PGS-TS boi duong cho GV

Chia sẻ bởi Huỳnh Cát | Ngày 30/04/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: PGS-TS boi duong cho GV thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

CÁC PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC TÍCH CỰC
RA ĐỀ THI VÀ KIỂM TRA

Khóa học bồi dưỡng
GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG




HẬU GIANG tháng 7 năm 2010
Giảng viên
Phó giáo sư Tiến sĩ
TRỊNH VĂN BIỀU
Khoa Hóa học trường ĐHSP TP.HCM

Mobile: 0913.857.825
Email: [email protected]
Mục đích của khoá học
Sau khi học xong các học viên sẽ:
Nắm được các quan điểm chỉ đạo lớn trong giáo dục.
Nắm vững các PPDH tích cực ở trường THPT, vận dụng khi dạy sách giáo khoa 10, 11, 12.
Biết sử dụng bài tập hóa học một cách có hiệu quả trong ôn tập và củng cố kiến thức, biết sáng tạo ra bài tập mới.
Nắm được các nội dung cơ bản về kiểm tra – đánh giá.
Biết ra một đề kiểm tra đúng chuẩn, có thể tham gia duyệt và sửa đề cho các kì thi quốc gia và khu vực môn hóa học.
Nâng cao khả năng hợp tác, hoà nhập, sử dụng hiệu quả những kiến thức đã học vào thực tiễn công tác.
Phương pháp làm việc trong khoá học
Sử dụng các PPDH tích cực để nghiên cứu tài liệu
Giới thiệu nội dung tài liệu và đi sâu vào các vấn đề cần quan tâm
Trao đổi, đàm thoại trên lớp, thảo luận nhóm
Nêu câu hỏi về các nội dung chưa rõ trong tài liệu và trong thực tiễn dạy học
TÀI LIỆU
Các phương pháp dạy học tích cực.
Bài tập hóa học, ra đề thi và kiểm tra.
Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Đề thi Olympic Australia.
Những câu chuyện cảm động…
MỞ ĐẦU
THAY ĐỔI VỀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
QUAN NIỆM VỀ NĂNG LỰC
THAY ĐỔI PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO
THAY ĐỔI VỀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Trước đây: chú ý trang bị kiến thức và kĩ năng cho người học.
Hiện nay: chú ý hình thành năng lực cho người học đáp ứng các yêu cầu nghề nghiệp và xã hội.
QUAN NIỆM VỀ NĂNG LỰC
Quan điểm truyền thống:
NL = kiến thức + kĩ năng + sức khỏe
2. Cách nhìn của các nhà tuyển dụng:
NL =
+ kiến thức
+ kĩ năng
+ kinh nghiệm
+ quan hệ
+ các phẩm chất nhân cách (thân thiện, chuyên cần, tích cực, …)
THAY ĐỔI PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO
Trước đây: Dạy kiến thức, kĩ năng
Nay:
- Dạy kiến thức, kỹ năng cơ bản
- Dạy phương pháp học, tự học
Lý do: ….
VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THẦY
Trước đây: chủ yếu là truyền thụ kiến thức
Nay: không chỉ truyền thụ kiến thức
mà quan trọng hơn là
tổ chức, hướng dẫn học sinh học và tự học.
CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

1. TÍNH TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC
2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
3. MỘT SỐ XU HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN NAY
4. DẠY HỌC BẰNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC
5. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
6. NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA NGƯỜI HỌC
+ NHỮNG CHÚ Ý KHI DẠY SGK MỚI
+ THIẾT KẾ GIÁO ÁN PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

1. TÍNH TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC
2. Tính tích cực trong học tập
…là sự tự giác tìm tòi, nắm vững, vận dụng tri thức vào các hoạt động thực tiễn, chuyển người học từ vị trí thụ động sang chủ động, giúp họ tìm thấy niềm say mê hứng thú trong học tập.
Tính tích cực luôn gắn với một hoạt động cụ thể nào đó. Nó nằm trong hoạt động, biểu hiện qua hành động và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động.
Tính tích cực làm cho quá trình học tập, tìm tòi, sáng tạo có tính định hướng cao hơn, từ đó con người dễ làm chủ và điều khiển hoạt động của mình.
NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TÍNH TÍCH CỰC
Sự hăng hái
Sự chuyên cần
Sự quyết tâm trong học tập
Sự tự giác
Sự chú ý, say mê trong học tập
Kết quả học tập
3. MỘT SỐ XU HƯỚNG ĐỔI MỚI PPDH HIỆN NAY
GIÁO DỤC THẾ KỶ XXI
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật đặc biệt là công nghệ thông tin.
Sự tương tác ở mức độ cao của các hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội.
Nhu cầu tự khẳng định của từng cộng đồng, vùng, lãnh thổ.
Quá trình toàn cầu hoá.
Những biến đổi cơ bản
Sự thay đổi mục tiêu giáo dục: từ chủ yếu trang bị kiến thức và kỹ năng sang hình thành năng lực, phẩm chất nhân cách của người học.

2. Không gian giáo dục và các loại hình đào tạo được mở rộng. Người học không nhất thiết phải đến lớp và giảm dần sự tiếp xúc trực diện với giáo viên
Những biến đổi cơ bản (tt)
3. Sự giao thoa giữa các môn học và ngành học ngày càng lớn.

