PP học tốt bộ môn Ngữ Văn

Chia sẻ bởi Trường THCS Nguyễn Văn Tiết | Ngày 07/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: PP học tốt bộ môn Ngữ Văn thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô
về dự chuyên đề môn Ngữ văn
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
1
CHUYÊN ĐỀ:
PHƯƠNG PHÁP HỌC TỐT BỘ MÔN VĂN LỚP 9.
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dân tộc ta có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Cha ông ta đã để lại cho thế hệ sau nhiều tư tưởng giáo dục với cốt lõi là “lấy việc học làm gốc” nó ngang tầm và tương ứng với tư tưởng giáo dục hiện đại là “ học để nên người”.
Trong chương trình giáo dục phổ thông thì môn Văn là một bộ môn có vai trò quyết định hình thành nên nhân cách của một con người.Mac-xim Gorki đã nói “Văn học là nhân học”.Vâng! văn học là học về con người, hình thành nhân cách.
Trong xã hội ngày nay, khi con người chúng ta đang bị cuốn theo guồng máy công nghiệp, thực chất và thực dụng thì cái được gọi là cảm nhận, cảm xúc không còn được xem là quan trọng nữa. Chúng ta không lấy làm lạ khi một thanh niên Việt Nam với câu trả lời “Chán lắm !”, “khó hiểu lắm !” Khi được hỏi “Bạn có thích học môn Văn không?”.Đó là chưa nói đến học sinh đối tượng gần gũi nhất với môn học thì trả lời một cách tự nhiên: “ Em không thích!” Khi được hỏi câu hỏi trên.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
3
Với vai trò là người truyền tải yêu thương, người định hướng tâm hồn cho các em thì chúng ta cảm thấy như thế nào trước thực trạng ấy.Làm sao để học sinh có hứng thú trong học tập bộ môn Văn, hứng thú tìm hiểu, khám phá những cái hay cái đẹp. Ngoài những tài liệu học tập, thì người giáo viên dạy Văn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành các kĩ năng về kiểu bài khi các em làm văn trong đó có kiểu bài “Cách làm bài văn nghị luân về một bài thơ, đoạn thơ.”
Đây là kiểu bài mà HS hay gặp nhưng lại rất khó đối với HS trong trường tôi hiện nay. Vậy, HS khi làm bài cần hiểu đúng thế nào là nghị luận về tác phẩm thơ? Trong chương trình TLVmới hiện hành, không còn sự phân chia các kiểu bài nghị luận văn học như trước đây nữa (giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bình giảng). Sự thay đổi này nhằm phản ánh đúng hơn bản chất của một bài văn, qui trình làm một bài văn nghị luận văn học.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
4
Là một giáo viên trực tiếp dạy môn Ngữ văn 9, tôi cũng có những trăn trở, băn khoăn làm sao để giúp các em thực hành tốt một bài nghị luận về tác phẩm thơ ?
Sau đây tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi và tổ chuyên môn cùng với các thầy cô đồng nghiệp nhằm giúp các em hình thành những kĩ năng cơ bản về dạng bài nghị luận một bài thơ, đoạn thơ để học sinh có thể viết tốt kiểu bài này.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
5
PHẦN B:
YÊU CẦU, THỰC TRẠNG DẠY THƠ VÀ LÀM BÀI PHÂN TÍCH ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ:
I. YÊU CẦU:
1. Yêu cầu chung khi dạy tác phẩm thơ:
Khi dạy các văn bản thuộc thể loại thơ giáo viên cần phải khai thác tác dụng của các yếu tố cơ bản như:
+ Thể thơ
+ Ngôn ngữ
+ Giọng thơ
+ Nhịp thơ
+ Hình ảnh thơ
+ Cấu tứ bài thơ
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
6

2. Yêu cầu chung khi làm bài phân tích tác phẩm thơ.
- Từ năm học lớp 6 8 các em đã được làm quen với một số kĩ năng tìm hiểu tác phẩm thơ. Lên lớp 9 các em mới được học và viết bài nghị luận tác phẩm thơ.
2.1-Các bước tạo lập văn bản nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
a-Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý:
* Tìm hiểu đề:
- Xác định thể loại, kiểu bài nghị luận? (chú ý từ: suy nghĩ, phân tích, cảm nhận để thực hiện đúng phương pháp làm bài)
- Tìm nội dung bàn luận? (Nội dung và nghệ thuật bài thơ? Hoặc nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ...)
