Phân phối chương trình môn Lịch sử THCS
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Lan |
Ngày 16/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Phân phối chương trình môn Lịch sử THCS thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
Sở Giáo Dục và Đào tạo Ninh Bình
Tài liệu
Phân phối chương trình
Trung học cơ sở
Môn:
lịch sử
(áp dụng từ năm học 2010-2011)
Lưu hành nội bộ
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN LỊCH SỬ - CẤP THCS
A. HƯỚNG DẪN NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN LỊCH SỬ
1. Về tổ chức dạy học
- Phải thực hiện đúng số tiết của học kỳ được quy định trong Phân phối chương trình.
- Trong quá trình dạy học, cùng với việc giúp học sinh (HS) nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định trong Chương trình môn học, giáo viên (GV) cần chú ý hướng dẫn HS phân tích, giải thích mối quan hệ giữa các sự kiện, so sánh đối chiếu rút ra bài học lịch sử. GV chú ý đến việc rèn luyện các kỹ năng và phương pháp tự học.
2. Đối với những tiết làm bài tập lịch sử
Giáo viên (GV) có thể thực hiện theo nội dung sau:
- Tổ chức hướng dẫn học sinh (HS) khai thác tranh ảnh, lược đồ, bản đồ lịch sử giúp HS biết được phương pháp khai thác và nắm vững nội dung của tranh ảnh, lược đồ bản đồ gắn liền với nội dung SGK.
- Hướng dẫn HS lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử của một bài, chương, giai đoạn lịch sử.
- Hướng dẫn HS làm bài trắc nghiệm khách quan với các dạng khác nhau.
- Tổ chức hướng dẫn HS sưu tầm những sự kiện lịch sử địa phương có liên quan đến nội dung bài học.
3. Về lịch sử địa phương
- Trước hết cần nhận thức rõ về vai trò, ý nghĩa của lịch sử địa phương trong việc giáo dưỡng, giáo dục đặc biệt là giáo dục truyền thống địa phương đối với học sinh.
- Về biên soạn tài liệu LS địa phương, Sở GDĐT đã tiến hành biên soạn tài liệu LS địa phương phục vụ giảng dạy ở phổ thông. Tài liệu này phục vụ cả cho những tiết dạy lịch sử địa phương được quy định trong chương trình, trong giờ học lịch sử dân tộc và hoạt động ngoại khoá.
- Về giảng day lịch sử địa phương :
+ Nhất thiết phải đầy đủ những tiết lịch sử địa phương được quy định trong chương trình, đồng thời thường xuyên sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học những bài học lịch sử dân tộc.
+ Về phương pháp dạy học lịch sử địa phương, cần tuân thủ theo nguyên tắc dạy học nói chung. Tuy nhiên cần chú ý tính cụ thể, hình ảnh và cảm xúc cho HS. Rèn luyện khả năng tự học của học sinh, đồng thời tăng cường tổ chức các hoạt động học tập như trao đổi, thảo luận trình bày ý kiến riêng của mình.
+ Về hình thức tổ chức dạy học: Cần phải đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy lịch sử địa phương như: Dạy học trên lớp, tại thực địa, tại bảo tàng và tổ chức các hoạt động ngoại khoá.
4. Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Quan điểm chủ đạo của chương trình môn lịch sử ở trường phổ thông nói chung, ở THCS nói riêng, là xuất phát từ đặc trưng bộ môn, từ đặc điểm của quá trình nhận thức quá khứ, tận dụng mọi phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Định hướng của chương trình là nhằm thực hiện đồng bộ giải pháp lớn sau đây:
Thứ nhất, tăng cường tính trực quan, hình ảnh, khả năng gây xúc cảm về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhân vật lịch sử.
Trước hết cần phải kể đến sự trình bày sinh động, giàu hình ảnh của giáo viên. Đó là tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử…
Bên cạnh đó cần coi trọng việc sử dụng các phương tiện trực quan: Tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, sa bàn, mô hình nhân vật, phim đèn chiếu, phim video…
Cần tận dụng mọi cơ hội, mọi khả năng để học sinh có được phương thức lĩnh hội lịch sử một cách cụ thể, giàu cảm xúc được trực tiếp quan sát các hiện vật lịch sử, được nghe báo cáo tiếp xúc, trao đổi với các nhân chứng lịch sử, nhân vật lịch sử. Điều này giúp cho học sinh như đang “trực quan sinh động” quá khứ có thực mà không có.
Thứ hai, tổ chức cho học sinh làm việc với các sử liệu
Có trong sách giáo khoa, trong các tài liệu tham khảo. Thông qua các hoạt động học tập, chú trọng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Lan
Dung lượng: 324,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)