4. Xu hướng giáo dục toàn diện được đề cao.

5. Internet trở thành một phương tiện giáo dục quan trọng.
Những biến đổi cơ bản (tt)
6. Sự thay đổi các phương tiện và phương pháp dạy học: Máy tính cá nhân ngày càng trở nên quan trọng. Phương pháp thuyết gỉang dần mất đi vai trò chủ yếu, thay vào đó là hệ thống các phương pháp dạy học linh hoạt và đa dạng.
BỐN CỘT TRỤ CỦA GIÁO DỤC
1. HỌC ĐỂ BIẾT
2.HỌC ĐỂ LÀM
- Biết cách sử dụng kiến thức
- Có khả năng đối mặt với nhiều tình huống trong cuộc sống.
3. HỌC ĐỂ CÙNG SỐNG VỚI NHAU
- Cảm nhận sâu sắc được tính phụ thuộc lẫn nhau trong cuộc sống
- Hiểu được người khác thông qua sự hiểu chính mình
- Biết hoà nhập vào tập thể, biết cộng tác với người khác, cùng sống trong sự tôn trọng lẫn nhau và khoan dung.
4. HỌC ĐỂ LÀM NGƯỜI
ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CÁC MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC
MỘT SỐ XU HƯỚNG ĐỔI MỚI PPDH
Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo
Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời
Tăng cường rèn luyện năng lực tư duy, khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế.
Cá thể hoá việc dạy học.
Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin.
Từng bước đổi mới việc kiểm tra đánh giá,
Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao.
DẠY HỌC HƯỚNG VÀO NGƯỜI HỌC
Mục đích dạy học: giúp cho người học sớm thích nghi với đời sống xã hội, hoà nhập với cộng đồng
Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học.
Giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà quan trọng hơn là tổ chức ra những tình huống học tập kích thích trí tò mò, tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh, hướng dẫn học sinh học tập.
Người học được tham gia vào quá trình đánh giá, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
4. DẠY HỌC BẰNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC
Thực chất của dạy học bằng hoạt động của người học là chuyển từ lối dạy cũ (thầy nặng về truyền đạt, trò tiếp thu một cách thụ động) sang lối dạy mới,
trong đó vai trò chủ yếu của thầy là tổ chức, hướng dẫn hoạt động, trò chủ động tìm kiếm, phát hiện ra kiến thức.
- Học sinh càng được hoạt động nhiều thì thời gian học tập thực sự trong một tiết học càng lớn, hiệu quả dạy học càng cao.
5. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

I.KHÁI NIỆM
PPDH tích cực là các PPDH hướng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học dưới sự tổ chức, điều khiển và định hướng của người dạy nhằm đạt được kết quả tối ưu của quá trình hoạt động nhận thức.
NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
Đặt trọng tâm vào hoạt động của người học
Coi trọng hoạt động tổ chức, điều khiển của giáo viên
Các mối quan hệ tương tác thầy-trò, trò-trò phong phú và đa dạng
Tính vấn đề cao của nội dung dạy học
Mang lại kết quả học tập cao
6. NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰC CỦA NGƯỜI HỌC
Tăng thời gian cho người học hoạt động
Sử dụng các PPDH tích cực phù hợp
Sử dụng các phương tiện dạy học
Tạo động cơ, hứng thú học tập
Động viên và khuyến khích
NHỮNG CHÚ Ý KHI DẠY SGK MỚI
Dạy học theo mục tiêu (hiểu, biết, vận dụng)
Thiết kế giáo án theo hoạt động
Mở bài gây hứng thú
Tổ chức hoạt động nhóm
Sử dụng phiếu học tập
Sử dụng thí nghiệm theo PP nghiên cứu
Kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.
THIẾT KẾ GIÁO ÁN PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
NHỮNG NỘI DUNG CẦN CÓ TRONG GIÁO ÁN
Những mục tiêu cần đạt được
Những trọng tâm của bài học
Dàn ý nội dung bài học
Các phương pháp dạy học sử dụng ở mỗi phần của bài
Các tài liệu và phương tiện dạy học cần sử dụng
Các hoạt động dạy học của thầy và trò
Hệ thống các câu hỏi và bài tập
Cách tạo động cơ, hứng thú học tập cho học sinh và việc duy trì nó trong suốt tiết học.
II. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG
TRONG MỘT GIÁO ÁN
Bám sát nội dung và tiến trình bài giảng.

Chú ý các trọng tâm kiến thức cần khắc sâu cho học sinh.

Phù hợp với trình độ của lớp học.

Hợp lý về thời gian và có thể thực hiện được.
III. THIẾT KẾ CÁC PHIẾU HỌC TẬP
Câu hỏi

Các loại bài tập

Thí nghiệm thực hành

Nhiệm vụ
IV. MỘT SỐ CHÚ Ý KHI SOẠN GIÁO ÁN
Các tiêu chí để xác định mục tiêu bài học Theo Kenneth Blanchard và Spencer Johnson