- Tìm phạm vi kiến thức để phục vụ cho vấn đề bàn luận mà đề yêu cầu? (tác phẩm nào? Của ai? Hoặc kiến thức thuộc lĩnh vực nào?...
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
7
* Tìm ý: Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ phải tìm hiểu nhà thơ, cuộc đời sự nghiệp, phong cách sáng tác, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, đặc biệt phải bám sát bố cục của bài để tìm luận điểm.
b-Bước 2: Lập dàn bài.
Bố cục của bài văn nghị luận gồm 3 phần rõ ràng:
b.1 Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận
- Có thể là nhận định, có thể là nội dung, có thể là hiện tượng văn học nào đó…được nêu ra trong đề bài
b.2 Thân bài:
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Dựa vào bố cục bài thơ để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ.
b.3. Kết luận: Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
Người viết dựa vào việc phân tích giá trị, nét đặc sắc của bài thơ, đoạn thơ để đánh giá tổng quát về nội dung bình luận, phân tích. Và đưa ra ý kiến của riêng mình về giá trị bài thơ.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
8
c-Bước 3: Viết bài.
- Khi thực hiện bước này, nhất thiết người viết phải bám sát vào dàn bài đã lập để triển khai hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng.
- Về hình thức bài văn: bố cục của bài viết, các đoạn trong bài phải được trình bày theo trình tự lôgic, có sự liên kết chặt chẽ cả nội dung lẫn hình thức, các câu trong đoạn phải thống nhất với nội dung của đoạn. Các đoạn trong bài được trình bày theo các cách lập luận (diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, song hành…)
- Về nội dung của bài văn: tùy từng yêu cầu của đề bài và phần dàn ý đã lập mà chúng ta triển khai các luận điểm rõ ràng. Tránh tình trạng diễn xuôi bài thơ.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
9
d-Bước 4: Đọc và sửa lỗi:
Đây là bước cuối cùng khi hoàn thiện bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Người viết phải có thói quen rà soát lại bài làm của mình để sửa lỗi về nội dung lẫn hình thức.
Về nội dung, người viết phải soát lại hệ thống luận điểm, luận cứ.
Về hình thức, người viết phải soát lại bố cục, các đoạn văn, các câu văn diễn đạt, lỗi chính tả thường mắc phải.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
10
II. THỰC TRẠNG.
1. Đối với học sinh:
- Thường khi học thơ các em không thuộc thơ, hoặc nếu có học thì không phải bằng niềm yêu thích và xúc cảm say mê tự nhiên. Các em thường thiên về học thuộc lòng một cách máy móc, thuộc vẹt nên rất dễ quên.
- Không chủ động cảm thụ nội dung và nghệ thuật bài thơ nên khi viết bài học sinh rất lúng túng: Không biết viết gì và viết như thế nào?
- Các em không hiểu được các ý nghĩa của từ “phân tích” (“phân” là bước một, là việc chia nhỏ, lựa chọn tác phẩm ra thành nhiều phần hay nhiều đoạn, nhiều câu, nhiều ý…để tìm hiểu, “tích” là bước thứ hai, là việc tổng hợp kết quả tìm hiểu, tiếp nhận ở bước một.), không cảm nhận được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, hình ảnh thơ nên thường viết theo hướng kết nội dung bài thơ (diễn xuôi ý thơ, không phân tích)
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
11
- Không biết lựa chọn từ ngữ, hình ảnh mang tính chất hạt nhân của câu, của đoạn hay của cả bài thơ để bình, để mở rộng nên bài viết rơi vào hướng giải thích thơ.
- Không luyện tập và vận dụng các phương tiện liên kết câu, liên kết đoạn nên một số học sinh trình bày theo hướng dàn ý: các phần, các đoạn rời rạc, thiếu liên kết. Thậm chí có nhiều học sinh còn gạch đầu dòng các ý và đánh mũi tên thay cho từ ngữ liên kết.
