PHÂN TÍCH THƠ VÀ TRUYỆN LỚP 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Hằng |
Ngày 12/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: PHÂN TÍCH THƠ VÀ TRUYỆN LỚP 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI LỚP 9
1)ĐỒNG CHÍ – CHÍNH HỮU – 1948 – TẬP “ ĐẦU SÚNG TRĂNG TREO”
Chính hữu vừa là một nhà thơ đông thời ông cũng là một chiến sĩ cách mạng dũng cảm trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Năm 1948, sau khi nhà thơ cùng đồng độ tham gia chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, ngăn chặn cuộc tấn công quy mô lớn của giặc lên chiến khu Việt Bắc, Chính Hữu đã viết bài thơ “Đồng chí”. Tác phẩm là những cảm xúc chân thực của tác giả qua những trải nghiệm thực tế, ca ngợi tình cảm đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn. Bài thơ nàm trong tập “Đầu súng trăng treo” là tập thơ đầu tay của tác giả.
“Đồng Chí” là một bài thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam viết về người lính và cuộc chiến tranh phi nghĩa, ác liệt. Những câu thơ đầu của bài thơ là cơ sở hình thành nên tình đồng chí gắn bó giữa những người lính cách mạng:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
Hai câu thơ đầu tiên với các thành ngữ quen thuộc “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” cho thấy những người lính đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó, họ chung cảnh đói khổ, bần hàn, đều là những nhười nông dân chân lấm tay bùn. Từ đó, hé mở họ là những con người cùng cảnh ngộ, tuy nhiên, hai đại từ anh và tôi xuất hiện riêng biệt trong hai câu thơ thể hiện sự xa lạ lần đầu gặp gỡ. Ngôn ngữ giản dị như một lời kể chuyện tạo giọng điệu thơ dằm thắm, chân thành, vì vậy một nhà nghiên cứu đã khẳng định:” Câu thơ có cái trong lành của trận mưa mùa hạ, cơn gió đầu thu và phảng phất hương thơm của hoa ngâu, hoa mộc.”. Sang câu thơ thứ ba, hai đại từ này cung xuất hiện kết hợp với từ “với” cho thấy họ dã dần quen nhau và thân thiết hơn. Các cụm từ “đôi người xa lạ”, “chẳng hẹn quen nhau” hé mở sự gặp gỡ của những ngườ chung lí tưởng, đó là lí tưởng chiến đấu cao đẹp của những người nông dân mặc áo lính. Hình ảnh “ Súng bên súng, đầu sát bên đầu” đã cụ thề hóa sự gắn bó và hòa nhập của những người chiến sĩ cách mạng. Từ “sát” cho thấy giữa họ dường như không còn khoảng cách, họ đã thực sự gắn bó thân thiết với nhau. Rồi những lúc họ cùng vượt qua những khó khăn, thiếu thốn, chung chăn khi ngủ và những người lính đã trở thành đôi bạn tri kỉ tự bao giờ. Những hình ảnh chân thực ấy dã mở ra câu thơ thứ bảy với những ý nghĩa sâu sắc. Câu thơ chỉ với hai từ, sự thay đổi đột ngột này thề hiện cảm xúc dồn nén của nhà thơ, nó vùa khép lại ý thơ của sáu câu thơ đầu, gọi tên cho một tình cảm thiêng liêng, bất diệt, vừa hé mở những điều chứa đựng ở những câu thơ sau và trong cả bài thơ.
Ba câu thơ tiếp theo là sự cảm thông sâu xa, nỗi lòng của những người lính:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Ở câu thơ đầu của đoạn thơ trên, đại từ “anh” xuất hiện một mình, tuy vậy, người đọc vẫn có cảm giác là chung cho cả hai người vì họ đã thục sự gắn bó keo sơn như một. Những hình ảnh “ruộng nương”, “gian nhà” là những thứ thân thuộc của làng quê và ngườ nông dân Việt Nam, đó cũng là tất cả nhũng gì họ dành dụm, chắt chiu được. Vậy mà, họ sẵn sàng bỏ lại tất cả và đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, họ là tiêu biểu cho hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp. Từ “mặc kệ” thể hiện sự dứt khoát và quyết tâm một lòng trung thành với cách mạng và họ luôn nêu cao tinh thần chiến đấu “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Nghệ thuật hoán dụ “giếng nước gốc đa” diễn tả tình cảm sâu nặng của hậu phương đối với người lính. Sâu xa hơn. Đó còn là nỗi nhớ niềm thương của người ra trận, dù họ có ra đi bỏ lại quê hương, làng quê nhưng trong lòng họ thì cây đa, bến nước luôn hiện hữu trong sâu thẳm tâm hồn người lính.
