Ontap NV9
Chia sẻ bởi Nguyễn Ảnh |
Ngày 12/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: ontap NV9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đề kiểm tra tổng hợp –ngữ văn9
Đề 1: ( tách từ 22 đề kiểm tra tổng hợp)
Câu1: Bài “Bếp lửa” của Bằng Việt được mở đầu như sau:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009 ,t.143)
1. Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu. Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh “bếp lửa” mà tác giả nhắc tới?
2. Ghi lại ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ : “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.
Câu2: Hãy chép lại chính xác hai câu cuối trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?
Câu3 :
Nêu tên các biện pháp tu từ từ vựng trong hai câu thơ sau và chỉ rõ những từ ngữ thực hiện phép tu từ đó:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh, Cảnh khuya)
Câu 4 : Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình giống và khác nhau như thế nào?Phân tích những điểm thành công trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du ở đoạn trích “Cảnh ngày xuân” và tả cảnh ngụ tình trong tám câu cuối đoạn “ở lầu Ngưng Bích” để minh
Gợi ý:
Câu1: 1. Từ láy trong dòng thơ đầu : “chờn vờn” từ láy tượng hình.
Từ láy có tác dụng gợi tả hình ảnh ngọn lửa lúc to , lúc nhỏ; lúc cao, lúc thấp soi tỏ người và vật chung quanh vừa giúp ta hình dung làn sương sớm đang bay nhè nhẹ quanh bếp lửa vừa gợi cái mờ nhòa của hình ảnh ký ức theo thời gian. Từ láy này còn có tác dụng dựng lên một hình ảnh gần gũi, quen thuộc từ bao đời nay trong các gia đình Việt Nam, nhất là ở nông thôn trước đây.
2. Câu thơ “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” gợi lên nhiều cảm nhận :
Từ hình ảnh bếp lửa liên tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa, nhóm bếp - đến nỗi nhớ, tình thương với bà của đứa cháu đang ở xa:
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
“Biết mấy nắng mưa” là một cách nói ẩn dụ gợi ra phần nào cuộc đời vất vả lo toan của bà.
-Một câu thơ giản dị về từ ngữ nhưng giàu sức gợi cảm:
-Tình thương yêu của người cháu đối với bà (cháu thương bà)
-Cuộc đời vất vả, cực khổ , lam lũ, yêu thương và hy sinh của bà (biết mấy nắng mưa).
-Tình cảm gia đình cao quý (tình bà cháu)
-Hình ảnh cao quý của người phụ nữ Việt Nam
-Phản ánh tình cảm cao đẹo của người Việt Nam trong gia đình.
(dựa vào các ý trên viết thành một đoạn văn)
Câu 2:
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Hai câu thơ thể hiện lòng yêu nước, tình cảm vì miền Nam ruột thịt của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Câu3 :
-Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,: phép tu từ từ vựng so sánh
-Chưa ngủ (ở cuối câu thơ trên và được lặp lại ở đầu câu thơ dưới):phép tu từ từ vựng điệp ngữ liên hoàn
Câu 4:
Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình:
+Giống nhau: ở tả cảnh
+Khác nhau :ở ngụ tình
-Nghệ thuật tả cảnh đơn thuần thì đối tượng, mục đích miêu tả là thiên nhiên, tác giả tực tiếp miêu tả cảnh vật.
-Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm (ngụ) tâm trạng. Cảnh khi ấy không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh là phương tiện miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả.
Đoạn “Cảnh ngày xuân” là tả cảnh còn đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là tả cảnh ngụ tình.
Phân tích: (và gợi ý ở dưới viết thành văn bản)
a/ Đoạn “ Cảnh ngày xuân”
-Giới thệu đoạn thơ: “Cảnh ngày xuân” là đoạn thơ trích trong phần đầu của “truyện Kiều” – Nguyễn Du có những điểm thành công trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du
-Phân tích:
+Đoạn thơ có kết cấu theo trình tự thời gian, rất phù hợp với cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều:
*Bốn câu đầu gợi tả khung cảnh ngày xuân.
