Phương pháp dạy học

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Quyết | Ngày 14/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Phương pháp dạy học thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN I: MỞ ĐẦU 3
I.Lý do chọn đề tài 3
1.Thực trạng [10]....................................................................................... 3
2.Lịch sử đề tài[10]................................................................................... 3
II.Mục đích, đối tượng, phương pháp và nhiệm vụ nghiên cứu 4
1.Mục đích................................................................................................. 4
2.Đối tượng............................................................................................... 4
3.Phương pháp và nhiệm vụ....................................................................... 4
PHẦN II: NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI 5
I.Phương pháp dạy học truyền thống[5][6] 5
1. Phương pháp dạy học truyền thống là gì ?............................................ 5
a.Khái niệm phương pháp dạy học? 5
b.Phương pháp dạy học truyền thống 5
2. Đặc điểm của PPDH truyền thống[3] [6][5]....................................... 6
II.Một số phương pháp dạy học tích cực[5][6] 8
1. Phương pháp dạy học tích cực là gì ? 8
a.Định hướng đổi mới phương pháp dạy học[5] 8
b.Thế nào là tính tích cực học tập[5][6] 8
c.Phương pháp dạy học tích cực[6] 9
d.Mối quan hệ giữa dạy và học tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm[5] 9
2.Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực [6].......................... 10
a.Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh 10
b.Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học 10
c.Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác 11
d.Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò [5] 11
3.Một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trường THPT [5][6].................................................................................................................. 13
a.Vấn đáp tìm tòi [5] 13
b.Dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề [5] 13
c.Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ[5] 13
d.Dạy học theo dự án[5] [6] 14
4. Khai thác yếu tố tích cực trong các phương pháp dạy học truyền thống [6] 14
CHƯƠNG II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA INTEL- KHOÁ KHỞI ĐẦU 16
I. Giới thiệu về chương trình dạy học của Intel và Khoá Khởi đầu [10] 16
1.Giới thiệu chương trình dạy học của Intel[10].................................... 16
2.Khoá Khởi đầu (ITGS)[10]................................................................... 17
II : Lý thuyết dạy học của Intel[4][5] 17
1.Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, tư duy phê phán, sự cộng tác và hướng dẫn.......................................................................................................... 18
a.Dạy học lấy học sinh làm trung tâm 18
b.Tư duy phê phán 19
c.Sự cộng tác 21
d.Hướng dẫn việc học tập 23
2.Kế hoạch hành động............................................................................. 28
a.Kỹ năng lập kế hoạch hành động 28
b.Kỹ năng thực hiện kế hoạch hành động 29
c.Kỹ năng xem lại kế hoạch hành động 29
d.Kỹ năng chia sẻ kế hoạch hành động 30
III. Mô hình dạy học của Intel-Khoá Khởi đầu[4] 31
1.Giới thiệu về bài học ngày hôm nay..................................................... 31
2.Hướng dẫn các bài tập và hoạt động................................................... 31
3. Bài tập về nhà..................................................................................... 35
4.Tóm tắt bài học, xây dựng, kiến tạo nội dung bài học.......................... 35
IV. Vận dụng phương pháp dạy học của Intel-để tổ chức dạy học tin học[4] 35
1.Tổ chức dạy học.................................................................................... 35
2.Chuẩn bị giáo án 36
a.Phân tích sơ đồ cấu trúc logic nội dung bài học 36
b.Lập kế hoạch hành động 36
c.Lập kế hoạch bài dạy 37
d.Bài mẫu trợ giúp học sinh(Nếu có) 38
V. Một số lưu ý của chương trình dạy học Intel. 39
Tình hình chung 39
1.Thuận Lợi.............................................................................................. 39
2.Khó khăn............................................................................................... 39
PHẦN IV: PHỤ LỤC[7][8][9] 43
PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I.Lý do chọn đề tài
1.Thực trạng [10]
Để đáp ứng được sự đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nghành giáo dục nước ta không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh bao gồm việc cung cấp cho họ những kiến thức cơ bản, khoa học, chính xác, hiện đại; làm phát huy năng lực tư duy; rèn luyện kỹ năng kỹ xảo; hình thành phương pháp học tập và làm việc khoa học, góp phần rèn luyện và phát triển nhân cách học sinh. Điều đó đòi hỏi Nhà trường không những phải hiện đại hoá về mặt nội dung chương trình đào tạo mà còn phải thường xuyên hiện đại hoá phương pháp dạy học ở trường phổ thông, tiếp cận được với những xu hướng mới trên thế giới. Giáo dục phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đến lượt mình lại làm thay đổi mục tiêu và nội dung của giáo dục phổ thông, đồng thời tạo khả năng mới cho việc truyền thụ và lĩnh hội có hiệu quả những nội dung mới đó.