- Không vận dụng bố cục ba phần của bài, một số học sinh không viết mở bài, không có kết bài.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
12
2. Đối với giáo viên:
- Khi giảng dạy văn bản thơ ít lồng ghép hay nhấn mạnh yêu cầu về kĩ năng cảm nhận, phân tích thơ(mà điều này thì cần phải vận dụng ngay từ lớp 6 để hình thành kĩ năng cho HS.
- Quy định về lượng thời gian trong phân phối chương trình không cho phép giáo viên dừng lại quá lâu để tìm hiểu bản chất của đơn vị kiến thức nào đó. Vậy nên rất nhiều vấn đề học sinh còn mơ hồ và không hiểu.
Trên đây là một phần thực trạng dạy và học nghị luận tác phẩm (đoạn trích) thơ. Thực trạng này được rút ra từ thực tế bài viết của học sinh trường tôi đang giảng dạy. Chính vì vậy với mong muốn và hi vọng khắc phục phần nào những hạn chế trong bài viết nghị luận tác phẩm (đoạn trích) thơ của học sinh. Tôi xin chia sẻ một vài phương pháp để hướng dẫn học sinh viết bài phân tích tác phẩm thơ được tốt hơn.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
13
PHẦN C: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN TÁC PHẨM (ĐOẠN TRÍCH) THƠ
Đối tượng áp dụng:
Học sinh trung bình, yếu.
* Một số phương pháp:
1/ Giúp học sinh cảm nhận bài thơ (cảm thơ)
Đây chính là bước khá quan trọng trong quá trình tiếp nhận thơ, đó là định hướng để phân tích tốt hơn. Không có cảm xúc định hướng do quá trình cảm thơ đưa lại thì việc phân tích thơ khó mà thành công.
Ở bước này GV khuyến khích HS đọc thật kĩ bài thơ. Đọc thầm, đọc chậm, đọc bằng sự rung cảm của tâm hồn, vừa đọc vừa tưởng tượng hình ảnh, tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
14
2/ Định hướng phân tích:
- Mỗi tác phẩm thơ là một chỉnh thể nghệ thuật, khi phân tích thơ không phải làm việc một cách chung chung, bao quát lên chỉnh thể ấy mà phải chia nhỏ tác phẩm ra thành nhiều đơn vị và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận tác phẩm thơ thường thấy. Khi phân tích một bài thơ, người đọc hay chia nhỏ thành từng đoạn (bố cục).
- Và hơn thế, người đọc còn phân đoạn ra thành các yếu tố nhỏ hơn như: câu, ngữ, tổ hợp từ, tập hợp từ,… Vì thế sau bước cảm nhận HS bắt đầu bước định hướng phân tích. Đây là bước mở lối cho HS khi viết bài các em sẽ biết được mình cần viết cái gì. Khi định hướng được HS sẽ có rất nhiều ý để viết, khi đã có ý lớn, ý nhỏ HS dễ dàng liên kết để tạo chuỗi thống nhất.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
15
- Tiếp đó, người đọc cần phân đoạn ra thành các yếu tố nhỏ hơn như: câu, ngữ, tổ hợp từ, tập hợp từ,…
Vì thế sau bước cảm nhận HS bắt đầu bước định hướng phân tích. Đây là bước mở lối cho HS khi viết bài các em sẽ biết được mình cần viết cái gì. Khi định hướng được HS sẽ có rất nhiều ý để viết, khi đã có ý lớn, ý nhỏ HS dễ dàng liên kết để tạo chuỗi thống nhất.
- Trên cơ sở các luận điểm chính của mỗi bài thơ mà các em đã học ở phần văn bản, GV tiếp tục cho các em thực hành xác định ý nhỏ hơn. Đọc xem khổ thơ, đoạn thơ ấy có thể tách làm mấy ý để cảm nhận, để phân tích.
- Động viên các em nhớ mỗi phần, mỗi khổ gồm có mấy ý để triển khai khi viết bài (có thể vẽ sơ đồ mỗi bài để nhớ ý cần phân tích).
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
16
Thao tác: phân tích, bình luận, đánh giá từng đoạn thơ
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
17
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
18
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
19
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
20
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
21
Ví dụ: Tập xác định ý phân tích trong hai bài thơ sau đây:
Bài 1: VIẾNG LĂNG BÁC
Luận điểm 1: Cảm xúc của tác giả khi ở ngoài lăng (khổ 1, 2)
Khổ 1 Có thể cảm nhận theo 2 ý:
- Câu 1: Lời thông báo thấm đẫm cảm xúc bởi từ “con” trong cách xưng hô.
