, nội dung chạy bền được sắp xếp một cách hợp lí vào cuối phần cơ bản, như vậy thời gian chạy bền mỗi tiết khoảng 3 - 5 phút và hầu như tuần nào cũng luyện tập chạy bền. Khi HS đã luyện tập thường xuyên đủ thời lượng thì giáo viên sẽ kiểm tra ở cuối học kì 2 để lấy điểm kết thúc môn và coi đó là kết quả rèn luyện thân thể.
4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập được thực hiện theo quy chế hiện hành. Giáo viên có thể chọn 1 nội dung thực hành trong học kì (trừ nội dung đã kiểm tra 1 tiết) để kiểm tra lấy điểm học kì và sắp xếp nội dung này ở cuối học kì cho HS được ôn luyện thường xuyên. Giáo viên cần thông báo trước nội dung và yêu cầu kiểm tra để HS ôn luyện. Kiểm tra thường xuyên bao gồm kiểm tra kiến thức, kiểm tra một số động tác do GV quy định. Các GV phải thực hiện đổi mới việc kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, khi ra đề kiểm tra phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình và điều kiện sức khoẻ, thể lực HS, trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra và xây dựng đáp án.
LỚP 6
Cả năm : 37 tuần = 70 tiết
Học kì I : 19 tuần = 36 tiết
Học kì II : 18 tuần = 34 tiết

HỌC KÌ I

Tiết
Bài dạy

1
- Lý thuyết: Lợi ích tác dụng của TDTT. (mục 1)

2
- ĐHĐN: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số từ 1 đến
hết và từ 1-2, 1-2 đến hết. Đứng nghiêm, đứng
nghỉ, quay phải, quay trái, quay đằng sau, cách
chào, báo cáo, xin phép ra, vào lớp.
- Bài TD: Học động tác: Vươn thở, tay, ngực.

3
- ĐHĐN: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
Dàn hàng ngang, dồn hàng.
- Bài TD: Ôn động tác: Vươn thở, tay, ngực. Học động tác: Chân, bụng.

4
- ĐHĐN: Giậm chân tại chỗ, đi đều, đứng lại
- Bài TD: Ôn 5 động tác: Vươn thở, tay, ngực, chân, bụng.
Học 2 động tác: Vặn mình, phối hợp.
- Chạy bền: Chạy vòng số 8.

5
- ĐHĐN: Ôn một số kĩ năng đã học do GV chọn.
Học: Đi đều, đi đều vòng phải, vòng trái
- Bài TD: Ôn 7 động tác đã học.

6
- ĐHĐN: Ôn một số nội dung HS thực hiện còn yếu.
- Bài TD: Ôn 7 động tác đã học.
Học 2 động tác: Nhảy, điều hòa.
- Chạy bền: Trò chơi 2 lần hít vào 2 lần thở ra.
Chạy vòng số 8

7
- ĐHĐN: Ôn một số nội dung HS thực hiện còn yếu
- Bài TD: Ôn 9 động tác đã học: Vươn thở, tay, ngực, chân,
bụng, vặn mình, phối hợp, nhảy, điều hòa.

8
- ĐHĐN: Đi đều–đứng lại, đi đều vòng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ktv Duy Nam
Dung lượng: 387,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)