PISA VẬT LÍ 2016
Chia sẻ bởi Vũ Đình Hà |
Ngày 14/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: PISA VẬT LÍ 2016 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
BẰNG CÂU HỎI TÍCH HỢP LIÊN MÔN ĐỊNH HƯỚNG PISA
Năm học 2015 - 2016 3 - TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH PISA
3.1 – TỔNG QUAN VỀ PISA.
3.1.1. Pisa – Chương trình đánh giá học sinh quốc tế. Pisa là chương trình đánh giá học sinh ở độ tuổi 15 ở các nước nhằm đánh giá chất lượng giáo dục của mỗi nước tham gia chương trình, từ đó rút ra bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông.
3.1.2. Mục đích của Pisa.
- Đánh giá học sinh sau khi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc (tương đương với kết thúc lớp 9 ở Việt Nam) đã chuẩn bị ở mức nào để đáp ứng với thách thức của cuộc sống. Năng lực được đánh giá cụ thể qua các lĩnh vực Đọc hiểu, Toán học và Khoa học.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả học tập của học sinh.
- Nghiên cứu hệ thống các điều kiện giảng dạy, học tập ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.
3.1.3. Đặc điểm của PISA
- Thực hiện trên quy mô toàn cầu.
- Chu kì 3 năm một lần, bắt đầu từ năm 2000.
- Chuyên đánh giá về năng lực phổ thông của học sinh độ tuổi 15. Đánh giá năng lực thông qua 3 lĩnh vực là Đọc hiểu, Toán học và Khoa học.
- Chú trọng xem xét các vấn đề về chính sách công, về hiểu biết phổ thông và sự học tập suốt đời (Học tập trong cuộc sống).
3.1.4. Đề thi và sự mã hóa.
- Bộ đề thi PISA gồm nhiều bài tập, mỗi bài tập gồm một hoặc nhiều câu hỏi. -Bộ đề thi được chia thành các đề khác nhau, mỗi đề thi dành cho học sinh có thời gian làm trong 120 phút.
- PISA không sử dụng khái niệm chấm bài mà sẽ mã hóa đề thi để đánh giá mức năng lực của học sinh. Các câu trả lời được quy chiếu ở các mức là Đầy đủ, Chưa đầy đủ và Không đạt. Sau khi mã hóa, nhập kết quả thi vào phần mềm thì dữ liệu sẽ được xử lí và chuyển đổi thành điểm cho mỗi học sinh.
3.2 - KẾT QUẢ PISA CỦA VIỆT NAM.
3.2.1- Mục đích Việt Nam tham gia PISA
– Bước tích cực của hội nhập quốc tế về giáo dục.
– So sánh “mặt bằng” giáo dục quốc gia với giáo dục quốc tế.
– Phân tích và đánh giá về chính sách giáo dục quốc gia .
– Góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: học tập quốc tế về đánh giá chất lượng giáo dục, nhất là đổi mới về kĩ thuật và phương pháp đánh giá, đưa ra cách tiếp cận mới về dạy – học, thi và đánh giá.
3.2.2-Thực trạng Việt Nam so với các nước tham gia PISA 2012.
- Lần đầu tiên Việt nam tham gia chương trình PISA.
- Việt Nam xếp thứ 69/70 về GDP bình quân đầu người
- Việt Nam xếp thứ 70/70 về chỉ số HDI
3.2.3- Kết quả đạt được của Việt Nam.
- PISA 2012: Toán học xếp thứ 17/65.
Đọc hiểu xếp thứ 19/65.
Khoa học xếp thứ 8/65.
Sau cuộc thi, kết quả học sinh Việt Nam đạt được khá cao đã gây bất ngờ trong cộng đồng quốc tế; thống kê của OECD về năng lực của học sinh Việt Nam ở trong khối như sau.
Năng lực học sinh Việt Nam so với trung bình toàn khối OECD- 2012
( Nguồn: Theo ViêtNamNet)
- PISA 2015: Toán học và Khoa học Việt Nam xếp thứ 12/70.
Xếp hạng của OECD - 2015
1. Singapore 2. Hồng Kông 3. Hàn Quốc 4. Nhật 5. Đài Loan 6. Phần Lan 7. Estonia 8. Thụy Sĩ 9. Hà Lan 10. Canada 11. Ba Lan 12. Việt Nam.
( Nguồn: Theo ViêtNamNet)
3.2.4 -Ý kiến phản biện từ kết quả PISA.
- Việt Nam đã tổ chức luyện thi 2 năm trước khi tham gia PISA năm 2012.
- Học sinh dự thi được lựa chọn ở một số trường.
- Giáo dục VN có trọng tâm là học để thi -.đặc trưng cơ bản nhất của cái học trong truyền thống Nho giáo. Kết quả kỳ thi PISA cho thấy học sinh Việt Nam học rất giỏi nhưng chưa chắc đã giỏi theo cách hiểu của quốc tế.
- Việc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Đình Hà
Dung lượng: 2,45MB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)