Phat giao THAI LAN

Chia sẻ bởi Phạm Xuân Nam | Ngày 08/05/2019 | 69

Chia sẻ tài liệu: Phat giao THAI LAN thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

NGHỆ THUẬT

PHẬT GIÁO THÁI LAN

NHÌN TỪ KIẾN TRÚC





Trường ĐHNL TP Hồ Chí Minh
Khoa Cơ Khí Công nghệ
Phạm Xuân Nam
Lớp DH05CK
(sưu tầm và đăng bài- Hiện chưa rõ tác giả)
CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO THÁI LAN
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO THÁI LAN
1.2 ĐẶC TRƯNG CỦA KIẾN TRÚC THÁI LAN
CHƯƠNG II. KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO THÁI LAN QUA CÁC THỜI KỲ
2.1 TRƯỚC THỜI KÌ SUKHOTHAI
2.2 THỜI KÌ SUKHOTHAI
2.3 SAU THỜI KÌ SUKHOTHAI

CHƯƠNG III. NHỮNG LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO DU NHẬP VÀO THÁI LAN

3.1 CHÙA ẤN ĐỘ Ở THÁI LAN
3.2 CHÙA HOA Ở THÁI LAN
3.3 CHÙA VIỆT NAM Ở THÁI LAN

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN



Lời Mở Đầu
Thái Lan là một nước nằm ở khu vực ĐNA, có nền kinh tế khá phát triển đồng thời cũng là một nước có nhiều tôn giáo khác nhau cùng tồn tại
Chương I. TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO THÁI LAN
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO THÁI LAN
Thái Lan là một trong những quốc gia ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật Giáo. Phật giáo Ấn Độ đã truyền vào Thái Lan khoảng 241 TCN, sau khi vua Asoka phái các vị sư đi khắp mọi nơi để “hoằng Pháp”.
Phật giáo du nhập vào Thái Lan và đã có ảnh hưởng to lớn đến đời sống nhân dân Thái Lan. Chính vì vậy mà Thái Lan được coi là “nước Phật áo vàng”, với 95% dân số theo đạo Phật và có tới 2 vạn 7 nghìn ngôi chùa.

Là miền đất Phật nên những ngôi chùa ở đây mang nghệ thuật độc đáo, đậm nét tôn giáo và cũng mang được đặc trưng riêng có ở Thái Lan: đó là những ngôi chùa dát vàng, ngọn tháp hình xoắn ốc, nghệ thuật chạm trổ tinh vi… Tất cả tạo nên vẻ rực rỡ đến sững sờ thể hiện được phần nào phong cách kiến trúc của người Thái nói chung và Chùa tháp ở Thái Lan nói riêng.

Wat Rong Khun – Thái Lan
Chùa Budsiam, Bangkok
Chùa Donmuang
1.2 ĐẶC TRƯNG CỦA KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO THÁI LAN

Các công trình kiến trúc mà tiêu biểu là đền chùa ở Thái, không chỉ đơn thuần là một công trình đơn lẻ mà là một quần thể với nhiều công trình và chức năng khác nhau.
Chùa là một khuôn vườn có tường rào bao quanh, có các cổng ra vào. Nó bao gồm các loại công trình đó là:
Bot gọi là Ubosot= phật đường, là nơi có chức năng như nhà hành lễ, thường là công trình chính có đặt tượng phật và có quy mô chủ đạo trong tổng thể công trình. Trên bộ mái của Bot thường được trang trí bằng Chopa một loại kiến trúc hình trạm đầu mái rất đặc trưng ở Thái Lan

Đây cũng là nơi để tụng kinh và hội họp các sư sãi
Chofa: là những hình trang trí được tạo hình bằng những con chim thần Garuda đầu người mình chim đỡ bộ mái của ngôi chùa.

Hình Chofa
Chedi: Dạng tháp tròn nhọn, hình chóp nón hoặc hình chuông, trên chóp có nhiều trang trí, nơi cất giữ xá lị củ Phật hoặc các nhân vật quan trọng.
Toàn bộ Chedi được dát vàng, và Chedi vốn là những kiến trúc thờ phụng chứa đầy bạc vàng
Chedi tại Wat Phrakaew
là những ngọn tháp hình xoắn ốc, với đế rộng và đỉnh tháp thon nhỏ lại trông giống như cây trụ tròn nhô lên trời cao, đây cũng là một nét đặc trưng trong kiến trúc chùa ở Thái Lan.
Prang: dạng tháp giống Chedi nhưng nhỏ và thon hơn, mang tính chất trang trí, có hình dáng như bắp ngô.

