OnTiengViet8HKII
Chia sẻ bởi Nguyễn Trung Hiếu |
Ngày 11/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: OnTiengViet8HKII thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HKII
I.Các loại câu
Loại câu – Định nghĩa
Đặc điểm hình thức và chức năng chính
Luyện tập
Câu nghi vấn:
Là câu có những từ nghi vấn như : ai, gì, nào, (tại) sao, đâu, (có) … không, bao giờ, bao nhiêu,à, ư, hả chứ, (đã) … chưa; từ hay nối các vế có quan hệ lựa chọn ; có chức năng chính là dùng để hỏi.
Các chức năng khác:
- Cầu khiến, phủ định, khẳng định …
1.Có những câu nghi vấn:
a.- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
b.- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?
c.- Hay là u thương chúng con đói quá?
2. Hình thức:
- Cuối câu nghi vấn có dấu chấm hỏi.
- Các từ thường được sử dụng trong câu nghi vấn gồm:
+ Các đại từ nghi vấn (ai, gì, nào, như thế nào, bao nhiêu, bao giờ, sao, vì sao, tại sao, đâu,…)
+Các cặp từ (có…không, có phải…không, đã…chưa,,…)
+Các tình thái từ (à, ư, nhỉ, chứ, chăng, hả,…)
+Quan hệ từ “hay” được dùng để nối các vế có quan hệ lựa chọn.
3.Chức năng:
-Dùng để hỏi
- Các câu nghi vấn giữ vai trò quan trọng trong giao tiếp. Khi giao tiếp, bao giờ người ta cũng sử dụng nhiều kiểu câu, trong đó có câu nghi vấn.
- Những chức năng khác của câu nghi vấn.
a. “Những người… bây giờ?” ( bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự hoài niệm, tiếc nuối)( câu hỏi tu từ
b. “Mày định… đấy à?” ( Đe dọa
c. “Có biết không?”; “Lính đâu?”
“Sao bay dám… như vậy?”; “Không còn phép tắc gì nữa à” ( Đe dọa
d. Trời ơi ! Sao tôi khổ thế này ? ( Bộc lộ cảm xúc- cảm thán
e. “con gái… đấy ư?”; “Chả lẽ… lục lọi ấy!” Bộc lộ cảm xúc (sự ngạc nhiên).
- Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
Ví dụ :
Thế thì con biết làm thế nào được !
Bài 1: Các câu nghi vấn:
a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?
c. Văn là gì? Chương là gì?
d. - Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?
- Đùa trò gì?
- Hừ…hừ…cái gì thế?
- Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà tao ấy hả?
Bài 2:
- Căn cứ vào sự có mặt của từ hay nên ta biết được đó là những câu nghi vấn.
- Không thay từ hay bằng từ hoặc được vì nó dễ lẫn với câu ghép mà các vế câu có quan hệ lựa chọn.
Bài 3:Không thể đặt dấu chấm hỏi sau các câu vì cả 4 câu đều không phải là câu nghi vấn.
Bài 4:
a. Anh có khoẻ không?
- Hình thức: câu nghi vấn sử dụng cặp từ có…không
- Ý nghĩa: hỏi thăm sức khoẻ vào thời điểm hiện tại, không biết tình trạng sức khoẻ của người được hỏi trước đó như thế nào.
b. Anh đã khoẻ chưa?
- Hình thức: câu nghi vấn sử dụng cặp từ đã… chưa.
- Ý nghĩa: hỏi thăm sức khoẻ vào thời điểm hiện tại nhưng biết tình trạng sức khoẻ của người đươc hỏi trước đó không tốt.
Bài 5:
a. Bao giờ anh đi Hà Nội?
Bao giờ đứng ở đầu câu: hỏi về thời điểm sẽ thực hiện hành động đi.
b. Anh đi Hà Nội bao giờ?
Bao giờ đứng ở cuối câu: hỏi về thời gian đã diễn ra hành động đi.
Bài 6:
a. Chiếc xe này bao nhiêu ki-lô-gam mà nặng thế?
Câu nghi vấn này đúng và người hỏi đã tiếp xúc với sự vật, hỏi để biết trọng lượng chĩnh xác của sự vật đó.
b. Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế?
Câu nghi vấn này sai vì người hỏi chưa biết giá chính xác của chiếc xe thì sẽ không phân biệt được mắc hay rẻ được.
- Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
I.Các loại câu
Loại câu – Định nghĩa
Đặc điểm hình thức và chức năng chính
Luyện tập
Câu nghi vấn:
Là câu có những từ nghi vấn như : ai, gì, nào, (tại) sao, đâu, (có) … không, bao giờ, bao nhiêu,à, ư, hả chứ, (đã) … chưa; từ hay nối các vế có quan hệ lựa chọn ; có chức năng chính là dùng để hỏi.
Các chức năng khác:
- Cầu khiến, phủ định, khẳng định …
1.Có những câu nghi vấn:
a.- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
b.- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?
c.- Hay là u thương chúng con đói quá?
2. Hình thức:
- Cuối câu nghi vấn có dấu chấm hỏi.
- Các từ thường được sử dụng trong câu nghi vấn gồm:
+ Các đại từ nghi vấn (ai, gì, nào, như thế nào, bao nhiêu, bao giờ, sao, vì sao, tại sao, đâu,…)
+Các cặp từ (có…không, có phải…không, đã…chưa,,…)
+Các tình thái từ (à, ư, nhỉ, chứ, chăng, hả,…)
+Quan hệ từ “hay” được dùng để nối các vế có quan hệ lựa chọn.
3.Chức năng:
-Dùng để hỏi
- Các câu nghi vấn giữ vai trò quan trọng trong giao tiếp. Khi giao tiếp, bao giờ người ta cũng sử dụng nhiều kiểu câu, trong đó có câu nghi vấn.
- Những chức năng khác của câu nghi vấn.
a. “Những người… bây giờ?” ( bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự hoài niệm, tiếc nuối)( câu hỏi tu từ
b. “Mày định… đấy à?” ( Đe dọa
c. “Có biết không?”; “Lính đâu?”
“Sao bay dám… như vậy?”; “Không còn phép tắc gì nữa à” ( Đe dọa
d. Trời ơi ! Sao tôi khổ thế này ? ( Bộc lộ cảm xúc- cảm thán
e. “con gái… đấy ư?”; “Chả lẽ… lục lọi ấy!” Bộc lộ cảm xúc (sự ngạc nhiên).
- Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
Ví dụ :
Thế thì con biết làm thế nào được !
Bài 1: Các câu nghi vấn:
a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?
c. Văn là gì? Chương là gì?
d. - Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?
- Đùa trò gì?
- Hừ…hừ…cái gì thế?
- Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà tao ấy hả?
Bài 2:
- Căn cứ vào sự có mặt của từ hay nên ta biết được đó là những câu nghi vấn.
- Không thay từ hay bằng từ hoặc được vì nó dễ lẫn với câu ghép mà các vế câu có quan hệ lựa chọn.
Bài 3:Không thể đặt dấu chấm hỏi sau các câu vì cả 4 câu đều không phải là câu nghi vấn.
Bài 4:
a. Anh có khoẻ không?
- Hình thức: câu nghi vấn sử dụng cặp từ có…không
- Ý nghĩa: hỏi thăm sức khoẻ vào thời điểm hiện tại, không biết tình trạng sức khoẻ của người được hỏi trước đó như thế nào.
b. Anh đã khoẻ chưa?
- Hình thức: câu nghi vấn sử dụng cặp từ đã… chưa.
- Ý nghĩa: hỏi thăm sức khoẻ vào thời điểm hiện tại nhưng biết tình trạng sức khoẻ của người đươc hỏi trước đó không tốt.
Bài 5:
a. Bao giờ anh đi Hà Nội?
Bao giờ đứng ở đầu câu: hỏi về thời điểm sẽ thực hiện hành động đi.
b. Anh đi Hà Nội bao giờ?
Bao giờ đứng ở cuối câu: hỏi về thời gian đã diễn ra hành động đi.
Bài 6:
a. Chiếc xe này bao nhiêu ki-lô-gam mà nặng thế?
Câu nghi vấn này đúng và người hỏi đã tiếp xúc với sự vật, hỏi để biết trọng lượng chĩnh xác của sự vật đó.
b. Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế?
Câu nghi vấn này sai vì người hỏi chưa biết giá chính xác của chiếc xe thì sẽ không phân biệt được mắc hay rẻ được.
- Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trung Hiếu
Dung lượng: 817,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)