Các mục tiêu cần phải chi tiết
Các mục tiêu cần phải cân đối
Các mục tiêu có thể đạt được
Các mục tiêu cần phải đo lường được
Các mục tiêu cần phải theo dõi được tiến độ để học sinh có thể nhận thấy sự tiến bộ.
2. Các tiêu chí để lựa chọn và cấu trúc nội dung bài học (Allan Ornstein và Frances Hunkin)
Tính giá trị: nội dung cần phải hữu ích và thực tế, có thể áp dụng được, chứa đựng những thông tin mới.
Tính khoa học: rõ ràng, chính xác, không sai sót.
Tính vừa sức: phù hợp với trình độ, khả năng của người học.
Tính cân đối: giữa các phần trong bài, giữa các bài với nhau.
Gây được hứng thú: nội dung cần phải làm cho người học cảm thấy thú vị, ham muốn học tập.
Tạo ra khả năng học tập: cần phải chỉ ra cho người học cách học tập cả lý thuyết và thực hành.
Tính hiệu quả: giúp người học đạt kết quả tối đa một cách kinh tế nhất.
3. Chín bước dạy học của Robert Gagné
Thu hút sự chú ý để người học tập trung vào bài giảng.
Định hướng và xác định rõ mục tiêu cần đạt được. Đưa người học vào tâm thế sẵn sàng tiếp nhận kiến thức và tham gia vào các hoạt động học tập.
Gợi lại kiến thức cũ liên quan đến bài học, củng cố những kiến thức và kỹ năng đã tiếp thu ở bài học trước.
Trình bày, trao đổi về nội dung bài học.
Hướng dẫn cách học, chốt lại các nội dung quan trọng.
Vận dụng kiến thức và kỹ năng đã tiếp thu được
Nhận xét, phản hồi bằng kiểm tra, hỏi đáp, nêu nhận xét chung với tập thể lớp
Kiểm tra hoạt động để xem kết quả người học đạt được ở mức độ nào, phương pháp sử dụng đã phù hợp.
Tăng cường ghi nhớ và chuyển hoá
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ PPDH TÍCH CỰC
1. DẠY HỌC THEO MỤC TIÊU
…là một PPDH theo đó GV đặt ra trước cho học viên những nhiệm vụ cụ thể cần đạt được kèm theo những hướng dẫn thích hợp. Nhờ có sự định hướng nên học viên có ý thức tập trung vào vấn đề cần tìm hiểu, hiệu quả dạy học được nâng cao.
Ví dụ: dạy bài Clo lớp 10 …
2. DẠY HỌC THEO DỰ ÁN
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học hay PPDH phức hợp, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong đời sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể.
Vai trò của Giáo viên
Vai trò của giáo viên là hướng dẫn và tham vấn chứ không phải là “cầm tay chỉ việc” cho học sinh.
Vai trò của Giáo viên
Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn và thể hiện vai trò phù hợp với nội dung chủ đề học
Tạo môi trường học tập, chỉ dẫn, gợi lên những nghi vấn và thúc đẩy sự hiểu biết sâu hơn của học sinh.
Tập trung học sinh vào điều tra giải quyết vấn đề và những nhiệm vụ có ý nghĩa khác.
Cho phép và khuyến khích học sinh tự xây dựng kiến thức của họ.
4. DẠY HỌC TÍCH HỢP
Dạy học tích hợp (hay dạy học liên môn) là một cách tiếp cận nội dung sử dụng phương pháp và ngôn ngữ từ nhiều môn khác nhau để khảo sát một chủ đề, vấn đề hoặc đề tài với cùng mục đích phát triển quá trình học tập trong mỗi môn.

Một bài học liên môn có thể có hai hay nhiều hơn các giáo viên cùng làm việc với nhau hoặc có thể là một giáo viên tích hợp rất nhiều môn khác nhau trong chính bài dạy của riêng mình.
5. PHƯƠNG PHÁP SEMINAR
PP seminar là một trong những PPDH cơ bản ở trường đại học, trong đó các sinh viên trình bày, thảo luận, tranh luận về những vấn đề khoa học dưới sự điều khiển trực tiếp của giảng viên.
PP này cũng có thể được áp dụng ở trường phổ thông nhưng cần biến đổi để phù hợp hơn với đặc điểm của học sinh.
7. PP THUYẾT TRÌNH THEO CHỦ ĐỀ
Thuyết trình theo chủ đề là một PPDH trong đó một cá nhân hay tập thể nhóm lên thuyết trình về một chủ đề đã định trước cùng với việc sử dụng các phương pháp khác để tăng sự hấp dẫn người nge.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH THUYẾT TRÌNH NHÓM THEO CHỦ ĐỀ
Chọn chủ đề và giới thiệu tài liệu cho sinh viên đọc trước ở nhà.
Chia chủ đề ra làm các phần có nội dung tương đương.
Chia nhóm
Chuẩn bị
Thuyết trình
Thảo luận
Đánh giá
Tổng kết
10. PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI
1. Khái niệm
Đóng vai là một phương pháp trong đó một số thành viên diễn thử tình huống như ở ngoài đời trước lớp hay nhóm học tập. Sau đó cả nhóm trao đổi dưới sự hướng dẫn của giáo viên để rút ra những điều cần học tập, nghiên cứu.
Đóng vai giống như một kịch ngắn, nhưng không có tập dượt trước khi trình diễn.
PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI (tt)
2. Tác dụng
Kích thích sự hứng thú và tham gia tích cực của các học viên do có tính kịch tính.
Làm cho việc học tập gần với cuộc sống đời thường. Cho người đóng vai có cơ hội nhận thức được vai trò của mình trong cuộc đời thực và việc mình đóng vai đó hiệu quả như thế nào.
Phát triển kĩ năng giao tiếp và diễn đạt bằng ngôn ngữ
Giúp học viên kĩ năng hoà nhập cuộc sống
Tăng sự đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm.
PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI (tt)
3. Quy trình thực hiện
Giới thiệu cho các học viên tình huống mà họ sẽ đóng vai, trao đổi thảo luận để làm rõ.
Nêu rõ mục đích và các yêu cầu cần đạt được.
Phân vai cho các học viên.
Các “diễn viên” suy nghĩ, chuẩn bị và nhập vai.
Các “diễn viên” lên “biểu diễn” trước lớp.
Trao đổi, rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết.
Lặp lại vở kịch với các học viên khác hoặc các nhóm.
PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI (tt)
4. Vận dụng
Các học viên thiết kế một tình huống trong đó họ sẽ là người giới thiệu tài liệu học tập cho cả lớp.

