Phân loại và PP giải toán Cơ học-THCS
Chia sẻ bởi Hải DươngVP |
Ngày 14/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Phân loại và PP giải toán Cơ học-THCS thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN CƠ HỌC CẤP THCS
PHẦN I: PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ
I/ BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH:
BƯỚC 1: Tìm hiểu đề bài
Tìm hiểu ý nghĩa vật lí của các từ ngữ trong đề bài và diễn đạt bằng ngôn ngữ vật lí.
Vẽ hình (nếu có).
Xác định dữ kiện đã cho và điều phải tìm.
BƯỚC 2: Phân tích hiện tượng vật lí.
Căn cứ vào những điều đã cho biết, xác định xem hiện tương nêu trong đề bài thuộc phần nào của kiến thức vật lí đã học, có liên quan đến khái niệm, định luật, quy tắc nào?
Đối với những hiện tượng vật lí phức tạp thì phải phân tích ra thành những hiện tượng vật lí đơn giản, chỉ bị chi phối bởi một nguyên nhân, một quy tắc hay định luật vật lí xác định.
Tìm hiểu hiện tượng vật lí diễn ra qua những giai đoạn nào; mỗi giai đoạn tuân theo định luật nào, quy tắc nào?
BƯỚC 3: Xây dựng lập luận cho việc giải bài tập.
Trình bày có hệ thống chặt chẽ lập luận logic để tìm ra mối liên hệ giữa nhựng điều cho biết và điều phải tìm.
BƯỚC 4: Biện luận kết quả thu được.
II/ BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG:
BƯỚC 1: Tìm hiểu đề bài(Tóm tắt đề bài).
Tìm hiểu ý nghĩa vật lí của các từ ngữ trong đề bài.
Biễu diễn các đại lượng vật lí bằng kí hiệu, chữ cái quen dung quy ước trong SGK.
Vẽ hình (nếu có).
Xác định dữ kiện đã cho và điều phải tìm.
BƯỚC 2: Phân tích hiện tượng vật lí.
Căn cứ vào những điều đã cho biết, xác định xem hiện tương nêu trong đề bài thuộc phần nào của kiến thức vật lí đã học, có liên quan đến khái niệm, định luật, quy tắc nào?
Đối với những hiện tượng vật lí phức tạp thì phải phân tích ra thành những hiện tượng vật lí đơn giản, chỉ bị chi phối bởi một nguyên nhân, một quy tắc hay định luật vật lí xác định.
Tìm hiểu hiện tượng vật lí diễn ra qua những giai đoạn nào; mỗi giai đoạn tuân theo định luật nào, quy tắc nào?
BƯỚC 3: Xây dựng lập luận cho việc giải bài tập.
Lập công thức có liên quan các đại lượng cho biết, đại lượng cần tìm.
Thực hiện các phép biến đổi toán học để tìm ra công thức toán học chứa các đại lượng đã biết và đại lượng cần tìm.
Đổi các đơn vị trong bài về cùng một hệ đơn vị và thực hiện các phép tính toán.
BƯỚC 4: Kết luận kết quả thu được hoặc đáp số.
PHẦN II- KIẾN THỨC BỔ TRỢ:
1. Chuyển động cơ – Chuyển động thẳng đều:
1.1 Chuyển động cơ:
- Định nghĩa: Chuyển động cơ của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác theo thời gian.
- Quĩ đạo: Quĩ đạo của chuyển động cơ là tập hợp các vị trí của vật khi chuyển động tạo ra.
- Hệ qui chiếu: Để khảo sát chuyển động của một vật ta cần chọn hệ qui chiếu thích hợp. Hệ qui chiếu gồm:
+ Vật làm mốc, hệ trục tọa độ. (một chiều Ox hoặc hai chiều Oxy) gắn với vật làm mốc.
+ Mốc thời gian và đồng hồ.
1.2 Chuyển động thẳng đều:
- Định nghĩa: Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quĩ đạo là đường thẳng và có vận tốc trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
- Đặc điểm: Vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian (v = const).
- Các phương trình chuyển động thẳng đều:
+ Vận tốc: v = Const
+ Quãng đường: s =
+ Tọa độ: x = x0+v(t – t0)
Với x là tọa độ của vật tại thời điểm t; x0 là tọa độ của vật tại thời điểm t0 (Thời điểm ban đầu).
Đồ thị chuyển động thẳng đều:
2. Chuyển động thẳng không đều:
2.1. Định nghĩa:
- Chuyển động thẳng không đều là chuyển động có quĩ đạo là đường thẳng và có vận tốc luôn thay đổi (tăng, giảm) theo thời gian.
- Khi vận tốc của vật tăng dần theo thời gian, đó là chuyển động nhanh dần đều.
- Khi vận tốc của vật giảm dần theo thời gian, đó là chuyển động chậm dần đều.