Prang phong cách xây dựng tại Sri Sawai, Sukhothai
Mondop( Mandapa): có mái chóp nhọn, thường trang trí bằng các mảnh gốm, là thư viện chứa Kinh Phật


Mondop tại Wat Phrakaew, Bangkok
Vaharn: là nơi hành lễ và thường là nơi đọc kinh, nghe giảng đạo… và cũng là Phật đường.
Phật đường
Sala: có mái nhưng không có vách, là nơi sinh hoạt của sư sãi và là nơi nghỉ chân cho khách vãng lai
Naga: Chi tiết hình rắn được cách điệu
Các Naga thường được trình bày tại đầu của một đầu cầu thang vào ngôi đền thờ (như tại Wat Doi Suthep, Chang Mai). Nghệ thuật đá khắc Naga thật kì diệu chẳng hạn như tại Phimai và Phanomrung ở Đông Thái Lan.


Rắn Naga
Ngoài ra trong chùa còn có thể có: Ho Raklang, lăng tẩm, kuti….
Nói đến kiến trúc chùa Thái Lan lại không thể bỏ qua nghệ thuât chạm khắc tinh xảo trên những cánh cửa, khung cửa sổ, mái hiên, trụ cột… và chắc chắn không thể thiếu những bức tượng đầy uyển chuyển với những tư thế khác nhau thể hiện sự tinh tế đến lạ kỳ.
Nét điêu khắc trên cột và các bức tượng trang trí trong chùa
CHƯƠNG II. NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO THÁI LAN QUA CÁC THỜI KỲ
1.TRƯỚC THỜI KỲ SUKHOTHAI.
Thời kỳ này có 3 phong cách nghệ thuật kiến trúc chính:
Phong cách Dvaravati ( TK VI – XI)
Phong cách Srijaia ( TK VIII – XIII)
Phong cách Lapburi ( TK VII – XIV)
1.1.Phong cách Dvaravati ( TK VI – XI)

Nghệ thuật Dvaravati phát triển mạnh ở miền Trung Thái Lan nhất là các vùng thuộc các tỉnh Supanburi và Ratburi, Kalaxin thuộc Đông Bắc Thái Lan.
Qua các di vật cho thấy nghệ thuật kiến trúc thời kỳ này chủ yếu là các đền tháp với thân tháp hình chỏm đầu, gần giống kiểu tháp Grilanca ( một loại tháp của người Môn ở phía Bắc Thái Lan có thân vuông,đỉnh nhọn, hình quả bầu gần giống như kiểu tháp Thạt Luổng của Lào).
Thạp Luổng ở Lào

THẠT LUỔNG - LÀO
Tháp WatSaket
Về cấu trúc:
- Là những ngôi đền có quy mô khá lớn,có cấu trúc gần giống với ngôi đền Anada ở Bagan ( Myanma).
Bagan - những đền đài thành quách
Ngôi đền Anada ở Pagan ( Myanma).
Pho tượng Phật sớm nhất ở thời kỳ đầu là chùa Vatro có dáng uyển chuyển và đượm nét đặc sắc ( TK VII).
Bức tượng cổ nhất là pho tượng Phật tạo hình ở tư thế ngồi trên một bệ có hình con rắn Naga ( ở Mường Phai).
- Tiếp đó là các tượng Phật có tư thế đứng thẳng,hai tay đưa lên làm động tác thuyết pháp.Ngoài ra còn có các bức phù điêu xoay quanh chủ đề Phật giáo như tượng bánh xe Pháp luân
1.2. Phong cách Srivijaia ( TK VIII – XIII)
Vương quốc Srivijaia hình thành ở phía Nam Thái Lan vào khoảng thế kỷ VIII – XIII,tạo nên một một nét nghệ thuật độc đáo của thời kỳ này. Các tác phẩm tìm thấy được tạo thành từ đá hoặc đồng đều mang nội dung của Phật giáo Đại Thừa.
Một trong những kiến trúc nổi tiếng là chùa Pra Baromathat có dạng đền tháp với mặt bằng vuông và mái nhiều tầng được trang trí bằng các hình tháp tròn ở xung quanh và đỉnh tháp có hình chuông.
Wat Phra Boromathat Doi Suthep [ 1371 ]
1.3. Phong cách Lopburi ( TK VII – XIV)
Phong cách này hình thành ở miền Trung và Đông Bắc Thái Lan dựa trên 2 yếu tố Mon Dvaravati và Khmer.
Cấu trúc của thời kỳ này phần lớn là đền thờ theo kiểu Khmer,như đền Ba tháp ở Lopburi được tìm thấy ở tỉnh Buirtan.
Các tác phẩm điêu khắc Lopburi được thực hiện với các vật liệu đá và đồng xuay quanh chủ đề Phật giáo Đại Thừa.

