Phân loại thực vật phần 2.2008

Chia sẻ bởi Vũ Mạnh Điệp | Ngày 01/05/2019 | 102

Chia sẻ tài liệu: phân loại thực vật phần 2.2008 thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

Môn phân loại học thực vật nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về hệ thống thực vật trong sự đa dạng của thế giới sinh vật:
Giới thiệu các nhóm cây cỏ theo một hệ thống nhất quán
Cung cấp cho người học kiến thức về sự phân chia các nhóm thực vật, đảm bảo tính hệ thống
- Giới thiệu đặc điểm và phân loại các nhóm thực vật
Phân loại học thực vật
Với mỗi loài, đều chú ý đến công dụng, giá trị, ý nghĩa kinh tế, tình trạng khai thác hiện nay
Tài liệu tham khảo chính

1. Hoàng Thị Sản (2003), Phân loại học thực vật, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Hoàng Thị Sản, Hoàng Thị Bé (2001), Phân loại học thực vật, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), Phân loại học thực vật: thực vật bậc cao, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật Hạt kín ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Hoàng Thị Bé (2004), Atlas Khuẩn lam - Nấm - Thực vật, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Chương I
Mở Đầu
I. Phân loại học thực vật, đối tượng và nhiệm vụ
I. Phân loại học thực vật, đối tượng và nhiệm vụ
- Phân loại học thực vật là một phần của Thực vật học, nghiên cứu việc sắp xếp các loài thực vật trong tự nhiên thành từng nhóm trên cơ sở các đặc điểm giống nhau của chúng, theo một trật tự từ thấp đến cao, gọi là hệ thống.
- có tầm quan trọng về mặt lý thuyết, có ý nghĩa thực tiễn to lớn
- là cơ sở cho các nghiên cứu khác về thực vật
- tính đa dạng của sự sống
- Đối tượng : giới Thực vật vô cùng đa dạng, bao gồm các cá thể thực vật và các quần thể thực vật khác nhau.
- Nhiệm vụ : phân loại và sắp xếp các loài thực vật theo một hệ thống tiến hóa tự nhiên.

II. Lược sử phân loại học thực vật
1. Thời kỳ phân loại nhân tạo
Phân loại thực vật còn mang tính nhân tạo vì sự sắp xếp thực vật chỉ dựa theo ý nghĩ chủ quan của tác giả
Théophraste, Plinus, Caesalpine, Ray, Tournefort, Linnée...
2. Thời kỳ phân loại tự nhiên
Phân loại học thực vật bước sang thời kỳ xây dựng các hệ thống phân loại tự nhiên trên cơ sở các mối quan hệ tự nhiên của thực vật.
Jussieu, De Candolle, R. Brown, Hoffmeister...
3. Thời kỳ phân loại tiến hóa
Sự xắp xếp các nhóm thực vật không chỉ phản ánh mối tương quan và tiếp nối giữa chúng mà còn phải phản ánh được con đường tiến hóa của giới Thực vật.
ở Nga có hệ thống của Kuznetxov, Bouch, Kusanov, Grosseim, Takhtajan
ở Đức có hệ thống của Engler, Metz
ở Anh có hệ thống của Hutchinson, Rendle...
4. Lược sử phát triển môn Phân loại học Thực vật ở Việt Nam
Tuệ Tĩnh viết cuốn "Nam dược thần hiệu", Lê Quý Đôn viết "Vân đài loại ngữ", Nguyễn Trữ viết "Việt Nam thực học"...
Thời kỳ thuộc Pháp, Loureiro với "Thực vật ở Nam bộ", Pierre với "Thực vật rừng Nam bộ" và H. Lecomte "Thực vật chí tổng quát Đông Dương".
Từ 1954 đến nay, "Cây gỗ rừng Việt Nam" của nhiều tác giả, "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của Đỗ Tất Lợi, "Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam" của Lê Khả Kế, "Cây cỏ Việt Nam" của Phạm Hoàng Hộ...
Năm 1996, các nhà khoa học Việt Nam cho xuất bản cuốn "Sách đỏ Việt Nam"
III. Các quy tắc phân loại
1. Đơn vị phân loại và các bậc phân loại
Những loài có tích chất giống nhau, có tổ tiên chung tập hợp thành đơn vị lớn hơn gọi là chi
Cũng theo nguyên tắc này, các chi hợp thành họ
các họ hợp thành bộ
các bộ hợp thành lớp
các lớp hợp thành ngành
Ngoài các đơn vị phân loại này, người ta còn sử dụng một số đơn vị phân loại trung gian như: thứ, dạng, tông, liên bộ, liên họ...
2. Cách gọi tên các bậc phân loại
a) Tên loài
Ví dụ: Cây lúa có tên Latinh là Oryza sativa L.
- Từ đầu là tên chi, luôn viết hoa
- Từ sau là tính từ chỉ loài, luôn viết hoa. Tính từ này có thể biểu thị:
+ tính chất của cây: glabra = nhẵn; pilosa = có lông; spinosa = có gai...
+ nơi mọc: sylvestris = ở rừng; palutris = ở đầm lầy...
+ nơi xuất sứ: tonkinensis = Bắc bộ; annamensis = Trung bộ; cochinchinensis = Nam bộ; chinensis = Trung Quốc...
+ công dụng của cây: textilis = lấy sợi; tinctorius = nhuộm...
+ mùa hoa nở: vernalis = mùa xuân; autumnalis = mùa thu...
+ chỉ tên người: lecomtei; pierei; takhtajanii...
- Sau tên loài, thường viết tắt tên tác giả công bố tên đó lần đầu tiên.
- Tất cả tên Latinh của loài đều phải viết nghiêng, trừ tên tác giả thì viết đứng.
2. Cách gọi tên các bậc phân loại
b) Tên họ
Ví dụ: họ Cam Rutaceae: lấy tên của chi điển hình là Ruta + aceae
- Lấy tên của chi điển hình + đuôi aceae
c) Tên các bậc phân loại cao hơn cũng theo nguyên tắc như vậy
- Bộ: tên họ chính + ales (bộ Cam Rutales)
- Lớp: tên bộ chính + atae hoặc opsida (Magnoliatae hay Magnoliopsida)
- Ngành: tên lớp chính + phyta (Magnoliophyta)

IV. Các phương pháp phân loại
Các phương pháp phân loại đều dựa trên nguyên tắc: những thực vật có chung nguồn gốc có những tính chất giống nhau
1. Phương pháp hình thái so sánh
2. Phương pháp cổ thực vật học
3. Phương pháp địa lý học
4. Phương pháp sinh hóa học
5. Phương pháp cá thể phát triển
6. Phương pháp miễn dịch
V. Sự phân chia của sinh giới và các nhóm thực vật chính
1. Nhóm sinh vật trước nhân (tiền nhân) (Prokaryota)
+ Ngành Tảo lam (Cyanophyta = Cyanobacteria)
2. Nhóm sinh vật nhân thật (Eukaryota)
+ Nhóm Nấm: gồm ngành Nấm nhày (Myxophyta) và ngành Nấm (Mycophyta).
+ Nhóm Tảo: gồm các ngành Tảo.
+ Nhóm Thực vật có phôi (Thực vật bậc cao): gồm ngành Rêu, các ngành Quyết, ngành Hạt trần và ngành Hạt kín
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Mạnh Điệp
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)