Học viên có thể chọn một trong các vai sau:
Là báo cáo viên lớp bồi dưỡng GVCC
Là người giới thiệu sách
Là thành viên một câu lạc bộ khoa học
11. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÌNH HUỐNG
I. KHÁI NIỆM
Dạy học tình huống là một PPDH được tổ chức theo những tình huống có thực của cuộc sống, trong đó người học được kiến tạo tri thức qua việc giải quyết các vấn đề có tính xã hội của việc học tập.
II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
1. Lựa chọn những nội dung có thể dạy học bằng tình huống.
2. Xây dựng tình huống gắn với nội dung bài học bằng cách:
Tìm mẩu chuyện ngắn từ sách báo.
Sử dụng các tình huống bắt gặp trong cuộc sống.
Dùng ca dao, thơ, tục ngữ để giới thiệu vấn đề.
Dùng tranh ảnh, phim để đưa ra tình huống có vấn đề.
3. Phân tích, tìm các giải pháp và giải pháp tối ưu.
4. Soạn giáo án cho bài giảng.
12. PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG NÃO
1. Khái niệm
Động não là PPDH để tạo ra những tư tưởng mới mẻ về một vấn đề nào đó dựa trên nguyên tắc “khoan hãy phê phán”. Hãy tập hợp tất cả các ý kiến về một vấn đề, sau đó mới đánh giá, chọn ra ý kiến hoặc phương án tốt nhất.
6. Quy trình thực hiện
Hướng dẫn mục đích, yêu cầu và quy tắc, thời gian.
Chia nhóm, chọn nhóm trưởng và thư kí, đặt tên nhóm.
Xác định vấn đề cần giải quyết (cụ thể, thực tế, thách đố).
Mọi người phát biểu các giải pháp.
Chọn ra 10 giải pháp có nhiều người đề xuất nhất
Mọi người tham gia nhận xét, phê bình các giải pháp.
Mỗi thành viên đánh giá tính khả thi và hiệu quả của từng giải pháp (theo thang điểm 10). Thư kí tổng hợp kết quả.
Đánh giá và chọn ra các giải pháp tốt nhất.
13. HOẠT ĐỘNG NHÓM
…là một hình thức dạy học trong đó HS không làm việc cá nhân đơn lẻ mà là làm việc tập thể dưới sự hướng dẫn của GV.

HĐN có tác dụng đặc biệt trong việc hình thành tính năng động sáng tạo, khả năng giao tiếp và hợp tác.
THẢO LUẬN NHÓM
Theo Mauuel Bueucousejo Garcia “Thảo luận là sự gặp gỡ trực diện giữa GV và HS, và/hoặc giữa HS với HS dưới sự chỉ đạo của GV để trao đổi tự do những ý tưởng về một chủ đề chuyên biệt”

Thảo luận có thể diễn ra dưới nhiều hình thức: nhóm ghép đôi (2 người), nhóm nhỏ (5-6 người”, nhóm lớn, hay cả lớp học. Cũng có thể phối hợp các hình thức trong một buổi học.
II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA THẢO LUẬN NHÓM
Cảm giác thống nhất và phụ thuộc lẫn nhau chiếm ưu thế, HS chia sẻ với nhau những nhu cầu và mục đích chung.

Mức độ tương tác và liên thông cao giữa các HS.
Sự trao đổi ý tưởng được tiến hành phi hình thức: có thể là đàm thoại thân mật, trò chuyện bình thường như bạn bè.

Phân định rõ vai trò chủ yếu, khuyến khích sự tham gia tối đa của mỗi thành viên trong nhóm.
II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA THẢO LUẬN NHÓM
5. Có bầu không khí dễ chịu, sự quan tâm và khoan hoà, ai cũng có quyền nghe và phản đối.
6. Sự giao tiếp đa phương và đa chiều.
III. QUY TRÌNH CHUNG
Chuẩn bị tài liệu và thông báo trước nội dung hay chủ đề sẽ thảo luận để mọi người chuẩn bị.
Chia nhóm
Làm rõ mục đích cần đạt được
Trao đổi ý kiến trong nhóm, ghi chép những nội dung chính, sắp xếp chúng cho hoàn chỉnh.
Tổng kết, hệ thống kiến thức, có thể cho các nhóm trình bày trước lớp.
CHỌN NỘI DUNG ĐỂ THẢO LUẬN
Nội dung chưa rõ, phong phú, có nhiều ý tưởng mới
Bổ ích, thiết thực
Gần gũi với cuộc sống
Vừa sức
Hấp dẫn
YÊU CẦU KHI THẢO LUẬN NHÓM
1. Yêu cầu với giáo viên
Chuẩn bị chu đáo, đọc kỹ các tài liệu, am hiểu chủ đề sẽ thảo luận.

Không tung ra quá nhiều vấn đề.