2. THỜI KỲ SUKHOTHAI
( TK XIII- XV)
Là giai đoạn phát triển nghệ thuật tiêu biểu và độc đáo của nền nghệ thuật Thái Lan,trở thành một mô hình được lặp lại trong nhiều thế kỷ sau.Giai đoạn này xuất hiện một số dạng kiến trúc tháp( Chedi):
+ Dạng tháp được tạo hình trên nền vuông cao có nhiều bậc, thân tháp kiến trúc theo kiểu đền tháp Khmer, đỉnh là những búp sen to. Tiêu biểu là chùa Watchedi ở Sisatchamalai.

Chedi




Các Chedi hình xoắn ốc.
+ Loại khác thì có mặt hình tròn gần với kiến trúc tháp của Srilanca, có hình trang trí bao quanh chân tháp, tạo hình các con voi.
+ Dạng thấp nữa là sự kết hợp giữa thân vuông như ở đền Srivijaia với đỉnh là tháp tròn theo kiểu Srilan ca.
- Trong nền nghệ thuật phong cách Sukhothai,nghệ thuật điêu khắc các tượng Phật giữ vai trò rất quan trọng,đạt tới trình độ hoàn thiện hơn, thực tế với những chất liệu: đá, đồng, đất nung và vôi vữa.



3.PHONG CÁCH LANNA
( XI- XVIII )
Song song với sự phát triển của Sukhothai thì ở miền Bắc Thái Lan đã hình thành vương quốc Lanna. Các nghệ sĩ thời kỳ này đã sáng tạo ra phong cách nghệ thuật riêng và phát triển cao trong thế kỷ XIII – XIV.
Thời kỳ này cũng ảnh hưởng lớn của nghệ thuật Sukhothai và đặc biệt là Ấn Độ với ngôi chùa Bảy Đỉnh ( Wat Chệt Yot).

Wat Chet Yot Chiang Mai
Ngoài ra còn có những ngôi chùa được cấu trúc theo kiểu tháp Kukut của người Môn ở Lampun. Công trình tiêu biểu như: Chedi Siliem :tháp vuông,có 5 tầng,được thu nhỏ về phía đỉnh, các mặt ở mỗi tầng đều có các khoang lớn để chứa Phật.
Thời vua Meng Rai còn có một số tháp tròn theo kiểu Srilanca,nhưng được đạt trên một bệ cao hình vuông theo kiểu nghệ thuật Sukhothai.

Sukhothai Vihan
4.PHONG CÁCH UTHONG
( TK XII – XV)
Cùng với sự phát triển mạnh của nghệ thuật Lanna ở phía Bắc thì ở miền Trung của Thái Lan,nghệ thuật Sukhothai cũng được phát triển theo một phong cách mới mang tên nghệ thuậtUthong, nó được tổng hợp từ 2 phong cách đã có từ trước ở miền Trung Thái Lan :Dvaravati và Lopburi.
Kuningas Ramathibodi
Kiến trúc thời kỳ này khá đa dạng, có loại được kết hợp giữa Sukhothai và Srivijai như đền tháp của Khmer, khu đền Vat Pra Siratana ở Lopburi. Tuy nhiên nó được làm cao hơn, dáng thấp hơn và được đặt trên bệ khá cao. Lọai kiến trúc này phát triển khá mạnh vào thời kỳ Ayutthaya.

Về cơ bản, nghệ thuật Uthong dựa trên hình tượng của đạo phật tuy nhiên nghệ thuật điêu khắc ở Uthong mang nhiều đặc trưng khác nhau qua các giai đoạn, hỗn hợp giữa Dvaravati và Lopburi với hình ảnh đỉnh đầu hình búp sen, với hình tượng các chóp hình ngọn lửa…

Tượng Uthong

5.PHONG CÁCH AYUTTHAYA
(GIỮA TK XIV-GIỮA TK XVIII)

Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ phong cách Uthong sang phong cách Ayutthaya (vương quốc thành lập năm 1350).
Thời kỳ này có những dấu hiệu rỏ nét thể hiện qua các công trình kiểu tháp tròn rất phổ biến ở Sukhotai. Chịu ảnh hưởng của Sukhotai như tháp ở Wat Pra Sanpet và ở Vat Zai Chamongkhon. Xong cũng có những phát triển mới như bổ xung hàng cột bao quanh ở phần trên thân của tháp.
Wat Pra Sanpet
Tới TK XVII nghệ thuật kiến trúc lại phát triển theo mô hình đền tháp của khơ me tiêu biểu như: kiến trúc bằng gỗ đó là những ngôi chùa có nền cao, đoạn gấp khúc mái cong và có khoan tường được trổ thủng tạo thành cửa sổ.

