Phân tích văn bản Cảnh ngày xuân
Chia sẻ bởi Vũ Thị Khánh |
Ngày 11/10/2018 |
64
Chia sẻ tài liệu: Phân tích văn bản Cảnh ngày xuân thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài của dân tộc. “Truyện Kiều” là kiệt tác của nền thi ca cổ Việt Nam. Đây cũng là một tác phẩm sáng ngời tinh thần nhân đạo. Trong đó, đoạn trích “CảNH NGÀY XUÂN” là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất của truyện. Nó tiêu biểu cho sự thành công về bút pháp tả cảnh, tả tình rất tài hoa của nhà thơ. Qua đoạn trích, ta thất được một niềm vui xôn xao, náo nức lan tỏa, lắng đọng trọng lòng bạn đọc khi tác giả đưa ta về với khung cảnh lễ hội văn hóa truyền thống của dân tộc trong lễ tết thanh minh.
Bốn câu thơ đầu mở ra một khung cảnh hữu sắc, hữu hương, hữu tình nên thơ giữa bầu trời bao la, mênh mông, xanh thẳm có những cánh én nhỏ đang chao nghiêng, chao đi chao lại trông như những con thoi trên tấm vải khổng lồ. Trong nhiều tác phẩm thì cánh én luôn báo hiệu mùa xuân đến, mùa xuân ấm áp trở về sau thời gian gió lạnh nhưng trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thì cánh én chao nghiêng như đưa thoi gợi lên hình ảnh thời gian trôi đi rất nhanh:
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
Dân gian ta có câu: “thời gian thấm thoắt thoi đưa như ngựa chạy, như nước chảy qua cầu”. Câu thành ngữ ấy đã nhập vào hồn thơ của Tố Như để tạo ra một cánh én đưa thoi ở ngay chính câu thơ đầu của đoạn trích. Cùng với thời gian đưa thoi là ánh sáng đẹp của mùa xuân, ánh thiều quang đã ngoài sáu mươi ngày. Bằng lời thơ gợi tả cùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, so sánh “con én đưa thoi” đã gợi ra sự nuối tiếc của con người vì cái đẹp ấy sắp qua khiến lòng người bâng khuâng, lưu luyến, muốn níu kéo mong cho đất trời mãi còn xuân. Không chỉ riêng Nguyễn Du, mà cả Xuân Diệu cũng đã từng viết:
“Xuân đang đến là xuân sắp qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sắp già”
Đó chính là quy luật tuần hoàn của thời gian, của vũ trụ. Nhưng trong tiết trời tháng ba ấm áp và trong trẻo ấy có một màu xanh mơn mởn, ngọt ngào của cỏ non, trải dài, trải rộng như một tấm thảm khổng lồ kéo đến tận chân trời. Bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, trong trẻo, tinh khôi tràn đầy sức sống của mùa xuân hiện lên qua bút pháp miêu tả tài tình của nhà thơ:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Bằng vài nét chấm phá, nghệ thuật miêu tả tài tình, kết hợp với các hình ảnh đặc sắc “cỏ non xanh, lê trắng”, từ ngữ chọn lọc “điểm”…Nguyễn Du đã mở ra trước mắt chúng ta một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi sáng, đẹp đẽ và sinh động vô cùng. Trong cái nền “cỏ non xanh” có điểm thêm một vài bông hoa lê trắng. Hai chữ “trắng điểm” của Tố Như như là một nét chấm phá đầy sáng tạo và độc đáo, thu hút mắt người đọc, tai người nghe như mở ra trước mắt chúng ta một khung cảnh lễ hội tưng bừng náo nức giữa bầu trời xuân êm đềm, trong trẻo, tràn ngập sắc màu. Màu sắc được phối hợp một cách hài hòa, tự nhiên đã tạo ra một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp với nền xanh điểm trắng nhẹ nhàng, tao nhã, tinh khôi, thanh khiết, trong trẻo tràn đầy sức sống với không gian trải dài trải rộng ngút ngát về phía chân trời chứ không phải là bức tranh của thơ ca cổ Trung Hoa đơn điệu một màu:
“Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa”
Tám câu thơ tiếp theo tả cảnh trẩy hội màu xuân:
“Thanh mình trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hôi là đạp thanh.”
Nguyễn Du đã đưa chúng ta trở về lễ hội tưng bừng của người dân Việt Nam, lễ hội mang nét đẹp truyền thống của dân tộc. Lễ tảo mộ là lễ của những người còn sống đi quét dọn, thắp hương, sửa sang phần mộ cho những người đã mất để tỏ lòng hiếu kính, biết ơn, nhớ thương của người ở lại với người đã ra đi, của con cháu với tổ tiên. Việc làm đó thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, đây chính là lễ giáo văn hóa tốt đẹp của nhân dân ta.