Những chỗ cần giải thích không nên tiết kiệm lời gây lỗ hổng kiến thức cho học sinh.
YÊU CẦU KHI THẢO LUẬN NHÓM
1. Yêu cầu với giáo viên
Không vội trả lời câu hỏi của HS, mà khéo léo chuyển sang các HS khác.
Biết gợi mở, khen ngợi, động viên khuyến khích mọi người tham gia.
Phát hiện kịp thời những bế tắc, những lỗ hổng kiến thức, những điều HS còn băn khoăn để làm rõ.
2. Yêu cầu với người tổ chức, điều khiển thảo luận
Để mọi người có đủ thời gian chuẩn bị và suy nghĩ.

Tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát biểu như nhau

Luôn hướng mọi người tập trung vào chủ đề.
2. Yêu cầu với người tổ chức, điều khiển thảo luận
Biết sử dụng câu hỏi phù hợp chủ đề, hoàn cảnh và đối tượng.

Khéo tạo nên mâu thuẫn, bất đồng ý kiến để mọi người tranh luận.

Phê bình và phản đối một cách nhẹ nhàng, biết khôi hài, đưa ra những lời bình phẩm thú vị.
3. Yêu cầu với người tham gia thảo luận

Chuẩn bị chu đáo cho buổi thảo luận

Suy nghĩ độc lập

Chăm chú lắng nghe khi người khác nói

Vui vẻ và cởi mở
3. Yêu cầu với người tham gia thảo luận (tt)
5. Tôn trọng và thừa nhận sự đóng góp của người khác

6. Biết chia sẻ, quan tâm đến những quan điểm của người khác.

7. Thấy rõ trách nhịêm lắng nghe và tham gia đóng góp ý kiến.

8. Khách quan và công bằng trong đánh giá
3. Yêu cầu với người tham gia thảo luận (tt)
9. Nói chậm và rõ ràng, bám sát chủ đề
10. Cố gắng nói ngắn gọn, súc tích, mỗi lần phát biểu không quá 10 phút.
11. Nội dung trình bày nên có 3 phần: mở đầu, nội dung chính và kết luận. Phần nội dung chính nên có lý luận, thực tiễn và đề xuất ý kiến mới.
12. Khéo sử dụng các ví dụ minh hoạ, các tư liệu gây chú ý.
3. Yêu cầu với người tham gia thảo luận (tt)
13. Trình bày sinh động và hấp dẫn.
14. Phê bình thẳng thắn, xây dựng, không chỉ trích.
15. Không khó chịu khi người khác có ý kiến trái với mình hay ý kiến của mình không được thừa nhận.
16. Không cản trở, khống chế người khác phát biểu.
Những nguyên nhân cản trở sự phát biểu ý kiến

Tính nhút nhát, dụt dè, không quen nói trước đám đông.
Thiếu kiến thức về vấn đề thảo luận.
Không biết chắc ý kiến mình đúng hay sai.
Ngại người khác cho là mình non kém, ngốc nghếch.
Sợ bị chỉ trích.
Tâm trạng buồn chán, có chuyện không vui.
Biện pháp khắc phục
Chia nhóm nhỏ để giảm bớt áp lực.

Nâng dần yêu cầu từ thấp đến cao.

Dùng câu hỏi dễ cho người trình độ kiến thức hạn chế.

Tạo không khí thân thiện, cởi mở.

Kịp thời biểu dương những tiến bộ dù nhỏ.
Thực hành
Mỗi nhóm chọn 2 bài trong tài liệu (chú ý 5 tiêu chuẩn lựa chọn).

Thảo luận làm rõ các nội dung.

Đặt câu hỏi cho các vấn đề chưa rõ.

Trình bày trước lớp các vấn đề chính của bài đã chọn.
15. PP SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA
I. KHÁI NIỆM
Đây là phương pháp dạy học
trong đó người thầy sử dụng tài liệu
(giáo trình, sách giáo khoa...)
để giúp cho người học tích cực, chủ động trong việc tìm tòi, khám phá kiến thức, nhờ thế mà kết quả dạy học được nâng cao.
II. CÁC HÌNH THỨC SỬ DỤNG TÀI LIỆU
1. Đọc theo giáo trình
2. Tìm chữ thần
3. Tóm tắt nội dung một phần tài liệu
4. Đặt câu hỏi
16. PP SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP
I. PHIẾU HỌC TẬP
Khái niệm
Phiếu học tập là một phương tiện dạy học hỗ trợ giáo viên khi cần đặt ra các yêu cầu mà học sinh cần thực hiện trên lớp hay ở nhà. Về nội dung, phiếu học tập chứa đựng các bài tập, câu hỏi …Về hình thức, phiếu học tập thường được in trên giấy, viết trên bảng phụ hoặc chiếu trên màn hình nhờ các phương tiện trình chiếu.
II. THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP
1. Yêu cầu sư phạm
Bám sát mục tiêu bài học, nội dung chính của bài.
Nội dung đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Yêu cầu cần phù hợp với thời gian thực hiện.
Hình thức trình bày rõ ràng, dễ đọc, hấp dẫn: cỡ chữ đủ lớn, có thể sử dụng sơ đồ, hình ảnh, bảng số liệu …
2. Qui trình thiết kế một phiếu học tập
Xác định mục tiêu bài học.
Phân tích nội dung bài học.
Xác định số lượng và nội dung của từng phiếu học tập cần thiết cho bài học.
Xác định hình thức của phiếu học tập.
Diễn đạt nội dung trên phiếu học tập.
Xác định thời gian cần thiết để học sinh hoàn thành.
Chuẩn bị đáp án, câu hỏi và trả lời để điều khiển quá trình học tập trên lớp.
17. PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN TÍCH CỰC