Vào thời vua Patracha cuối TK XVII đầu X VIII kiến trúc đã sử dụng ngói men.
Từ TK XVI nghệ thuật có xu hướng mô phỏng nghệ thuật điêu khắc của AngKo, đặc biệt là các công trình thực hiện ở Lopburi. Thời kì này tượng Phật mang nhiều trang sức

Từ TK XVI nghệ thuật có xu hướng mô phỏng nghệ thuật điêu khắc của Angco, đặc biệt là các công trình thực hiện ở Lopburi. Thời kì này tượng Phật mang nhiều trang sức và y phục được diễn tả nhẹ nhàng hơ, tạo nên những hình ảnh nghệ thuật đặc sắc.
Về tạo hình nghệ thuật cũng có những bước phát triển cao hơn thể hiện trên các Prang ở đền Vat Puthaisavan và ở đền Siratatra( Thời Ayutthaya và Pitsnulok).
Nghệ thuật tạo hình thời này có các tranh( treo trong chùa, tháp) miêu tả hình ảnh của tôn giáo( Chùa Wat Chetupon và Wat Chedi Chettheu)


6. Phong cách Bangkok( cuối TK XVIII đầu TK XX)
Việc chuyển kinh đô về Bangkok (1782) mang đến một phong cách nghệ thuật độc đáo.
* Kiến trúc giai đoạn đầu vẫn là các dạng tháp Prang và Chêdi.
Đến đời vua Mongkut( Rama IV) đã đưa về kiểu tháp tròn.
Bên cạnh kiến trúc chùa, tháp thì kiến trúc gỗ của thời kì này cũng được phát triển mang ảnh hưởng của nghệ thuật Trung quốc, cột được xây dựng hình vuông và không có trang trí ở đầu cột.
* Nghệ thuật tượng Phật: Vua Rama I (1782- 1809) cho thu gom rất nhiều tượng đồng dựa trên khuôn mẫu đó cho ra nhiều loại tượng mới. Có nhiều tượng mang phong cách Ayutthaya hoặc những đường nét của nghệ thuật Uthong.
- Vua Mongkut( Rama IV, (1851- 1868) sáng tạo tượng Phật theo hướng diễn đạt người nhiều hơn( tượng Phật ở Samputthaya và Pra Nitrantaira).
- Vua Chulalongkorn( Rama V, 1868- 1910) quay về với hình tượng Phật thời cổ
* Hội Họa: tiếp tục truyền thống của những giai đoạn trước với nhiều tranh tường có giá trị.


CHƯƠNG III. NHỮNG LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO DU NHẬP VÀO THÁI LAN

3.1 CHÙA ẤN ĐỘ Ở THÁI LAN
Phật giáo Ấn độ du nhập vào Thái Lan (241tcn) nhưng ngay lập tức phát triển dưới triều đại của người Môn( phật giáo tiểu thừa).
Thế kỉ XI triều đình Tharavadi đã tiếp thu được văn hóa tôn giáo và nghệ thuật Ấn độ.



1 Chùa Phrakaeo:
- Chùa Phrakaeo có tên đầy đủ là Phrasirattanasatsadram
- Chùa rộng 945.000m, bao gồm hơn 1000 tòa nhà cao tầng tượng trưng cho bề dày lịch sử 200 năm của triều đại phong kiến và phong cách kiến trúc của thời đó
- Còn có nhiều bức họa ó phong cách từ thời Ayuthaya.
- Mang dấu ấn đậm nét của kiến trúc phật giáo Ấn Độ

Wat Phrao Kaeo
2 chùa Sa Ket(chùa Núi Vàng)
Chùa Sa Két nổi tiếng với núi vàng, tiếng Thái gọi là Phu Thao Thung
Được vua Ra maVxaay lại theo lối kiến trúc Ấn Độ và đặt một bức tượng phật có nguồn góc Ấn Độ
Saket Vaidya
3 Chùa Ratschanattda
- Ngôi chùa này được xây dựng từ thế kỉ 19 dưới thời vua Ra maIII. Ngôi chùa này mang một kiến trúc Ấn Độ. Cung điên Lahaprasat, bao gồm 37 ngọn tháp bao quanh cao đến 36m
3.2 CHÙA HOA Ở THÁI LAN

