PHÂN TÍCH TÁC PHẨM ’’ CHIẾC LƯỢC NGÀ ‘‘ CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hưng |
Ngày 12/10/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: PHÂN TÍCH TÁC PHẨM ’’ CHIẾC LƯỢC NGÀ ‘‘ CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM ’’ CHIẾC LƯỢC NGÀ ‘‘ CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG
Có những câu chuyện dù phải đọc nhiều lần ta vẫn không thể nhớ,. Lại có những câu chuyện dù chỉ đọc một lần ta vẫn không thể quên. Có những hạnh phúc muộn màng và ngắn ngủi khiến ta phải trào nước mắt. Có những tình cảm nồng ấm và thiêng liêng mà ta chỉ cảm nhận được trong tổ ấm gia đình...Tất cả những ấn tượng ấy đều có từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Một truyện ngắn dung dị nhưng gây xúc động lòng người trước tình cảm sâu nặng của cha con ông Sáu. Đặc biệt truyện còn làm ngời sáng vẻ đẹp cứng cỏi cùng tình yêu thương cha mãnh liệt của một em bé mới bảy tám tuổi. Trong đời sống tự nhiên, ai ai cũng thầm công nhận một điều rằng , tình cảm của con cái hình như thân thiết và gần gũi với mẹ hơn. Còn với cha thì sao? Tình cha bao la và hy sinh vì con cái cũng không kém gì người mẹ, đôi khi còn mãnh liệt và sâu sắc hơn. Là một chiến sỹ cách mạng xa nhà đi thoát ly cách mạng từ khi đứa con đầu lòng còn chưa đầy tuổi, mãi đến khi hòa bình lập lại ông Sáu mới có dịp về thăm nhà. Nôn nao và hạnh phúc khôn tả khi nghĩ đến giây phút gặp con , ông Sáu lại thấy đau khổ và thất vọng hơn khi con không nhận cha. Cuộc gặp gỡ sau 8 năm xa cách là khởi đầu cho chuỗi những sự việc , thái độ, hành động thể hiện tình yêu thương cha mãnh liệt của Thu. Xa cách bao năm, Thu và cha chưa một lần gặp mặt, ông Sáu “ chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ luôn mang bên người”, bé Thu chỉ biết mặt cha qua tấm hình chụp chung với má. Xa cha, Thu nhớ thương vô cùng và dường như hình ảnh người cha trong tấm ảnh đã in sâu vào trong trí nhớ của Thu, là hình ảnh đẹp nhất trong lòng Thu. Tám năm sau khi người cha trở về, chiến tranh đã làm ông có sư thay đổi lớn khiến Thu không thể nhận ra cha mình. Từ đằng xa thấy “ một đứa bé độ tám tuổi, tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi” ông Sáu đoán biết là con , không chờ xuồng cập bến “ anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra”. Linh tính của người cha cho ông biết đấy là con mình, trái tim người cha hướng ông mau mau chạy về phía con để ôm lấy cái hình hài máu mủ mà ông hằng thương nhớ trong bao năm xa cách. “ Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con... giọng lặp bặp run run Ba đây con, ba đây con!” Những tưởng cha con ông sẽ ôm chầm lấy nhau trong khoảnh khắc sung sướng thì trớ trêu thay con bé không nhận ra ông, nó giật mình “ tròn mắt nhìn...ngơ ngác, lạ lùng”. Mặt Thu tái đi em kêu lên, bỏ chạy và cầu cứu “ Má! Má”. Với ông Sáu thái độ của Thu khiến ông hụt hẫng, đau đớn. Nhưng với Thu đây là phản ứng tâm lý tự nhiên. Bởi từ khi em lớn lên, ông Sáu đâu có ở bên cạnh, chưa bao giờ em được trông thấy cha bằng xương, bằng thịt. Hôm nay một người đàn ông lạ lẫm với “ vết sẹo dài đỏ ửng, giật giật, trông rât dễ sợ” đột ngột xuất hiện tự xưng là cha, làm sao em không sợ hãi? Một nghịch lý trớ trêu, đau xót cho người cha, một sự ngỡ ngàng, lạ lẫm cho đứa con được Nguyễn Quang Sáng miêu tả thật sinh động, tài tình. Những ngày sau đó, đáp lại tình cảm nồng nàn của cha, bé Thu lại càng tỏ ra sợ hãi, ngờ vực. Trong ba ngày phép ngắn ngủi, ông Sáu càng vỗ về, Thu càng lùi ra xa, ông càng chiều thương, nó càng lẩn tránh. Ông chỉ mong được nghe tiếng Ba mà sao khó khăn đến thế . Khi phải gọi ông Sáu ăn cơm, dẫu được mẹ nhắc nhở, Thu vẫn chỉ nói trổng “ vô ăn cơm” hoặc “ cơm chín rồi”. Đặc biệt trong một tình huống tưởng chừng cô bé không thể ương bướng hơn được nữa vậy mà Thu vẫn quyết liệt. Đó là lúc nồi cơm sôi, một đứa bé không thể tự mình nhấc nồi để chắt nước. Tình thế đó cứ ngỡ rằng Thu sẽ ngoan ngoãn nhờ ba giúp. Nhưng không, ngay cả khi bác Ba mờ đường cho “ Cháu phải gọi Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy”, Thu vẫn không cất tiếng dẫu mấy lần em tỏ ra lo sợ bị mẹ đánh đòn nếu để cơm bị nhão. Bướng bình và bất cần, Thu tự mình làm một công việc nguy hiểm và quá sức. Nghĩa là nó không chịu thua, không chịu nhượng bộ. Song đỉnh điểm của sự ương bướng được thể