Những thành tựu mới của công nghệ thông tin đã và đang tạo nên những biến to lớn đối với sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Nhu cầu hiện đại hoá công nghiệp hoá, thông tin hoá đã là nhu cầu bình thường đối với phần lớn mọi người. Trước tình hình đó; chúng em là những người giáo viên trong tương lai; những người đặt nền móng xây dựng nên thế hệ trẻ đang lớn lên. Chúng em không thể không nghĩ đến cơ hội và những thử thách đang chờ đón các em học sinh ở phía trước. Hơn ai hết những người giáo viên biết rõ tương lai và những cơ hội đang rộng mở, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi học sinh chúng ta phải có kiến thức rộng hơn, sâu hơn. Trong khi đó kiến thức mà sách giáo khoa trang bị chưa phản ánh hết được mọi mặt của đời sống xã hội.
2.Lịch sử đề tài[10]
Chương trình dạy học của Intel ra đời trên cơ sở kết hợp chặt chẽ các yếu tố của cách dạy học truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm, cùng với các yếu tố của cách dạy học của thế kỷ XXI lấy học sinh làm trung tâm, đã khắc phục được những vấn đề trên. Chương trình này là sự tập hợp của nhiều phương pháp dạy học cùng với kinh nghiệm dạy học của các giáo viên trên thế giới. Nó chỉ mới được đưa vào Việt Nam từ năm 2003 và đến nay nhân rộng được 75 trường phổ thông cả nước. Áp dụng chương trình dạy học này một cách phù hợp với đặc điểm nền giáo dục nước ta, cụ thể là trong dạy học môn Tin học, sẽ có nhiều thuận lợi để khắc phục những hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của Đảng, giúp học sinh chuẩn bị những hiểu biết công nghệ, kiến thức để sẵn sàng với công việc, rèn luyện các kỹ năng sống…Vì thế, nên em đả chọn đề tài: “Phương pháp dạy học Intel khoá khởi đầu ”.Với mong muốn biết thêm một cách truyền thụ kiến thức, một cách thiết kế bài giảng mới.Trong quá trình tìm hiểu,em rất mong nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp ý kiến nhiều hơn của thầy và các bạn để em hoàn thành tốt tiểu luận này.
II.Mục đích, đối tượng, phương pháp và nhiệm vụ nghiên cứu
1.Mục đích
Tìm hiểu phương pháp dạy học của Intel-Khoá Khởi đầu; từ đó rút ra cách thức xây dựng giáo án và tổ chức dạy học theo phương pháp mới.
Vận dụng phương pháp dạy học của Intel-Khoá Khởi đầu để xây dựng và thiết kế hai giáo án trong SGK Tin học 10.
2.Đối tượng
- Sách giáo khoa Tin học 10.
- Chương trình phổ thông.
- Học sinh trung học phổ thông
3.Phương pháp và nhiệm vụ
*Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
-Tìm hiểu lý luận của các phương pháp dạy học khác; sau đó tổng hợp thành lý luận chung.
-Nghiên cứu những tài liệu về cơ sở lý luận dạy học bộ môn Tin học.
-Nghiên cứu những tài liệu về lý luận dạy học của Intel.
-Tham khảo ý kiến của các giáo viên trong khoa Tin học, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn.
-Thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài.
*Phương pháp thực tiễn:
-Thiết kế hai giáo án theo chương trình dạy học cho của Intel. Sử dụng, nghiên cứu phần mềm Microsoft ofice powerpoint, sách giáo khoa lớp 10, phần mềm Microsoft ofice word, microsoft internet explorer, các hình ảnh minh hoạ để xây dựng hồ sơ bài dạy.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
I.Phương pháp dạy học truyền thống[5][6]
1. Phương pháp dạy học truyền thống là gì ?
a.Khái niệm phương pháp dạy học?
Phương pháp dạy học (PPDH) là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thưch hành của học sinh,đảm bảo học sinh lĩnh hội nội dung học vấn.
Trong quá trình dạy học, người giáo viên thường tập trung sự cố gắng của mình vào việc biên soạn nội dung và PPDH.
Trong lý luận dạy học người ta phân làm hai nhóm phương pháp: PPDH đại cương và PPDH bộ môn.
b.Phương pháp dạy học truyền thống
PPDH này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. Theo Frire - nhà xã hội học, nhà giáo dục học nổi tiếng người Braxin đã gọi PPDH này là "Hệ thống ban phát kiến thức", là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang đầu trò. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là "kho tri thức" sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Với PPDH truyền thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống.
PPDH hiện đại xuất hiện ở các nước phương Tây (ở Mỹ, ở Pháp...) từ đầu thế kỷ XX và được phát triển mạnh từ nửa sau của thế kỷ, có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bao gồm các phương pháp:
- Trình bày tài liệu bằng lời có 3 hình thức thướng dùng : kể chuyện, diễn giảng, đàm thoại;
- Sử dụng các phương tiện trực quan: bảng đen; tranh ảnh và các bản vẽ; phim ảnh, đèn chiếu và máy tính điện tử.
2. Đặc điểm của PPDH truyền thống[3] [6][5]
Đây là phương pháp dạy học lấy giáo viên làm trung tâm.
Với quan niệm: H
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Quyết
Dung lượng: 670,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)