- 3 câu sau: Cảm nhận hàng tre và ý nghĩa biểu tượng của hàng tre bên lăng Bác.
Khổ 2 Có 2 ý
- Hình ảnh “mặt trời” thực (đi qua trên lăng) và hình ảnh ẩn dụ (mặt trời trong lăng) cho ta thấy rõ cảm xúc của tác giả về sự vĩ đại và công ơn to lớn của Bác với dân tộc Việt Nam.
- Hình ảnh thực “dòng người đi trong thương nhớ” và hình ảnh ẩn dụ, liên tưởng “kết tràng hoa” diễn tả tình cảm thành kính của tác giả và nhân dân dâng lên Bác.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
22
Luận điểm 2:
Cảm xúc của tác giả khi vào lăng (khổ 3)
Khổ 3: có 2 ý:
- Xúc động trước hình ảnh “bình yên” của Bác trong lăng và ý nghĩa ẩn dụ của “vầng trăng” bên Bác.
- Niềm tiếc thương vô hạn của nhà thơ trước sự thật Bác Hồ không còn nữa.
Luận điểm 3: Cảm xúc khi ra về (khổ 4)
Khổ cuối: có 2 ý:
- Câu đầu: Nỗi nhớ thương không thể kìm nén khi nghĩ đến ngày mai phải xa Bác.
- Ba câu sau: Qua điệp từ “muốn” bày tỏ ước nguyện hóa thân để được gần bên Bác.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
23
Bài 2: MÙA XUÂN NHO NHỎ
Luận điểm 1:
Cảm xúc trước thiên nhiên bình dị, thân thuộc của quê hương (khổ 1)
Khổ 1 có 3 ý:
Hai câu đầu: Cảm xúc trước màu sắc và vẻ đẹp bình dị đầy sức sống của bông hoa tím mọc giữa dòng sông xanh.
Xúc cảm trước âm thanh trong trẻo, ngân nga của con chim chiền chiện.
Thái độ trân trọng, nâng niu của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
24
Luận điểm 2: Cảm xúc trước vẻ đẹp về con người và đất nước Việt Nam (khổ 2 và 3)
Khổ 2, 3 có 2 ý:
Cảm xúc trước hình ảnh người cầm súng, người ra đồng và mùa xuân họ mang về cho đất nước.
Nhịp sống của mùa xuân trong cảm nhận của nhà thơ.
Luận điểm 3:
Ước nguyện làm mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho đời (khổ 4 và 5)
Khổ 4,5 có 2 ý:
Ước nguyện hóa thân trong những hình ảnh bé nhỏ nhưng tươi đẹp và tràn đầy sức sống.
Ước nguyện tha thiết hòa nhập vào bản hòa ca dân tộc.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
25
Khổ 6 có 3 ý:
- Nhắc lại làn điệu dân ca quen thuộc để bày tỏ niềm trân trọng và yêu mến quê hương.
- Bày tỏ tình yêu đất nước trong điệp từ gợi hình ảnh nước non ngàn dặm.
- Bài thơ kết lại trong nhịp phách ngân nga vừa mang âm hưởng truyền thống vừa bày tỏ niềm vui, niềm tin vào mùa xuân tươi đẹp.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
26
3. Hình thành bài viết.
3.1. Viết mở bài:
Từ yêu cầu cơ bản đó giáo viên hướng dẫn học sinh một số cách mở bài ( nhất là học sinh trung bình, yếu)
Cách 1:
- Cách mở đơn giản, đúng tích hợp với phần văn bản. Đó là dẫn từ việc giới thiệu tác giả và từ xuất xứ bài thơ.
- Khi học phần văn bản giáo viên nhắc học sinh lưu ý phần tiểu sử tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để khi viết tập làm văn có thể vận dụng để viết mở bài, để vừa nhanh, dễ và lại rất hợp lí.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
27
Ví dụ:
Chính Hữu vừa là nhà thơ- vừa là chiến sĩ. Từng có mặt suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ nên ông hiểu những người chiến sĩ như chính bản thân mình. Đề tài chủ yếu trong thơ ông là người lính và chiến tranh. Ông viết không nhiều nhưng có những bài rất đặc sắc với cảm xúc dồn nén, hình ảnh chân thực. Tiêu biểu là bài thơ Đồng chí- viết năm 1948 sau chiến dịch Việt Bắc –Thu Đông 1947. “Đồng chí” ca ngợi tình cảm cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng thời kì đầu chống Pháp: Tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
28
Cách 2:
Mở bài từ đề tài mà tác phẩm đề cập.