Có những câu chuyện dù phải đọc nhiều lần ta vẫn không thể nhớ,. Lại có những câu chuyện dù chỉ đọc một lần ta vẫn không thể quên. Có những hạnh phúc muộn màng và ngắn ngủi khiến ta phải trào nước mắt. Có những tình cảm nồng ấm và thiêng liêng mà ta chỉ cảm nhận được trong tổ ấm gia đình...Tất cả những ấn tượng ấy đều có từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Một truyện ngắn dung dị nhưng gây xúc động lòng người trước tình cảm sâu nặng của cha con ông Sáu. Đặc biệt truyện còn làm ngời sáng vẻ đẹp cứng cỏi cùng tình yêu thương cha mãnh liệt của một em bé mới bảy tám tuổi. Trong đời sống tự nhiên, ai ai cũng thầm công nhận một điều rằng , tình cảm của con cái hình như thân thiết và gần gũi với mẹ hơn. Còn với cha thì sao? Tình cha bao la và hy sinh vì con cái cũng không kém gì người mẹ, đôi khi còn mãnh liệt và sâu sắc hơn. Là một chiến sỹ cách mạng xa nhà đi thoát ly cách mạng từ khi đứa con đầu lòng còn chưa đầy tuổi, mãi đến khi hòa bình lập lại ông Sáu mới có dịp về thăm nhà. Nôn nao và hạnh phúc khôn tả khi nghĩ đến giây phút gặp con , ông Sáu lại thấy đau khổ và thất vọng hơn khi con không nhận cha. Cuộc gặp gỡ sau 8 năm xa cách là khởi đầu cho chuỗi những sự việc , thái độ, hành động thể hiện tình yêu thương cha mãnh liệt của Thu. Xa cách bao năm, Thu và cha chưa một lần gặp mặt, ông Sáu “ chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ luôn mang bên người”, bé Thu chỉ biết mặt cha qua tấm hình chụp chung với má. Xa cha, Thu nhớ thương vô cùng và dường như hình ảnh người cha trong tấm ảnh đã in sâu vào trong trí nhớ của Thu, là hình ảnh đẹp nhất trong lòng Thu. Tám năm sau khi người cha trở về, chiến tranh đã làm ông có sư thay đổi lớn khiến Thu không thể nhận ra cha mình. Từ đằng xa thấy “ một đứa bé độ tám tuổi, tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi” ông Sáu đoán biết là con , không chờ xuồng cập bến “ anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra”. Linh tính của người cha cho ông biết đấy là con mình, trái tim người cha hướng ông mau mau chạy về phía con để ôm lấy cái hình hài máu mủ mà ông hằng thương nhớ trong bao năm xa cách. “ Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con... giọng lặp bặp run run Ba đây con, ba đây con!” Những tưởng cha con ông sẽ ôm chầm lấy nhau trong khoảnh khắc sung sướng thì trớ trêu thay con bé không nhận ra ông, nó giật mình “ tròn mắt nhìn...ngơ ngác, lạ lùng”. Mặt Thu tái đi em kêu lên, bỏ chạy và cầu cứu “ Má! Má”. Với ông Sáu thái độ của Thu khiến ông hụt hẫng, đau đớn. Nhưng với Thu đây là phản ứng tâm lý tự nhiên. Bởi từ khi em lớn lên, ông Sáu đâu có ở bên cạnh, chưa bao giờ em được trông thấy cha bằng xương, bằng thịt. Hôm nay một người đàn ông lạ lẫm với “ vết sẹo dài đỏ ửng, giật giật, trông rât dễ sợ” đột ngột xuất hiện tự xưng là cha, làm sao em không sợ hãi? Một nghịch lý trớ trêu, đau xót cho người cha, một sự ngỡ ngàng, lạ lẫm cho đứa con được Nguyễn Quang Sáng miêu tả thật sinh động, tài tình. Những ngày sau đó, đáp lại tình cảm nồng nàn của cha, bé Thu lại càng tỏ ra sợ hãi, ngờ vực. Trong ba ngày phép ngắn ngủi, ông Sáu càng vỗ về, Thu càng lùi ra xa, ông càng chiều thương, nó càng lẩn tránh. Ông chỉ mong được nghe tiếng Ba mà sao khó khăn đến thế . Khi phải gọi ông Sáu ăn cơm, dẫu được mẹ nhắc nhở, Thu vẫn chỉ nói trổng “ vô ăn cơm” hoặc “ cơm chín rồi”. Đặc biệt trong một tình huống tưởng chừng cô bé không thể ương bướng hơn được nữa vậy mà Thu vẫn quyết liệt. Đó là lúc nồi cơm sôi, một đứa bé không thể tự mình nhấc nồi để chắt nước. Tình thế đó cứ ngỡ rằng Thu sẽ ngoan ngoãn nhờ ba giúp. Nhưng không, ngay cả khi bác Ba mờ đường cho “ Cháu phải gọi Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy”, Thu vẫn không cất tiếng dẫu mấy lần em tỏ ra lo sợ bị mẹ đánh đòn nếu để cơm bị nhão. Bướng bình và bất cần, Thu tự mình làm một công việc nguy hiểm và quá sức. Nghĩa là nó không chịu thua, không chịu nhượng bộ. Song đỉnh điểm của sự ương bướng được thể
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hưng
Dung lượng: 41,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)