Những câu thơ tiếp theo là biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí:
Anh với tôi biết từng cơn
1)ĐỒNG CHÍ – CHÍNH HỮU – 1948 – TẬP “ ĐẦU SÚNG TRĂNG TREO”
Chính hữu vừa là một nhà thơ đông thời ông cũng là một chiến sĩ cách mạng dũng cảm trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Năm 1948, sau khi nhà thơ cùng đồng độ tham gia chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, ngăn chặn cuộc tấn công quy mô lớn của giặc lên chiến khu Việt Bắc, Chính Hữu đã viết bài thơ “Đồng chí”. Tác phẩm là những cảm xúc chân thực của tác giả qua những trải nghiệm thực tế, ca ngợi tình cảm đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn. Bài thơ nàm trong tập “Đầu súng trăng treo” là tập thơ đầu tay của tác giả.
“Đồng Chí” là một bài thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam viết về người lính và cuộc chiến tranh phi nghĩa, ác liệt. Những câu thơ đầu của bài thơ là cơ sở hình thành nên tình đồng chí gắn bó giữa những người lính cách mạng:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
Hai câu thơ đầu tiên với các thành ngữ quen thuộc “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” cho thấy những người lính đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó, họ chung cảnh đói khổ, bần hàn, đều là những nhười nông dân chân lấm tay bùn. Từ đó, hé mở họ là những con người cùng cảnh ngộ, tuy nhiên, hai đại từ anh và tôi xuất hiện riêng biệt trong hai câu thơ thể hiện sự xa lạ lần đầu gặp gỡ. Ngôn ngữ giản dị như một lời kể chuyện tạo giọng điệu thơ dằm thắm, chân thành, vì vậy một nhà nghiên cứu đã khẳng định:” Câu thơ có cái trong lành của trận mưa mùa hạ, cơn gió đầu thu và phảng phất hương thơm của hoa ngâu, hoa mộc.”. Sang câu thơ thứ ba, hai đại từ này cung xuất hiện kết hợp với từ “với” cho thấy họ dã dần quen nhau và thân thiết hơn. Các cụm từ “đôi người xa lạ”, “chẳng hẹn quen nhau” hé mở sự gặp gỡ của những ngườ chung lí tưởng, đó là lí tưởng chiến đấu cao đẹp của những người nông dân mặc áo lính. Hình ảnh “ Súng bên súng, đầu sát bên đầu” đã cụ thề hóa sự gắn bó và hòa nhập của những người chiến sĩ cách mạng. Từ “sát” cho thấy giữa họ dường như không còn khoảng cách, họ đã thực sự gắn bó thân thiết với nhau. Rồi những lúc họ cùng vượt qua những khó khăn, thiếu thốn, chung chăn khi ngủ và những người lính đã trở thành đôi bạn tri kỉ tự bao giờ. Những hình ảnh chân thực ấy dã mở ra câu thơ thứ bảy với những ý nghĩa sâu sắc. Câu thơ chỉ với hai từ, sự thay đổi đột ngột này thề hiện cảm xúc dồn nén của nhà thơ, nó vùa khép lại ý thơ của sáu câu thơ đầu, gọi tên cho một tình cảm thiêng liêng, bất diệt, vừa hé mở những điều chứa đựng ở những câu thơ sau và trong cả bài thơ.
Ba câu thơ tiếp theo là sự cảm thông sâu xa, nỗi lòng của những người lính:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Ở câu thơ đầu của đoạn thơ trên, đại từ “anh” xuất hiện một mình, tuy vậy, người đọc vẫn có cảm giác là chung cho cả hai người vì họ đã thục sự gắn bó keo sơn như một. Những hình ảnh “ruộng nương”, “gian nhà” là những thứ thân thuộc của làng quê và ngườ nông dân Việt Nam, đó cũng là tất cả nhũng gì họ dành dụm, chắt chiu được. Vậy mà, họ sẵn sàng bỏ lại tất cả và đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, họ là tiêu biểu cho hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp. Từ “mặc kệ” thể hiện sự dứt khoát và quyết tâm một lòng trung thành với cách mạng và họ luôn nêu cao tinh thần chiến đấu “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Nghệ thuật hoán dụ “giếng nước gốc đa” diễn tả tình cảm sâu nặng của hậu phương đối với người lính. Sâu xa hơn. Đó còn là nỗi nhớ niềm thương của người ra trận, dù họ có ra đi bỏ lại quê hương, làng quê nhưng trong lòng họ thì cây đa, bến nước luôn hiện hữu trong sâu thẳm tâm hồn người lính.
Những câu thơ tiếp theo là biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí:
Anh với tôi biết từng cơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thu Hằng
Dung lượng: 124,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)