Kiến trúc đền chùa Hoa ở Thái Lan là một bộ phận cấu thành hệ thống cấu trúc các đền chùa của Thái Lan
- Đền chùa Trung Quốc ở Thái Lan xuất hiện khi người Hoa di cư vào Thái Lan từ thời kì giữa của vương triều Agut tha gia.
- Người Hoa di cư vào Thái Lan phần lớn theo Phật giáo phái Đại thừa, đạo Khổng và đạo Lão, cả ba gần như hòa lẫn vào nhau và cùng chung sống trong một ngôi đền hoặc một ngôi chùa
- Những ngôi chùa Hoa ở Thái Lan được xây dựng theo ý tưởng vừa có giá trị sử dụng vừa lưu ý đến hình thức nghệ thuật
Kiến trúc có thể phân thành hai loại chính:
- Loại vườn hoặc nhà
- Loại am thờ hoàng cung
-Chùa Hoa ở Thái Lan phần nhiều có mái to lợp bằng ngói tráng men màu trông rất uy nghi: có mái dốc cao, mái được lợp bằng ngói men màu óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.
- Thân chùa được trang trí bằng những nét hoa văn sặc sỡ, các cột được tô điểmbằng những con rồng quấn quanh càng tăng thêm vẻ đẹp rực rỡ của chùa
- Bố cục bên trong thì chùa Hoa có nhiều biển, bảng:

Biển đá phần lớn được đặt ở dọc các bức tường của chùa
Biển treo thường có 2 loại: treo nằm và treo đứng
Biển câu đối có thể được coi là một thể loại thơ củaTrung Quốc
Đền chùa Hoa ở Thái Lan phần lớn được xây dựng theo từng hội đồng hương của người Hoa. Người Hoa dặt tên đền chùa theo tiếng địa phương của mình.
Chùa Hoa là biểu thị cho việc hình thành khu vực người Hoa tại Thái lan
Thể hiện sự phát triển của cộng đồng người hoa tại Thái Lan
Mang những nét văn hóa Trung Hoa vào Thái Lan rồi hòa trộn với nó vào với truyền thống của địa phương bằng sự trao đổi văn hòa lẫn nhau
=> Các đền chùa Hoa ở Thái Lan có sự hòa trộn rất rõ ràng giữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa Thái


3.3 CHÙA VIỆT NAM Ở THÁI LAN


Cuối thế kỉ XVIII, Thái Lan bắt đầu ghi nhận sự có mặt của Phật giáo Việt Nam=>Annamnikaya

Kiến trúc chùa của Annamnikaya:
- Chùa được thiết kế với nhiều cột, trên cột thường khắc câu đối, hoa văn trang trí nhiều màu sắc, có hình tượng những con rồng được trạm khắc trên các bức tường ở hai bên cửa chùa

Kết cấu: Phật điện và Nhà khách, . Kế đó là nhà nghỉ của tăng, của tiểu rồi đến nhà bếp…

Chùa Khánh Vân ở Thái Lan
Cổng chùa Khánh Vân ở Thái Lan
Tháp thờ vong chùa Cảnh Phước(Bangkok)
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN

Chùa kiểu mới ở Thái lan
Đây là ngôi Chùa thân thiện môi trường, bằng cách sử dụng những vỏ chai phế thải để xây dựng bất cứ công trình kiến trúc gì ở trong chùa, từ nhà bếp cho đến các nhà vệ sinh.
Chùa Wat Pa Maha Chedi Kaew, vị trí cách thủ đô Bangkok khoảng 600 km về hướng tây-bắc, được biết đến nhiều hơn với cái tên là “Wat Lan Kuad - Chùa vỏ chai”, bởi vì vẻ đẹp rực rỡ, lấp lánh phản ánh sáng của nó phát ra từ vô số vỏ chai được gắn trên các bức tường.
Ngôi chùa này bắt đầu sử dụng những vỏ chai phế thải để trang trí trong các am cốc của các nhà sư lần đầu là vào năm 1984 . Sự kiện này đã khiến nhiều người phát tâm tiến cúng nhiều vỏ chai để xây dựng các công trình kiến trúc khác nhau như: một ngôi tháp, chính điện, và các nhà vệ sinh.
Vỏ chai thuộc loại hàng hiệu cũng được dùng để trang trí trên tường. Nhiều vỏ chai và cả những vỏ chai thuộc hàng hiệu ấy đều có nguồn gốc từ những vỏ chai bia hay rượu, mặc dù giới luật nhà Phật cấm uống rượu bia.
Ngôi chùa làm bằng vỏ chai
Mái chùa bằng vỏ chai



CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!!..GOOD LUK!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Xuân Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)