Ontap NV9
Chia sẻ bởi Nguyễn Ảnh |
Ngày 12/10/2018 |
15
Chia sẻ tài liệu: ontap NV9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đề 2: (2/22 đề kiểm tra tổng hợp)
Câu 1/Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích cái hay của việc dùng từ trong những câu thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nắm đất bên đường
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu 2/ Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Hãy viết một đoạn văn hay bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập của các bạn học sinh hiện nay.
Câu3/:Phần lớn các truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 đều viết về cuộc sống và con người Việt Nam trong giai đoạn 1945-1975. Qua những tác phẩm ấy, cùng với hiểu biết của em về lịch sử dân tộc giai đoạn 1945-1975, em hình dung và cảm nhận như thế nào về cuộc sống của đất nước, con người trong giai đoạn đó?
Gợi ý
Câu1/
Trong đoạn thơ:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nắm đất bên đường
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Tác giả đã sử dụng liên tiếp một loạt từ láy: “nao nao”, “nho nhỏ”, “dầu dầut”, “sè sè”, việc dùng từ của thi nhân vừa chính xác vừa tinh tế , vừa có tác dụng gợi nhiều cảm xúc cho người đọc. Các từ láy vừa gợi tả được hình ảnh sự vật, vừa thể hiện tâm trạng con người.
-Trong hai câu thơ đầu, hai từ láy “nao nao”, “nho nhỏ” đã gợi tả được cảnh sắc mùa xuân lúc chị em Thúy Kiều du xuân trở về .Cảnh vẫn mang cái nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân ,rất êm dịu:một nhịp cầu nho nhỏ, xinh xinh, một khe nước nhỏ. Cử động cũng rất nhẹ nhàng: dòng nước uốn quanh. Một bức tranh thật tĩnh lặng nhuốm đầy tâm trạng. Chính việc sử dụng từ láy “nao nao” đã gợi được cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện. Dòng nước uốn quanh “nao nao” như báo trước sau ngay lúc này thôi, Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng thư sinh “phong tư tài mạo tót vời” – Kim Trọng.
-Ở hai câu thơ sau, dường như cảnh vật đã thay đổi hẳn nhuốm một màu sắc thê lương , u ám:
Sè sè nắm đất bên đường
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
Hai từ láy “sè sè”, “dầu dầu” vừa gợi được hình ảnh một nấm mồ quá thấp , nhỏ bé, lẻ loi, đơn độc , lạc lõng giữa ngày lễ tảo mộ; một nấm mộ chôn cất vội vàng qua quýt , không ai chăm sóc. Thật tội nghiệp và đáng thương cho thân phận người nằm dưới mộ. Bức tranh cảnh vật sao mà thê lương , ảm đạm đến thế. Chính hai từ láy “sè sè”, “dầu dầu” đã nhuốm màu sắc u ám lên cảnh vật, chuẩn bị cho sự xuất hiện những hình ảnh của “âm khí nặng nề” trong những câu thơ tiếp theo.
Câu 2/
Cần bảo đảm các yêu cầu:
-Văn bản là một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng)
-Nội dung : Suy nghĩ về tính tự lập của học sinh hiện nay.
-Hành văn : rõ ràng , chính xác, sinh động , mạch lạc và chặt chẽ.
Một số gợi ý:
+ Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.
+ Trong học tập, người học sinh có tính tự lập sẽ có thái độ chủ động, tích cực, có động cơ và mục đích học tập rõ ràng, đúng đắn . Từ đó , nó sẽ giúp cho học sinh tìm được phương pháp học tập tốt. Kiến thức tiếp thu được vững chắc. Bản lĩnh được nâng cao.
+Hiện nay, nhiều học sinh không có tính tự lập trong học tập. Họ có những biểu hiện ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè, cha mẹ. Từ đó, họ có những thái độ tiêu cực: quay cóp, gian lận trong kiểm tra, trong thi cử; không chăm ngoan, không học bài, không chuẩn bị bài. Kết quả : những học sinh đó thường rơi vào loại yếu , kém cả về hạnh kiểm và học tập.
+Học sinh cần phải rèn luyện tính tự lập trong học tập vì điều đó vừa giúp học sinh có thái độ chủ động, có hứng thú trong học tập,vừa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ảnh
Dung lượng: 83,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)