Ontap NV9

Chia sẻ bởi Nguyễn Ảnh | Ngày 12/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: ontap NV9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Đề 4:
Câu 1 :
Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy kết thúc bằng hình ảnh:
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Theo em, cái “giật mình” ấy cho ta hiểu gì về nhân vật trữ tình trong bài thơ ?

Câu 2:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
(Đồng chí, Chính Hữu)
Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của những hình ảnh trong những câu thơ ấy.
Câu 3:
Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
(Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp?)

Gợi ý làm bài
Câu 1:
Khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” có tính chất triết lý nhẹ nhàng mà sâu sắc, là nơi cô đọng ý nghĩa và vẻ đẹp của hình ảnh vầng trăng và chủ đề của tác phẩm. Từ sự đối lập “Trăng cứ tròn vành vạnh - kể chi người vô tình”, Nguyễn Duy kết thúc :
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
- Quá khứ đẹp đẽ vĩnh hằng trong vũ trụ “ánh trăng im phăng phắc” như một người bạn, một nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc. Cái im lặng như đang nhắc nhở nhà thơ, nhắc nhở tất cả chúng ta. Con người có thể vô tình , có thể lãng quên nhưng thiên nhiên nghĩa tình, quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt , hồn hậu và rộng lượng.
- Tâm trạng của nhà thơ trước vầng trăng hiền dịu mà nghiêm trang xuất hiện một cái “giật mình” hoàn toàn bất ngờ! Có lẽ mọi người đọc cũng sẽ giật mình trước cái giật mình của nhà thơ . Trong bài thơ này, cái động từ “giật mình” đầy sức bùng nổ. Chỉ là “ánh trăng im phăng phắc” , thế mà “đủ cho ta giật mình”. Giật mình vì điều gì? Nhà thơ chừa một khoảng lặng mênh mông cho người đọc. Mỗi người sẽ có riêng của mình những kỉ niệm, những nỗi đau, những lúc vô tình, vô cảm , những thói hư tật xấu...để giật mình. Kết lại bài thơ với câu thơ này là trọn vẹn.
- Nguyễn Duy viết bài thơ “Ánh trăng” như người đang kể lại một câu chuyện riêng. Câu chuyện hơi buồn nhưng kết thúc có hậu, bỡi dẫu sao thì cuối cùng cũng có một cái “giật mình”. Nó là cái giật mình cần thiết và quí giá, cái giật mình mà bất kì ai ở đời cũng nên ít nhất phải có một lần. Giật mình để “ngẩng mặt lên nhìn mặt” với vầng trăng “tròn vành vạnh” , giật mình để để mặt nhìn mặt đối diện với chính mình , với cuộc đời, với tất cả những ai, những gì đã từng cho mình cuộc sống. Ánh điện, cửa gương, rồi cả buyn –đinh cao ốc nữa, tự thân chúng vốn chẳng có tội gì. Nhưng vì những thứ ấy, lệ thuộc vào những thứ ấy, để rồi coi vầng trăng như “người dưng qua đường”, vô tình với quá khứ, vô cảm với nhân dân, lãng quên một thời xương máu hết mọi nghĩa tình, thứ vô tình vô cảm ấy là có tội. Phải biết “giật mình”. Cái “giật mình” ở đây thật chân thành có sức cảm hóa lòng người.Hai tiếng “giật mình” cuối cùng bài thơ như một tiếng chuông rất khẽ nhưng ngân vang rất xa và đọng lại rất lâu.
Câu 2:
Những dòng thơ cuối trong bài “Đồng chí” của Chính Hữu như một tượng đài sừng sững cho tình cảm đồng chí thiêng liêng:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Ba câu thơ dựng lên bức tranh đẹp về tình đồng chí trong chiến đấu, biểu tượng đẹp về cuộc đời chiến sĩ. Ba hình ảnh người lính, khẩu súng, vầng trăng trong cảnh rừng hoang, sương muối trong đêm phục kích đợi giặc Chính tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng đã gắn bó hai người – rộng ra là những người lính cách mạng. Sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ đứng vững bên nhau, vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh đêm trăng mùa đông vô cùng lạnh giá nơi chiến trường.
Câu thơ: “Đầu súng trăng treo” đầy ấn tượng vừa cô đọng vừa gợi hình, gợi cảm. Đầu tiên tác giả viết: “Đầu súng mảnh trăng treo”, nhưng sau đó bỏ đi chữ mảnh cho cô đúc hơn. Câu thơ gợi ra
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ảnh
Dung lượng: 111,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)