Phân tích bài thơ Sang thu

Chia sẻ bởi Trịnh Thị Hương Lan | Ngày 12/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Phân tích bài thơ Sang thu thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Đề: Phân tích bài thơ “ Sang thu” của Hữu Thỉnh.
BÀI LÀM
Dọc theo sự phát triển của nền văn học nước nhà, ta bắt gặp một số tác giả đã đưa thiên nhiên làm đề tài cho tác phẩm của mình như “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải,…. Hữu Thỉnh cũng vậy! Ông đã gợi lên trong tâm trí người đọc một mùa thu khá đặc biệt mà ở đó chưa có sự định hình, ranh giới cụ thể qua bài thơ “Sang thu” – tác phẩm được nhà thơ viết vào cuối năm 1977 :
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
Qua bài thơ trên, ta thấy được những rung động tinh tế của tác giả lúc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu.
Bài thơ trên được viết theo thể thơ năm chữ, cô động về loại mà ý tình súc tích. Cả bài thơ là giọng điệu nhẹ nhàng, đôi lúc trầm lắng suy tư. “Sang thu” giúp người đọc nhận ra những cảm nhận tinh tế của tác giả trước sự chuyển biến của đất trời từ cuối hạ sang thu, đồng thời cũng gợi lên cho ta một bức tranh giao mùa thật đẹp.
Bắt đầu bài thơ, tác giả đã đưa ta trở về nơi làng quê thanh bình êm ả ở đồng bằng Bắc Bộ để cảm nhận được cái không khí của đất trời lúc sang thu:
“ Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se ”
Mùa thu – mùa của ổi chín nên có lẽ vì thế mà “hương ổi” toả ra từ khu vườn cũng là tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu đang về. Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ được thể hiện khá rõ nét qua từ “bỗng”. Chỉ một từ ngữ thôi, tác giả đã diễn tả được sự đột ngột, bất ngờ nhưng nên thơ trước sự thay đổi của thời tiết lúc giao mùa. Từ “phả” trong câu thơ thứ hai mới thật độc đáo làm sao! Nó giúp người đọc liên tưởng đến hương ổi đã nguyện vào, trộn lẫn với gió bay đi khắp nơi, làm thơm ngát cả đất trời. “Gío se” là những làn gió nhẹ mang theo hơi lạnh của mùa thu, còn được gọi là gió heo mây. Như thế, chì với hai câu thơ trên, nhà thơ Hữu Thỉnh đã đưa ta đến những không gian, vườn ngõ đầy hương vị ngọt lành của ổi chín cây.
“…Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về ”
Sương thu đã được nhà thơ nhân hoá lên cùng với hai từ “chùng chình” đã diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu. Gío thu nhẹ thoảng qua nên làn sương bay qua ngõ nhà có vẻ chậm chạp hơn mỗi ngày. Bên cạnh từ láy “ chùng chình”, phép nhân hoá trên còn gợi lên trong tâm trí người đọc về hình ảnh một người nào đó dường như vẫn còn một chút luyến tiếc nên cố ý đi chậm lại, không vội qua mau. Tình thái từ “hình như” bộc lộ được cảm giác ngỡ ngàng , ngạc nhiên của tác giả, còn chút chưa thật rõ ràng vì đó mới chỉ là cảm giác nhẹ nhàng thoảng qua. Hữu Thỉnh tài tình thật! Ông đã cảm nhận được không khí của mùa thu đang về qua nhiều giác quan khác nhau như khứu giác, xúc giác và cả thị giác. Đó là “hương ổi”, sự vận động của gió và cả làn sương qua ngõ. Chắc tác giả phải là người yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm tinh tế lắm mới cảm nhận được những hơi thở vẫn còn nhẹ nhàng, yếu ớt và còn khá mơ hồ của mùa thu mới chớm.
Nếu ở khổ một, trạng thái cảm xúc của tác giả chỉ mới “bỗng” hoặc “hình như” thì trong khổ thơ thứ hai, tác giả đã khẳng định điều đó với những sự vận động của vạn vật, đất trời mang đầy không khí mùa thu:
“… Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã ”
Bắt đầu mùa thu, sông thì “dềnh dàng” và chim cũng “bắt đầu vội vã”. Bằng biện pháp sử dụng từ láy cùng phép nhân hoá, ta cảm nhận được cả không khí đất trời thật rộn rã, hối hả nhưng ở đâu đó thì trở lên trầm lắng, yên ả. Đầu tiên là hình ảnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Thị Hương Lan
Dung lượng: 56,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)