I. KHÁI NIỆM
Phương pháp kể chuyện tích cực là phương pháp giáo viên kể chuyện nhưng yêu cầu người nghe phải đặt tên cho câu chuyện và trả lời các câu hỏi có liên quan.
III. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Chọn những câu chuyện ngắn, hấp dẫn, có nội dung phù hợp với mục đích cần đạt được.
Khi kể không nói tên truyện.
Tìm những chỗ có thể đặt câu hỏi cho cả lớp trả lời.
Kết thúc yêu cầu mỗi học viên đặt 3 cái tên theo các cách thể hiện khác nhau: cụ thể, hình ảnh, khái quát…
18. PP NGƯỜI HỌC ĐẶT CÂU HỎI
I. KHÁI NIỆM
Phương pháp người học đặt câu hỏi là một PPDH tích cực trong đó người học tự đặt câu hỏi dưới sự hướng dẫn của giáo viên và qua sự hỏi đáp, trao đổi, thảo luận mà người học hiểu sâu sắc nội dung bài học.
II. TÁC DỤNG
Phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo của người học.
Tạo cơ hội cho người học nói lên các khúc mắc của mình để giải đáp được kịp thời.
Tăng cường mối liên hệ hai chiều giữa thầy và trò.
Rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi.
Sử dụng được trí tuệ của tập thể, làm nội dung dạy học phong phú thêm.
Hiệu quả cao trong các bài ôn tập, tổng kết.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Chọn một chủ đề cần phải nắm vững hay các nội dung cần ôn tập (khó, có nhiều khúc mắc).
Viết tên chủ đề lên bảng.
Chia nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí.
Các thành viên trao đổi, thư kí tổng hợp các ý kiến thành bảng câu hỏi của nhóm.
Đại diện nhóm lên viết các câu hỏi lên bảng.
Giáo viên hướng dẫn lớp thảo luận các câu hỏi, dành thời gian nhiều hơn cho những câu quan trọng.
Chương 3. SỬ DỤNG CÂU HỎI
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
1. CÂU HỎI
2. PHÂN LOẠI CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC
3. BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG BÀI HỌC CỦA INTEL
4. SỬ DỤNG CÂU HỎI TRÊN LỚP
TÁC DỤNG CỦA CÂU HỎI
Định hướng hoạt động tư duy của học sinh
Gây chú ý, tăng cường sự tích cực học tập
TÁC DỤNG CỦA CÂU HỎI (tt)

Giúp học sinh hiểu bài hơn

Kích thích hứng thú học tập
II. PHÂN LOẠI CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC
Câu hỏi tái hiện và câu hỏi sáng tạo
Câu hỏi hội tụ và câu hỏi phân kỳ
Câu hỏi khái quát và câu hỏi cụ thể
Câu hỏi chính và câu hỏi phụ
Câu hỏi chốt và câu hỏi chồi
Bộ câu hỏi định hướng bài dạy của Intel
III. CÁC HÌNH THỨC SỬ DỤNG CÂU HỎI
Sử dụng hệ thống các câu hỏi độc lập

Sử dụng hệ thống các câu hỏi chính phụ

Sử dụng hệ thống các câu hỏi nêu vấn đề để tranh luận

Xử lý các câu hỏi chồi
IV. NHỮNG CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG CÂU HỎI
Câu hỏi phải vừa sức

Câu hỏi phải có tính định hướng rõ ràng nhằm đúng bản chất của vấn đề và trọng tâm bài giảng

Câu hỏi đặt ra phải ngắn gọn.

Đặt câu hỏi chứa đựng mâu thuẫn để kích thích học sinh

V. NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH KHI ĐẶT CÂU HỎI
Câu hỏi có hoặc không (xác suất đúng 50%). Các câu hỏi này khích lệ sự đoán mò, suy nghĩ tùy tiện.
Câu hỏi áng chừng;
Câu hỏi không xác định, không rõ ràng, có nhiều cách trả lời;
Câu hỏi rối ren, khó hiểu;
Câu hỏi trùng lặp;
Câu hỏi quá tải;
Câu hỏi điền thế;
Câu hỏi mách nước hoặc chỉ dẫn;
Câu hỏi sẵng, gắt gỏng;
Câu hỏi tra xét, thẩm vấn.
CHƯƠNG 4. SỬ DỤNG BÀI TẬP
ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
2. BÀI TẬP SỬ DỤNG KÊNH HÌNH

