Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hưng |
Ngày 12/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
Tình cảm gia đình là một nguồn cảm hứng bất tận đối với các thi sĩ, đã có rất nhiều tác phẩm làm xúc động lòng người khi viết về đề tài thiêng liêng này. Bài thơ “Bếp lửa” của tác giả Bằng Việt cũng viết về đề tài này, thắp sáng tình cảm gia đình bằng hơi ấm thấm đượm tình bà cháu nồng nàn. Bằng những vầng thơ theo dòng hồi tưởng, gợi nhớ về tuổi thơ của đứa cháu xa nhà, bài thơ “Bếp lửa” đã ca ngợi đức hi sinh, sự tần tảo và tình thương bao la của bà, đồng thời thể hiện sự kính yêu và lòng biết tha thiết của cháu đối với bà.
Ra đời vào năm 1963, bài thơ “Bếp lửa” đã tái hiện chân thật một khoảng kí ức tuổi thơ của người cháu bên bà của mình. Tuổi thơ của người cháu gắn liền với hình ảnh người bà thân thương và bếp lửa ấp iu nồng đượm khiến người cháu mỗi khi nhớ về lại có những cảm xúc vô cùng yêu thương xen lẫn cảm phục người bà của mình. Bài thơ không chỉ nói lên tình cảm của người cháu giành cho bà mình mà còn khẳng định rằng bếp lửa không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa khơi gợi cho người cháu nhớ về bà mình:
“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa “
Hình ảnh “bếp lửa” trong màn sương sớm đã được khắc họa giản dị nhưng rõ nét và sống động qua ba câu thơ. “Bếp lửa” có lúc sáng mãnh liệt, có lúc yếu, không định hình đã trở thành một đồ dùng, một hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Đó không chỉ là nơi để đun nấu mà còn là nơi sum họp, ghi dấu những niềm vui, nỗi buồn của mọi gia đình. Điệp ngữ “một bếp lửa” cùng với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” đã gợi nên sự ấm áp, đầy tình thương yêu như tấm lòng bà. Từ “ấp iu” gợi lên sự khéo léo của bàn tay bà khi bà nhóm bếp lửa, tấm lòng yêu thương, chi chút của bà đến con cháu. Trong hồi tưởng của cháu, hình ảnh người bà luôn hiện diện cùng bếp lửa qua bao năm tháng. Hình ảnh của bà hiện lên một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng đẹp đẽ trong trái tim người cháu, bà vẫn luôn nhóm bếp lửa mỗi sáng mỗi chiều suốt cả cuộc đời. Hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.
Từ tình yêu thương và nỗi nhớ da diết, người cháu nhớ về kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà:
“ Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy “
Những vần thơ nhẹ nhàng như lời kể lại những năm tháng thơ ấu đầy gian khổ của cháu với bóng đêm của nạn đói năm 1945. Khi nhớ về những ngày thơ ấu gian khổ bên bà, người cháu nhớ về năm đói kém mà cháu sống trong sự cưu mang, tình yêu thương sâu đậm của bà khi bố phải đi “đánh xe”, để cháu lại quê nhà cho bà chăm bẵm. Các cụm từ ““đói mòn đói mỏi” đã diễn tả chân thật những cực khổ của hai bà cháu trong thời kì đó. Hình ảnh “bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” đã cho thấy cái đáng sợ của giặc đói, tỉnh cảnh cực khổ của nhân dân ta dưới thời kì đó:
Con đói lả ôm lưng mẹ khóc
Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi
Kiếp người cơm vãi cơm rơi
Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi!
Kí ức tuổi thơ và tình cảm đậm sâu của bà trong cháu vẫn cứ vẹn nguyên:
“ Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay “
Người cháu vẫn như cảm nhận được mùi khói chất chứa đầy nỗi vất vả cực nhọc của hai bà cháu vẫn còn cay nồng nơi sống mũi, mùi khói “hun nhèm” cả kí ức tuổi thơ, chân thực và mang đầy nghĩa tình sâu nặng. Nơi sống mũi của người cháu cay nồng,
Tình cảm gia đình là một nguồn cảm hứng bất tận đối với các thi sĩ, đã có rất nhiều tác phẩm làm xúc động lòng người khi viết về đề tài thiêng liêng này. Bài thơ “Bếp lửa” của tác giả Bằng Việt cũng viết về đề tài này, thắp sáng tình cảm gia đình bằng hơi ấm thấm đượm tình bà cháu nồng nàn. Bằng những vầng thơ theo dòng hồi tưởng, gợi nhớ về tuổi thơ của đứa cháu xa nhà, bài thơ “Bếp lửa” đã ca ngợi đức hi sinh, sự tần tảo và tình thương bao la của bà, đồng thời thể hiện sự kính yêu và lòng biết tha thiết của cháu đối với bà.