Ví dụ:
Viết về người lính và chiến tranh là đề tài quen thuộc của văn học một thời. Phạm Tiến Duật với “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Nguyễn Duy có “Ánh trăng”,…Ngay trong thời kì đầu chống Pháp, bình dị, cô đọng và chân tình. “Đồng chí” của Chính Hữu cũng góp một nốt nhạc trầm vào bản hòa ca ca ngợi tình cảm đẹp của người chiến sĩ cách mạng.Nốt nhạc trầm ấy lắng sâu trong lòng người đọc về tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
29
Cách 3:
Mở bài từ một nhận xét có tính triết lí.
Tùy theo từng đề, chọn cách dẫn theo kiểu lập luận, cách này khá hay và sâu sắc.
Ví dụ:
Đông qua xuân tới, mùa hạ trôi đi, mùa thu lại về. Đó là sự luân chuyển thường tình của trời đất. Trước sự luân chuyển ấy, có người hờ hững, có người dửng dưng, có người chẳng bao giờ để ý đến những chuyển biến tự nhiên của vạn vật. Nhà thơ Hữu Thỉnh thì khác. Bằng tâm hồn nhạy cảm và bằng nhịp ngân rung của tình yêu thiên nhiên tha thiết ông đã ghi nhận trong bài thơ “Sang thu”- một khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lí.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
30
3.2. Viết phần thân bài:
3.2.1. Viết đoạn khái quát:
Sau phần mở bài, bắt đầu phần thân bài, GV sẽ giới thiệu HS viết đoạn giới thiệu khái quát chung toàn bài (hình thành cho các em thói quen theo trình tự tổng - phân- hợp), từ đó tạo sự chặt chẽ, thống nhất cho bài viết.
Ví dụ:
Bài thơ Nói với con của Y Phương.
Bài thơ đề cập đến một đề tài rất quen thuộc trong đời sống nhưng hình thức tâm tình trong lời dặn của người cha đã tạo cho bài thơ một nét riêng khác với rất nhiều bài thơ viết về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương
đất nước.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
31
Bài thơ Sang thu- Hữu Thỉnh
Bài thơ gồm 3 khổ thơ, mỗi khổ thơ có bốn dòng thơ ngắn gọn. Thể thơ 5 chữ, giọng thơ chầm chậm, thong thả, nhẹ nhàng như biến đổi của đất trời lúc sang thu.Bài thơ gợi tình yêu tha thiết của Hữu Thỉnh trước vẻ đẹp bình dị mà lí thú của thiên nhiên lúc vào thu.
=> Viết đoạn khái quát: Có thể nói đoạn khái quát tưởng như đơn giản nhưng lại có vai trò rất quan trọng, giúp người viết định hướng viết đúng hơn.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
32
3.2.2. Triển khai “phân tích” và “liên kết”
- Có rất nhiều trình tự phân tích. Khi đã hình thành được kĩ năng, HS có thể tự phân tích theo cảm xúc tự nhiên, khả năng tự nhiên (phân tích, bình,….theo cảm xúc của chính mình). Nhưng với HS trung bình, yếu thì kiểu bài phân tích thơ rất khó. Vì vậy, GV nên định hướng một trình tự dễ tiếp nhận để HS dễ vận dụng, làm quen.
- Từ các ý đã xác định( trong phần xác định ý) GV hướng dẫn HS triển khai viết thành văn theo trình tự: dẫn dắt – dẫn thơ – phân tích.
- Giữa các ý phân tích phải được liên kết bằng câu, từ chuyển ý, chuyển đoạn để tạo mạch văn trôi chảy.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
33
- Cần lưu ý: Khi phân tích phải chọn từ ngữ hình ảnh thật đặc sắc, những biện pháp tu từ mang tính “hạt nhân”. Không nên phân tích tràn lan theo kiểu từ nào cũng giải thích, phép tu từ nào cũng lí giải. Làm như vậy sẽ nát vụn bài thơ mà mất đi chất văn.