Bài tập sử dụng kênh hình (hình vẽ, đồ thị, bảng số liệu …) còn được gọi ngắn gọn là bài tập sử dụng hình vẽ) là dạng bài tập sử dụng kênh hình kèm theo kênh chữ để tăng tính trực quan, sinh động, hấp dẫn đối với người học.
TÁC DỤNG CỦA BÀI TẬP SỬ DỤNG KÊNH HÌNH
1. Nhờ có tính trực quan, nên dễ gây chú ý, tạo hứng thú, giúp người học hoạt động tích cực hơn.
2. Góp phần đa dạng hoá nội dung và hình thức bài tập, làm cho giờ học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
3. Làm cho quá trình tư duy dễ dàng hơn, nhất là với các bài tập gắn với đời sống thực tế, cần nhiều đến trí tưởng tượng.
4. Phát triển tư duy logic, khả năng vận dụng kiến thức, làm quen với PP làm việc khoa học.
TÁC DỤNG CỦA BÀI TẬP SỬ DỤNG KÊNH HÌNH
5. Giúp người học dễ dàng tiếp thu các kiến thức và rèn luyện kĩ năng quan sát, thực hành thí nghiệm.
6. Giúp người học mở rộng, củng cố, hệ thống hoá kiến thức một cách hiệu quả.
7. Giúp người học dễ vận dụng những điều đã học vào nghiên cứu khoa học và đời sống.
8. Giúp tổ chức ôn tập, kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức khái quát, kĩ năng thực hành.
9. Nâng cao một cách đáng kể kết quả dạy học.
CÁC DẠNG BÀI TẬP HÓA HỌC
SỬ DỤNG KÊNH HÌNH
1. Bài tập sử dụng hình vẽ
2. Bài tập sử dụng đồ thị
3. Bài tập sử dụng bảng số liệu
4. Bài tập sử dụng kết hợp hình vẽ, đồ thị, bảng số liệu
NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC KHI SỬ DỤNG BÀI TẬP
Sử dụng một cách hợp lí các bài tập sáng tạo cùng với các bài tập tái hiện kiến thức
Tăng cường các bài tập sử dụng kênh hình
Tăng cường các bài tập gây hứng thú học tập
Tăng cường các bài tập có ứng dụng thực tế
Tổ chức hoạt động nhóm với các bài tập khó
Chương 5. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP MỘT CÁCH KHOA HỌC
I. CÁC QUY LUẬT HỌC TẬP
1. Quy luật tâm thế
Sự sẵn sàng tâm lý là điều kiện quan trọng của việc học, vì sự hẫng hụt hay hài lòng phụ thuộc vào trạng thái sẵn sàng của cá nhân. Không thể buộc học sinh học, nếu họ không được chuẩn bị về sinh lý và tâm lý.
2. Quy luật luyện tập
Việc tăng cường các mối liên hệ tỷ lệ thuận với lượng thời gian nó xuất hiện và độ mạnh của nó.
I. CÁC QUY LUẬT HỌC TẬP (tt)
3. Quy luật di chuyển liên tưởng
Trong điều kiện hành động đồng thời của các tác nhân kích thích, nếu một trong số đó gây phản ứng thì những kích thích khác cũng có khả năng gây ra chính phản ứng đó
4. Quy luật hiệu quả
Bất kỳ hành động nào gây ra sự thoả mãn gắn liền với tình huống đó, nếu tình huống lại xuất hiện, thì sự xuất hiện hành động đó có xác xuất lớn hơn so với trước đây. Ngược lại, bất kỳ hành động nào gây ra sự khó chịu gắn liền với tình huống đó, nếu tình huống lại xuất hiện, thì sự xuất hiện hành động đó có xác xuất ít hơn.
Phần thưởng có hiệu quả củng cố lớn hơn so với sự trừng phạt.
II. CÁC QUY LUẬT CỦA TRÍ NHỚ
1. Quy luật hướng đích
Muốn ghi nhớ tốt cần tập trung sự chú ý vào một mục tiêu rõ ràng, cụ thể.

2. Quy luật ưu tiên
Sự ghi nhớ có chọn lọc theo mức độ ưu tiên khác nhau tùy đặc điểm từng tài liệu.
II. CÁC QUY LUẬT CỦA TRÍ NHỚ (tt)
3. Quy luật liên tưởng
Muốn nhớ điều gì phải tìm cách liên kết nó với những cái khác.
Phải tìm ra mối liên hệ logic
4. Quy luật lặp laị

5. Quy luật kìm hãm
III. CÁC KINH NGHIỆM DẠY HỌC TRÊN LỚP
Luân phiên hợp lý giữa làm việc và nghỉ ngơi, thư giãn. Ngạn ngữ Đức “Bắt đầu làm việc bằng sự nghỉ ngơi” .

2. Nên học xen kẽ các tài liệu về các thể loại khác nhau.

3. Đưa ra đề cương bài giảng trước, nhớ tốt hơn 15%.

4. Bài giảng chồng chất quá nhiều sự kiện thì như một cái lò sưởi chất quá nhiều củi, không cháy được.
III. CÁC KINH NGHIỆM DẠY HỌC TRÊN LỚP

5. Một quá trình làm việc có 3 giai đoạn: nhập thân, ổn định, giảm sút. Tài liệu quan trọng nhất không nên đưa ngay vào đầu giờ. Những tài liệu dễ và khó nên luân phiên thay thế nhau.

6. Cho HS làm việc với một mức độ vừa phải có thể chịu đựng được. Thông thường, sau 20 – 30 phút sự chú ý của HS giảm, GV nên làm một cái gì khác đi một chút …
7. Cần hướng dẫn cho học sinh biết kết hợp nghe, suy nghĩ và ghi chép trong giờ học.
8. Việc học sẽ tốt hơn nếu người học tham gia tích cực, được đánh giá đúng, được khuyến khích, được phép mắc lỗi và được tò mò hỏi đủ mọi điều.