Ra đời vào năm 1963, bài thơ “Bếp lửa” đã tái hiện chân thật một khoảng kí ức tuổi thơ của người cháu bên bà của mình. Tuổi thơ của người cháu gắn liền với hình ảnh người bà thân thương và bếp lửa ấp iu nồng đượm khiến người cháu mỗi khi nhớ về lại có những cảm xúc vô cùng yêu thương xen lẫn cảm phục người bà của mình. Bài thơ không chỉ nói lên tình cảm của người cháu giành cho bà mình mà còn khẳng định rằng bếp lửa không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh bếp lửa khơi gợi cho người cháu nhớ về bà mình:
“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa “
Hình ảnh “bếp lửa” trong màn sương sớm đã được khắc họa giản dị nhưng rõ nét và sống động qua ba câu thơ. “Bếp lửa” có lúc sáng mãnh liệt, có lúc yếu, không định hình đã trở thành một đồ dùng, một hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam. Đó không chỉ là nơi để đun nấu mà còn là nơi sum họp, ghi dấu những niềm vui, nỗi buồn của mọi gia đình. Điệp ngữ “một bếp lửa” cùng với các từ láy “chờn vờn”, “ấp iu” đã gợi nên sự ấm áp, đầy tình thương yêu như tấm lòng bà. Từ “ấp iu” gợi lên sự khéo léo của bàn tay bà khi bà nhóm bếp lửa, tấm lòng yêu thương, chi chút của bà đến con cháu. Trong hồi tưởng của cháu, hình ảnh người bà luôn hiện diện cùng bếp lửa qua bao năm tháng. Hình ảnh của bà hiện lên một cách nhẹ nhàng nhưng vô cùng đẹp đẽ trong trái tim người cháu, bà vẫn luôn nhóm bếp lửa mỗi sáng mỗi chiều suốt cả cuộc đời. Hình ảnh “bếp lửa” là biểu hiện cụ thể và sinh động về sự tần tảo, chăm sóc và yêu thương của người bà đối với con cháu trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Trước sự hy sinh của bà, người cháu luôn “thương bà biết mấy nắng mưa”. Từ đó làm bật lên tình cảm sâu nặng của người cháu một cách thật tự nhiên, không thể tà xiết vì những “nắng mưa”, khó nhọc vất vả của cuộc đời bà. Từ “thương” diễn đạt rất chân thật mà giản dị không chút hoa mỹ tấm lòng yêu mến bà của cháu.
Từ tình yêu thương và nỗi nhớ da diết, người cháu nhớ về kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà:
“ Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy “
Những vần thơ nhẹ nhàng như lời kể lại những năm tháng thơ ấu đầy gian khổ của cháu với bóng đêm của nạn đói năm 1945. Khi nhớ về những ngày thơ ấu gian khổ bên bà, người cháu nhớ về năm đói kém mà cháu sống trong sự cưu mang, tình yêu thương sâu đậm của bà khi bố phải đi “đánh xe”, để cháu lại quê nhà cho bà chăm bẵm. Các cụm từ ““đói mòn đói mỏi” đã diễn tả chân thật những cực khổ của hai bà cháu trong thời kì đó. Hình ảnh “bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” đã cho thấy cái đáng sợ của giặc đói, tỉnh cảnh cực khổ của nhân dân ta dưới thời kì đó:
Con đói lả ôm lưng mẹ khóc
Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi
Kiếp người cơm vãi cơm rơi
Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi!
Kí ức tuổi thơ và tình cảm đậm sâu của bà trong cháu vẫn cứ vẹn nguyên:
“ Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay “
Người cháu vẫn như cảm nhận được mùi khói chất chứa đầy nỗi vất vả cực nhọc của hai bà cháu vẫn còn cay nồng nơi sống mũi, mùi khói “hun nhèm” cả kí ức tuổi thơ, chân thực và mang đầy nghĩa tình sâu nặng. Nơi sống mũi của người cháu cay nồng,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hưng
Dung lượng: 59,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)