Ví dụ: Triển khai phân tích và liên kết khổ thơ đầu bài “Mùa xuân nho nhỏ” Chúng ta dẫn dắt như sau:
Không có hình ảnh của mai vàng, đào thắm, không có bóng dáng quen thuộc của cánh én đưa thoi trên bầu trời xuân, cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên trong khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được gợi ra từ những hình ảnh vô cùng gần gũi, bình dị mà xao xuyến bâng khuâng.
Sau đó chúng ta dẫn thơ vào: Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Rồi chúng ta phân tích và bình những câu thơ trên:
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
34
Bắt đầu bằng từ “mọc” dường như nhà thơ muốn hướng cảm xúc của mình về sức sống tràn trề của thiên nhiên mùa xuân. Từ “mọc” được đảo lên đầu câu, khiến người đọc càng có cảm giác bông hoa từ từ vươn lên giữa lung linh sóng nước. Sự hòa hợp giữa màu xanh của sông và sắc tím của hoa vừa gợi cảm giác nhẹ nhàng đằm thắm vừa gợi sắc màu quen thuộc của Huế. Nét đặc sắc của quê hương được tác giả khéo léo gửi vào sắc màu của thiên nhiên. Tình yêu quê cũng nhờ đó mà tha thiết chân thành.
Tiếp theo chúng ta lại dẫn dắt tạo liên kết:
Không chỉ có cảm xúc trước vẻ đẹp dịu dàng của sắc màu thân thuộc, nhà thơ còn bày tỏ cảm xúc ngây ngất, say sưa bởi tiếng hót trong trẻo vang xa của con chim chiền chiện:
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Rồi chúng ta lại phân tích và bình khổ thơ trên:
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
35
Lời ngọt ngào mang âm hưởng Huế vừa là lời khen, vừa thể hiện tâm trạng xốn xang, bối rối khi nghe âm thanh thân thương của chú chim chiền chiện. “Ơi”, “hót chi mà”,lời thơ như tâm tình trò chuyện với thiên nhiên. Cảm xúc mến yêu cuộc sống ngập tràn trong lời thơ năm chữ nhẹ nhàng mà đằm thắm, thiết tha…Tiếp theo lời gọi là cảm nhận của nhà thơ về tiếng hót trong trẻo vang ngân của con chim chiền chiện, loại chim nhỏ, gắn bó thân thiết với đồng ruộng miền Trung.
Tiếng hót vang xa dường như không tan biến vào đất trời mà kết đọng thành “từng giọt” long lanh, trong sáng. Âm thanh của con chim chiền chiện như đang hiện ra thành hình, khối, thành ánh sáng và sắc màu kì diệu khiến nhà thơ có cảm giác chỉ cần đưa tay ra là có thể hứng từng giọt tiếng chim. Sự chuyển đổi cảm giác tạo vẻ đẹp bất ngờ cho câu thơ và diễn tả thật hay cảm xúc của nhà thơ trước những hình ảnh bình dị, thân thuộc của quê hương. Cảm giác ấy, tình yêu ấy chỉ có được ở tâm hồn thi sĩ, ở một tấm lòng tha thiết với quê hương.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
36
3.2.3. Tổng hợp chung về nghệ thuật của bài thơ.
(HS có thể viết riêng một đoạn ở cuối phần thân bài, cũng có thể kết hợp chung với phần kết bài) Khi dạy văn bản GV nên nhắc HS nhớ giá trị cơ bản về nghệ thuật để triển khai.
Ví dụ Nghệ thuật chung:
Bài “ Viếng lăng Bác” – Viễn Phương.
Giọng thơ vừa trang nghiêm , thành kính vừa tha thiết, đau xót, tự hào.
Thể thơ 8 chữ có những dòng 7 chữ 9 chữ theo mạch cảm xúc.
Nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và lắng đọng trong tâm trạng.
Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo: thực và ẩn dụ gợi ý nghĩa và giá trị biểu cảm cao.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
37
3.2.3. Tổng hợp chung về nghệ thuật của bài thơ.
Bài “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải.
- Thể thơ 5 chữ.