9. Theo R0BERT J.MARZANO thì học sinh học được:
10% khi đọc
20% khi nghe
30% khi nhìn
50% khi nghe và nhìn
70% khi trao đổi với bạn
90% khi giải thích, giảng giải cho người khác.
IV. CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC HIỆU QUẢ
Ở ĐẠI HỌC TORONTO
Kiến thức về môn học của giáo viên là yếu tố cơ bản để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng của dạy học.
2. Hoạt động tích cực của người học sẽ làm tăng hiệu quả học tập.
3. Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh là nhân tố quan trọng nhất để thu hút và tạo động lực cho học sinh học tập.
4. Cung cấp cho người học biết những lợi ích của việc học tập và giúp họ kiểm soát được hoạt động học của mình.
IV. CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC HIỆU QUẢ
Ở ĐẠI HỌC TORONTO (tt)
5. Các học sinh học bằng nhiều cách khác nhau và biến đổi khả năng của họ để thực hiện nhiệm vụ xác định nào đó.
6. Càng tin tưởng, vươn lên người học càng đạt được nhiều kết quả.
7. Việc học được tăng cường trong bầu không khí hợp tác. Học sinh cần có cơ hội để chia sẻ các ý tưởng mà không sợ bị chế nhạo, được tự do phản bác ý kiến người khác.
8. Tài liệu sẽ dễ học nếu được trình bày theo một khuôn mẫu dễ hiểu, nếu người học phát hiện được mối quan hệ giữa tài liệu và những điều họ đã biết trước đó.

9. Việc dạy học sẽ có hiệu quả hơn bởi các thông tin phản hồi.

10. Thông tin phê bình chỉ có ích nếu người học có các giải pháp để đạt mục đích.

11.Một chút thời gian nghỉ ngơi sẽ cung cấp các cơ hội cho sự tương tác giữa học sinh và giáo viên. Phải sắp xếp sao cho học sinh có thời gian tự học.

12.Giáo viên nắm bắt được những thông tin ngược và biết cách thay đổi phương pháp giảng dạy một cách linh hoạt thì đều thu được kết quả tốt.
3. DẠY HỌC PHÙ HỢP VỚI ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG
I. PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG THEO TRÍ THÔNG MINH, NĂNG KHIẾU
Trí thông minh ngôn ngữ
Trí thông minh toán học – logic
Trí thông minh cảm giác
Trí thông minh không gian
Trí thông minh âm nhạc
Trí thông minh giao lưu
Trí thông minh nội tâm
II. PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG THEO PHONG CÁCH HỌC TẬP
Phong cách hăng hái

2. Phong cách trầm ngâm

3. Phong cách lý thuyết

4. Phong cách thực dụng
III. VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC
Với mỗi loại đối tượng giáo viên cần có cách đối xử khác nhau.
Định ra mức độ yêu cầu cần đạt được cho từng loại đối tượng.
Không nên áp đặt người khác học theo cách của mình.
Cần chú ý đến nhịp độ làm việc của các nhóm đối tượng, dành cho họ đủ thời gian để suy nghĩ trước khi trả lời.
Tạo nhiều kênh thông tin phù hợp với các khả năng tiếp nhận khác nhau của mỗi nhóm.
4. KHÔNG KHÍ LỚP HỌC
I. KHÁI NIỆM VỀ KHÔNG KHÍ LỚP HỌC
“Không khí lớp học” là trạng thái tâm lý – một dạng của bầu không khí tâm lý của HS tại lớp học.
Không khí lớp học được tạo nên bởi các yếu tố vật chất (phòng ốc, âm thanh, ánh sáng, không gian, môi trường sư phạm…) và các yếu tố tinh thần (quan hệ thầy-trò, trò-trò, trò-xã hội).
II . VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA KHÔNG KHÍ LỚP HỌC
“Các hạt giống ném vào mảnh đất chưa được cày bừa sẽ không cho những cây tốt. Dạy học mà không chuẩn bị cho HS tiếp thu thì sẽ chẳng đạt kết quả cao”.
Cảm xúc tích cực tăng hiệu suất của hoạt động nhận thức từ 13- 15%.
Ta chỉ dạy được khi giữa ta và học sinh có một sự đồng cảm. Dạy học cần phải vui vẻ trong sự nghiêm túc.
Theo Gordon Stokes: chừng 80 % những khó khăn trong học tập có liên quan đến không khí ganh đua hoặc căng thẳng trong lớp học.
Việc học sẽ không căng thẳng, quan hệ thầy trò sẽ được tăng cường đáng kể nếu có sự đồng cảm, ngưỡng mộ lẫn nhau, sự tôn trọng và tinh thần cộng tác.
III . CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÔNG KHÍ LỚP HỌC

1. Lớp học
2. Giáo viên
- Say mê với nghề nghiệp.Yêu mến và tôn trọng HS.
- Chân thật và biết lắng nghe để hiểu và thông cảm HS.
- Vui vẻ, cởi mở, thân thiện, công bằng.
- Biết khôi hài, lời nói ,điệu bộ, cử chỉ hấp dẫn.
- Khéo ứng xử, tránh những căng thẳng không cần thiết.
- Chấp nhận HS có quyền trả lời sai, dám thừa nhận thiếu sót
3. Học sinh
4. Các yếu tố khác
5. GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP
I. HỨNG THÚ LÀ GÌ?
Theo Từ điển tiếng Việt - Nhà xuất bản xã hội 1992: “hứng thú là sự ham thích, hào hứng với công việc”.
Theo Đại Từ điển tiếng Việt - Nhà xuất bản Văn hoá thông tin 1998: Hứng thú có hai nghiã: “biểu hiện của một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thoả mãn, tạo ra khoái cảm, thích thú và huy động sinh lực để cố gắng thực hiện” và “sự ham thích”.
II. TÁC DỤNG CỦA HỨNG THÚ
Hứng thú duy trì trạng thái tỉnh táo của cơ thể, con người phấn chấn vui tươi, làm việc lâ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Cát
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)