*
Đề 1: ( tách từ 22 đề kiểm tra tổng hợp)
Câu1: Bài “Bếp lửa” của Bằng Việt được mở đầu như sau:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009 ,t.143)
1. Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu. Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh “bếp lửa” mà tác giả nhắc tới?
2. Ghi lại ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ : “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.
Câu2: Hãy chép lại chính xác hai câu cuối trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Hai câu thơ ấy cho em biết phẩm chất gì của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?
Câu3 :
Nêu tên các biện pháp tu từ từ vựng trong hai câu thơ sau và chỉ rõ những từ ngữ thực hiện phép tu từ đó:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh, Cảnh khuya)
Câu 4 : Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình giống và khác nhau như thế nào?Phân tích những điểm thành công trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du ở đoạn trích “Cảnh ngày xuân” và tả cảnh ngụ tình trong tám câu cuối đoạn “ở lầu Ngưng Bích” để minh
Gợi ý:
Câu1: 1. Từ láy trong dòng thơ đầu : “chờn vờn” từ láy tượng hình.
Từ láy có tác dụng gợi tả hình ảnh ngọn lửa lúc to , lúc nhỏ; lúc cao, lúc thấp soi tỏ người và vật chung quanh vừa giúp ta hình dung làn sương sớm đang bay nhè nhẹ quanh bếp lửa vừa gợi cái mờ nhòa của hình ảnh ký ức theo thời gian. Từ láy này còn có tác dụng dựng lên một hình ảnh gần gũi, quen thuộc từ bao đời nay trong các gia đình Việt Nam, nhất là ở nông thôn trước đây.
2. Câu thơ “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” gợi lên nhiều cảm nhận :
Từ hình ảnh bếp lửa liên tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa, nhóm bếp - đến nỗi nhớ, tình thương với bà của đứa cháu đang ở xa:
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
“Biết mấy nắng mưa” là một cách nói ẩn dụ gợi ra phần nào cuộc đời vất vả lo toan của bà.
-Một câu thơ giản dị về từ ngữ nhưng giàu sức gợi cảm:
-Tình thương yêu của người cháu đối với bà (cháu thương bà)
-Cuộc đời vất vả, cực khổ , lam lũ, yêu thương và hy sinh của bà (biết mấy nắng mưa).
-Tình cảm gia đình cao quý (tình bà cháu)
-Hình ảnh cao quý của người phụ nữ Việt Nam
-Phản ánh tình cảm cao đẹo của người Việt Nam trong gia đình.
(dựa vào các ý trên viết thành một đoạn văn)
Câu 2:
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Hai câu thơ thể hiện lòng yêu nước, tình cảm vì miền Nam ruột thịt của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Câu3 :
-Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,: phép tu từ từ vựng so sánh
-Chưa ngủ (ở cuối câu thơ trên và được lặp lại ở đầu câu thơ dưới):phép tu từ từ vựng điệp ngữ liên hoàn
Câu 4:
Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình:
+Giống nhau: ở tả cảnh
+Khác nhau :ở ngụ tình
-Nghệ thuật tả cảnh đơn thuần thì đối tượng, mục đích miêu tả là thiên nhiên, tác giả tực tiếp miêu tả cảnh vật.
-Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm (ngụ) tâm trạng. Cảnh khi ấy không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh là phương tiện miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả.
Đoạn “Cảnh ngày xuân” là tả cảnh còn đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là tả cảnh ngụ tình.
Phân tích: (và gợi ý ở dưới viết thành văn bản)
a/ Đoạn “ Cảnh ngày xuân”
-Giới thệu đoạn thơ: “Cảnh ngày xuân” là đoạn thơ trích trong phần đầu của “truyện Kiều” – Nguyễn Du có những điểm thành công trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du
-Phân tích:
+Đoạn thơ có kết cấu theo trình tự thời gian, rất phù hợp với cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều:
*Bốn câu đầu gợi tả khung cảnh ngày xuân.
*
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ảnh
Dung lượng: 49,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)