ONTHI THPT

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Ngọc | Ngày 14/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: ONTHI THPT thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

ương ii. điện từ học

I. kiến thức cần nhớ.
1. Nam châm:
- Nam châm có hai cực: cực Bắc (N), cực nam (S) .
- Khi đặt hai nam châm gần nhau chúng tương tác với nhau: Cùng cực đẩy nhau, khác cực hút nhau.
2. Từ trường:
Môi trường vật chất đặc biệt tồn tại ở miền không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện, có khả năng tác dụng lực lên kim nam châm hay các dòng điện khác đặt trong nó gọi là từ trường.
3. Đường sức từ:
+ Định nghĩa: Đường sức từ là các đường cong trong từ trường mà tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm trùng với trục của kim nam châm đặt tại điểm đó.
Nơi nào đường sức từ càng mau (dày) thì từ trường càng mạnh và nơi nào càng thưa thì từ trường càng yếu.
Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua là những đường cong khép kín, phần bên trong ống dây, các đường sức từ là các đường thẳng gần như song song nhau.
Giống như thanh nam châm, tại hai đầu ống dây, các đường sức từ có chiều cùng di vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia.
+ Từ phổ: - Từ phổ là hình ảnh cụ thể của các đường sức từ. Từ phổ có thể thu được bằng cách rắc mạc sắt lên một tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
- Đường sức từ chính là hình ảnh cụ thể của từ trường. Các đường sức từ có chiều xác định.
* Cách xác định chiều đường sức từ – quy tắc nắm tay phải:
Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hường theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
4. Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện:
Các vật liệu sắt, thép và các vật liệu sắt từ như niken, coban, . . . đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ.
Sau khi bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài.
Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây.
5. Lực điện từ:
+ Định nghĩa: Lực tác dụng của từ trường lên các dây dẫn đặt trong nó khi có dòng điện chạy qua gọi là lực điện từ.
+ Chiều của lực điện từ: Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn, chiều của đường sức từ và được xác định bằng quy tắc bàn tay trái.
+ Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ đi xuyên vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa chỉ chiều dòng điện thì ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
6. Động cơ điện một chiều:
+ Cấu tạo:
Gồm hai phần chính: nam châm và khung dây. Ngoài ra còn có bộ góp điện.
- Nam châm: để tạo ra từ trường.
- Khung dây: có dòng điện chạy qua.
- Bộ góp điện: đưa điện từ nguồn điện vào khung dây quay.
+ Nguyên tắc hoạt động:
Dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường.
Khi dòng điện chạy trong khung dây, từ trường sẽ tác dụng lực điện từ lên khung làm khung dây quay.
+ Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện.
Khi động cơ hoạt động, nó chuyển hóa điện năng thành cơ năng.
7. Hiện tượng cảm ứng điện từ:
Hiện tượng làm xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
8. Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín: là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây phải biến thiên.
9. Dòng điện xoay chiều:
+ Định nghĩa: dòng điện có chiều luân phiên thay đổi đựơc gọi là dòng điện xoay chiều.
+ Các cách tạo ra dòng điện xoay chiều: cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
+ Các tác dụng của dòng điện xoay chiều:
Tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ (tác dụng từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều)
10. Máy phát điện xoay chiều:
Máy phát điện xoay chiều gồm hai bộ phận chính là nam châm và cuộn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Dung lượng: 160,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)