- Nhạc điệu tha thiết gần gũi với dân ca.
- Nhiều hình ảnh ẩn dụ, so sánh đẹp và gợi cảm.
3.3. Viết phần kết bài.
- Yêu cầu chung của phần kết bài : Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
- Từ yêu cầu chung đó, GV cụ thể hóa yêu cầu của kết bài để HS dễ viết. Thường theo 2 ý cơ bản sau:
+ Khẳng định lại ý nghĩa của bài thơ.
+ Mở rộng liên hệ (với những bài thơ cùng đề tài, liên hệ bản thân - Cảm nhận ý nghĩa giáo dục từ bài thơ)
+ Liên hệ bản thân (nếu có)
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
38
3.3. Viết phần kết bài.
Kết bài “Bếp lửa) – Bằng Việt.
- Viết về đề tài quen thuộc nhưng hơn bốn thập kỉ trôi qua, “Bếp lửa” của Bằng Việt vẫn được đông đảo bạn đọc yêu thích.
- Hình ảnh bình dị, quen thuộc, bếp lửa đã khái quát giá trị lớn lao trong mỗi con người. Đó là sức sống, nghị lực, niềm tin, là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, cội nguồn, những giá trị thiêng liêng không thể lãng quên.
- Bếp lửa còn ẩn chứa một triết lí thầm kín: những gì là thân thiết của mỗi tuổi thơ con người đều có sức tỏa sáng nâng đỡ họ trong suốt cả cuộc đời.
- Khơi gợi cho người đọc những kỉ niệm về gia đình, về truyền thống nghĩa tình của dân tộc Việt Nam.
Liên hệ bản thân.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
39
Kết bài “Nói với con” – Y Phương.
- “Nói với con” là thành công của Y Phương, in đậm bản sắc dân tộc. - Từ tình cảm gia đình, mở rộng ra là tình yêu quê hương và nâng lên thành nghị lực, ý chí, niềm tin,…
- Từ lời người cha nói với con mở ra một ý nghĩa chung cho mọi người vấn đề về đạo lí, lẽ sống và tâm hồn người đồng mình như mong muốn của người cha trong bài thơ.
Kết bài “Chị em Thúy Kiều” – Nguyễn Du.
- Là đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật tả người của Nguyễn Du: Mượn vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp con người, dự báo số phận nhân vật.
- Bức chân dung của hai chị em hiện lên dưới ngòi bút ước lệ, tượng trưng: đẹp, quí phái, trang trọng.
- Thấm đẫm chất nhân văn: Ca ngợi trân trọng vẻ đẹp của con người đặc biệt là người phụ nữ.
Thấy được tấm lòng yêu thương con người của nhà thơ.
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
40
PHẦN D: KẾT LUẬN
Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của HS về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. Những nhận xét, đánh giá là sự cảm thụ riêng của người viết. Vì vậy chuyên đề này có tính chất triển khai cụ thể về cách làm bài nhằm giúp HS biết vận dụng đúng hướng và khi đã đi đúng hướng thì HS có thể sáng tạo theo ý riêng của mình. Những phương pháp trên phần nào cũng giúp các em cải thiện lại thực trạng học Văn và làm bài nghị luận tác phẩm thơ tốt hơn với hy vọng:
- Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn 9.- Cùng đồng nghiệp chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy môn Ngữ văn 9 cũng như kinh nghiệm ôn tập thi tuyển sinh lớp 10 đạt hiệu quả.
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức, biết vận dụng và phát huy những kiến thức đã học để làm tốt bài thi sắp tới.
Nội dung chuyên đề tôi trình bày đến đây kết thúc. Rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô đồng nghiệp. Chúc quý thầy cô mạnh khỏe, hạnh phúc . Chúc mỗi thầy cô sẽ gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp trong năm học mới. Xin trân trọng cảm ơn!
 
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
41
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TIẾT
GV: Nguyễn Thị Thu Hương
Cảm ơn quí thầy cô
Chúc thầy cô một năm học mới vạn sự như ý, thành đạt hạnh phúc
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
42
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
43
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
44
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
45
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
46
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
47
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
48
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
49
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
50
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
51
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
52
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
53
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
54
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
55
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
56
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
57
Tổ Ngữ văn- Trường THCS Nguyễn Văn Tiết
58
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)