2.2. Đặc điểm:
Trong chuyển động không đều, vận tốc của vật luôn thay đổi. Vận tốc của vật trên một quãng đường nhất định được giọi là vân tốc trung bình trên quãng đường đó
PHẦN I: PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VẬT LÍ
I/ BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH:
BƯỚC 1: Tìm hiểu đề bài
Tìm hiểu ý nghĩa vật lí của các từ ngữ trong đề bài và diễn đạt bằng ngôn ngữ vật lí.
Vẽ hình (nếu có).
Xác định dữ kiện đã cho và điều phải tìm.
BƯỚC 2: Phân tích hiện tượng vật lí.
Căn cứ vào những điều đã cho biết, xác định xem hiện tương nêu trong đề bài thuộc phần nào của kiến thức vật lí đã học, có liên quan đến khái niệm, định luật, quy tắc nào?
Đối với những hiện tượng vật lí phức tạp thì phải phân tích ra thành những hiện tượng vật lí đơn giản, chỉ bị chi phối bởi một nguyên nhân, một quy tắc hay định luật vật lí xác định.
Tìm hiểu hiện tượng vật lí diễn ra qua những giai đoạn nào; mỗi giai đoạn tuân theo định luật nào, quy tắc nào?
BƯỚC 3: Xây dựng lập luận cho việc giải bài tập.
Trình bày có hệ thống chặt chẽ lập luận logic để tìm ra mối liên hệ giữa nhựng điều cho biết và điều phải tìm.
BƯỚC 4: Biện luận kết quả thu được.
II/ BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG:
BƯỚC 1: Tìm hiểu đề bài(Tóm tắt đề bài).
Tìm hiểu ý nghĩa vật lí của các từ ngữ trong đề bài.
Biễu diễn các đại lượng vật lí bằng kí hiệu, chữ cái quen dung quy ước trong SGK.
Vẽ hình (nếu có).
Xác định dữ kiện đã cho và điều phải tìm.
BƯỚC 2: Phân tích hiện tượng vật lí.
Căn cứ vào những điều đã cho biết, xác định xem hiện tương nêu trong đề bài thuộc phần nào của kiến thức vật lí đã học, có liên quan đến khái niệm, định luật, quy tắc nào?
Đối với những hiện tượng vật lí phức tạp thì phải phân tích ra thành những hiện tượng vật lí đơn giản, chỉ bị chi phối bởi một nguyên nhân, một quy tắc hay định luật vật lí xác định.
Tìm hiểu hiện tượng vật lí diễn ra qua những giai đoạn nào; mỗi giai đoạn tuân theo định luật nào, quy tắc nào?
BƯỚC 3: Xây dựng lập luận cho việc giải bài tập.
Lập công thức có liên quan các đại lượng cho biết, đại lượng cần tìm.
Thực hiện các phép biến đổi toán học để tìm ra công thức toán học chứa các đại lượng đã biết và đại lượng cần tìm.
Đổi các đơn vị trong bài về cùng một hệ đơn vị và thực hiện các phép tính toán.
BƯỚC 4: Kết luận kết quả thu được hoặc đáp số.
PHẦN II- KIẾN THỨC BỔ TRỢ:
1. Chuyển động cơ – Chuyển động thẳng đều:
1.1 Chuyển động cơ:
- Định nghĩa: Chuyển động cơ của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác theo thời gian.
- Quĩ đạo: Quĩ đạo của chuyển động cơ là tập hợp các vị trí của vật khi chuyển động tạo ra.
- Hệ qui chiếu: Để khảo sát chuyển động của một vật ta cần chọn hệ qui chiếu thích hợp. Hệ qui chiếu gồm:
+ Vật làm mốc, hệ trục tọa độ. (một chiều Ox hoặc hai chiều Oxy) gắn với vật làm mốc.
+ Mốc thời gian và đồng hồ.
1.2 Chuyển động thẳng đều:
- Định nghĩa: Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quĩ đạo là đường thẳng và có vận tốc trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
- Đặc điểm: Vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian (v = const).
- Các phương trình chuyển động thẳng đều:
+ Vận tốc: v = Const
+ Quãng đường: s =
+ Tọa độ: x = x0+v(t – t0)
Với x là tọa độ của vật tại thời điểm t; x0 là tọa độ của vật tại thời điểm t0 (Thời điểm ban đầu).
Đồ thị chuyển động thẳng đều:
2. Chuyển động thẳng không đều:
2.1. Định nghĩa:
- Chuyển động thẳng không đều là chuyển động có quĩ đạo là đường thẳng và có vận tốc luôn thay đổi (tăng, giảm) theo thời gian.
- Khi vận tốc của vật tăng dần theo thời gian, đó là chuyển động nhanh dần đều.
- Khi vận tốc của vật giảm dần theo thời gian, đó là chuyển động chậm dần đều.
2.2. Đặc điểm:
Trong chuyển động không đều, vận tốc của vật luôn thay đổi. Vận tốc của vật trên một quãng đường nhất định được giọi là vân tốc trung bình trên quãng đường đó
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 847,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)