Pp dạy học

Chia sẻ bởi Võ Hoàng Trúc | Ngày 07/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: pp dạy học thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. MỐI QUAN HỆ GIỮA HỌC TÍCH CỰC VÀ DẠY HỌC TÍCH CỰC.
Đều có cơ sở là tư tưởng “lấy người học làm trung tâm”. Một số biểu hiện :
- Thừa nhận, tôn trọng, hiểu, đồng cảm với HS.
- Chống gò ép, ban phát, giáo điều.
- Người học tự nhận thức, tự phát triển, tự thực hiện, tự kiểm tra, đánh giá, tự hoàn thiện trong môi trường, được đảm bảo quyền lựa chọn tối đa của HS (quyết định, ứng xử, hoạt động…)
Một số biểu hiện của tư tưởng
“lấy người học làm trung tâm”
Tạo cho HS tính năng động, chủ động tự tin.
Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo.
Nội dung học tập, môi trường học tập…phải kiểm soát được bởi chính người học.
Hết sức coi trọng vai trò to lớn của kỹ năng.
Chống: + Quyền uy, áp đặt, giáo điều, xơ cứng, máy móc (đối với GV)
+ Thụ động “ngoan ngoãn”, khuôn mẫu, quá lệ thuộc, học vẹt, lý thuyết suông (đối với HS)

2. Phương pháp dạy học.
a. phương pháp dạy học là gì?
“PPDH là một hệ thống tác động liên tục của GV nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của HS để HS lĩnh hội vững chắc các thành phần và nội dung GD nhằm đạt được mục tiêu đã định”.
b/ Phân loại phương pháp dạy học:
Có rất nhiều cách phân loại PPDH theo các tiêu chí khác nhau.
Thông báo, tiếp nhận
Tái hiện
Giới thiệu có tính vấn đề
Tìm kiếm từng phần
Nghiên cứu.
Tùy theo đặc trưng của bộ môn mà có các PPDH dạy học phù hợp.
3. Phương pháp dạy học tích cực:
a. Tổng quan
- Để đổi mới PPDH theo định hướng đã nêu, vấn đề quan trọng hàng đầu là chọn lựa PPDH để HS học tích cực.
- Mối quan hệ giữa tích cực học tập và hứng thú nhận thức
Hứng thú gắn bó chặt chẽ với nhu cầu, với động cơ; hứng thú là yếu tố có ý nghĩa to lớn không chỉ trong quá trình DH mà cả đối với sự phát triển toàn diện, sự hình thành nhân cách của trẻ.
Hứng thú là yếu tố dẫn tới sự tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý đảm bảo tính tích cực và độc lập sáng tạo trong học tập.
b/ Mối quan hệ giữa tư duy tích cực và sáng tạo.
Trí sáng tạo thường được hiểu là khả năng sản sinh những ý tưởng mới, độc đáo, hữu ích, phù hợp với hoàn cảnh.
Sáng tạo là một tiềm năng vốn có trong mỗi con người, khi gặp dịp thì bộc lộ, nhiệm vụ của GV là khơi dậy tiềm năng đó.
Mỗi người thường chỉ quen sáng tạo trong một vài lĩnh vực nào đó và có thể luyện tập để phát triển óc sáng tạo trong lĩnh vực ấy.
Có thể thấy tính sáng tạo thường liên quan với tư duy tích cực, chủ động, độc lập, tự tin. Người có trí sáng tạo không chịu suy nghĩ theo lề thói chung, không bị ràng buộc bởi những quy tắc hành động cứng nhắc đã học được, ít chịu ảnh hưởng của người khác, thể hiện rõ năng lực tư duy phê phán.
4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỌC SINH THCS
a. Bám sát mục tiêu giáo dục.
b. Phù hợp với nội dung DH cụ thể.
c. Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS.
d. Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện DH của nhà trường.
e. Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy- học
f. Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các PPDH tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các PPDH truyền thống.
g.Tăng cường sử dụng các phương tiện DH và đặc biệt lưu ý đến những ứng dụng của công nghệ thông tin.

5.Những điều kiện áp dụng các phương tiện dạy học.
- PPDH tích cực cần được quan tâm thực hiện và trở thành phổ biến trong nhà trường.
- GV phải không ngừng học tập để thích ứng với những nhiệm vụ đa dạng.
- GV phải có tri thức bộ môn sâu rộng, đầu tư nhiều công sức và thời gian.
- HS phải dần dần có được những phẩm chất, năng lực, thói quen thích ứng với các PPDH tích cực
- Chương trình và SGK tạo điều kiện cho thầy trò tổ chức HĐ học tập tích cực
- Phương tiện thiết bị phù hợp. Hình thức tổ chức linh hoạt
- Việc đánh giá HS phải phát huy trí thông minh sáng tạo của HS, khuyến khích, động viên.

PHƯƠNG PHÁP DẠY NGÀY NAY
Giáo dục được kỳ vọng
Giảng dạy kiến thức
Phát triển tư duy
Giúp học sinh năng động, tự chủ và sáng tạo
KẾT LUẬN
Giáo viên
Thiết kế và tạo môi trường cho phương pháp học tích cực.
Khuyến khích, ủng hộ, hướng dẫn hoạt động của HS.
Thử thách và tạo động cơ cho HS.
Khuyến khích đặt câu hỏi và đặt ra những vấn đề cần giải quyết.

Học sinh
Chủ động trao đổi xây dựng kiến thức.
Khai thác, tư duy, liên hệ.
Kết hợp kiến thức mới với kiến thức đã có từ trước
THIẾT BỊ DẠY HỌC
Cơ sở vật chất nhà trường cần hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học theo phương pháp mới tích cực.
Nhà trường cần tạo điều kiện đảm bảo các thiết bị dạy học ở mức tối thiểu, đó là những thiết bị thực sự cần thiết không thể thiếu được.
Chú trọng thiết bị thực hành giúp học sinh tự tiến hành các bài thực hành thí nghiệm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Hoàng Trúc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)