Bên cạnh “lễ tảo mộ” là “hội đạp thanh”, là cuộc du xuân, cuộc vui chơi trên đồng cỏ xanh của những trai tài gái sắc, nam thanh nữ tú, “hội đạp thanh” còn là cơ hội gặp gỡ tạo nên sợi tơ hồng để thành duyên đôi lứa mai sau. Vì vậy không khí lễ hội đông vui, nhộn nhịp đến lạ thường:
“Gần xa
Bốn câu thơ đầu mở ra một khung cảnh hữu sắc, hữu hương, hữu tình nên thơ giữa bầu trời bao la, mênh mông, xanh thẳm có những cánh én nhỏ đang chao nghiêng, chao đi chao lại trông như những con thoi trên tấm vải khổng lồ. Trong nhiều tác phẩm thì cánh én luôn báo hiệu mùa xuân đến, mùa xuân ấm áp trở về sau thời gian gió lạnh nhưng trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thì cánh én chao nghiêng như đưa thoi gợi lên hình ảnh thời gian trôi đi rất nhanh:
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
Dân gian ta có câu: “thời gian thấm thoắt thoi đưa như ngựa chạy, như nước chảy qua cầu”. Câu thành ngữ ấy đã nhập vào hồn thơ của Tố Như để tạo ra một cánh én đưa thoi ở ngay chính câu thơ đầu của đoạn trích. Cùng với thời gian đưa thoi là ánh sáng đẹp của mùa xuân, ánh thiều quang đã ngoài sáu mươi ngày. Bằng lời thơ gợi tả cùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, so sánh “con én đưa thoi” đã gợi ra sự nuối tiếc của con người vì cái đẹp ấy sắp qua khiến lòng người bâng khuâng, lưu luyến, muốn níu kéo mong cho đất trời mãi còn xuân. Không chỉ riêng Nguyễn Du, mà cả Xuân Diệu cũng đã từng viết:
“Xuân đang đến là xuân sắp qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sắp già”
Đó chính là quy luật tuần hoàn của thời gian, của vũ trụ. Nhưng trong tiết trời tháng ba ấm áp và trong trẻo ấy có một màu xanh mơn mởn, ngọt ngào của cỏ non, trải dài, trải rộng như một tấm thảm khổng lồ kéo đến tận chân trời. Bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, trong trẻo, tinh khôi tràn đầy sức sống của mùa xuân hiện lên qua bút pháp miêu tả tài tình của nhà thơ:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Bằng vài nét chấm phá, nghệ thuật miêu tả tài tình, kết hợp với các hình ảnh đặc sắc “cỏ non xanh, lê trắng”, từ ngữ chọn lọc “điểm”…Nguyễn Du đã mở ra trước mắt chúng ta một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi sáng, đẹp đẽ và sinh động vô cùng. Trong cái nền “cỏ non xanh” có điểm thêm một vài bông hoa lê trắng. Hai chữ “trắng điểm” của Tố Như như là một nét chấm phá đầy sáng tạo và độc đáo, thu hút mắt người đọc, tai người nghe như mở ra trước mắt chúng ta một khung cảnh lễ hội tưng bừng náo nức giữa bầu trời xuân êm đềm, trong trẻo, tràn ngập sắc màu. Màu sắc được phối hợp một cách hài hòa, tự nhiên đã tạo ra một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp với nền xanh điểm trắng nhẹ nhàng, tao nhã, tinh khôi, thanh khiết, trong trẻo tràn đầy sức sống với không gian trải dài trải rộng ngút ngát về phía chân trời chứ không phải là bức tranh của thơ ca cổ Trung Hoa đơn điệu một màu:
“Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa”
Tám câu thơ tiếp theo tả cảnh trẩy hội màu xuân:
“Thanh mình trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hôi là đạp thanh.”
Nguyễn Du đã đưa chúng ta trở về lễ hội tưng bừng của người dân Việt Nam, lễ hội mang nét đẹp truyền thống của dân tộc. Lễ tảo mộ là lễ của những người còn sống đi quét dọn, thắp hương, sửa sang phần mộ cho những người đã mất để tỏ lòng hiếu kính, biết ơn, nhớ thương của người ở lại với người đã ra đi, của con cháu với tổ tiên. Việc làm đó thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, đây chính là lễ giáo văn hóa tốt đẹp của nhân dân ta.
Bên cạnh “lễ tảo mộ” là “hội đạp thanh”, là cuộc du xuân, cuộc vui chơi trên đồng cỏ xanh của những trai tài gái sắc, nam thanh nữ tú, “hội đạp thanh” còn là cơ hội gặp gỡ tạo nên sợi tơ hồng để thành duyên đôi lứa mai sau. Vì vậy không khí lễ hội đông vui, nhộn nhịp đến lạ thường:
“Gần xa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Thị Khánh
Dung lượng: 55,50KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)