Ontap NV9
Chia sẻ bởi Nguyễn Ảnh |
Ngày 12/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: ontap NV9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đề 6 :
A- Câu hỏi :
Câu1: Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau:
Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro, em biết không?
(Vũ Quần Phương – Áo đỏ)
Câu 2 : Hãy chỉ ra các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thọai nội tâm trong đoạn văn sau và nêu sự khác nhau giữa chúng ?
Có người hỏi:
-Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà ?...
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy , chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào.....
Về đến nhà , ông Hai nằm vật ra giường mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con , tủi thân nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...
Câu3: Phân tích so sánh hình ảnh trăng(vầng trăng,mảnh trăng,ánh trăng) trong các bài thơ “Đồng chí”, “Đoàn thuyền đánh cá” , “Ánh trăng”.
Câu 4 : Khổ thơ đầu và cuối bài “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận) có nhiều chi tiết hình ảnh giống nhau. Hãy phân tích sự tương đồng và khác biệt của những hình ảnh, chi tiết ấy và nêu ý nghĩa của phép điệp ngữ ở hai khổ thơ này.
Gợi ý bài làm
Gợi ý
Nội dung
Câu 1:
- Phải xác định cho đúng các trường từ vựng .
( trường từ vựng chỉ màu sắc; trường từ vựng liên quan với lửa)
- Mối quan hệ giữa hai trường từ vựng.
- Tác dụng : thể hiện được điều gì? (gây ấn tượng về một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng)
1-
+Các từ (áo) đỏ, (cây) xanh,(ánh) hồng, ánh (hồng), lửa, cháy , tro tạo thành hai trường từ vựng:
Trường từ vựng chỉ màu sắc : đỏ , xanh, hồng.
Trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật , hiện tượng liên quan với lửa : ánh, lửa, cháy , tro.
+Các từ thuộc hai trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau : màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó có lan tỏa trong con người anh làm anh say đắm, ngây ngất (đến mức có thể cháy thành tro) và lan tỏa trong không gian, làm không gian cũng biến sắc (Cây xanh cũng như ánh theo hồng).
+Nhờ nghệ thuật dùng từ như đã phân tích, bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng.
Câu 2:
+ Hai câu:
-Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà ?...
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
là hình thức đối thoại giữa những người tản cư
+ Câu: - Hà, nắng gớm, về nào.....
là câu nói trống không (bâng quơ) của ông Hai là một lời độc thoại.
+ Các câu :
Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...
là những câu mà ông Hai tự hỏi chính mình; đó là những câu độc thoại nội tâm.
*Sự khác nhau giưa các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thọai nội tâm:
Đối thoại
Độc thoại
Độc thoại nội tâm
- Là hình thức đối đáp giữa hai hoặc nhiều người.
- Trong văn bản, đối thoại được thể hiện bằng các gạch ngang ở đầu lời trao và đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch ngang ở đầu dòng)
-Lời nói của một người nào đó hướng tới một ai đó trong tưởng tượng, hoặc nói với chính mình (không hướng tới một người tiếp nhận cụ thể nào, cũng không đáp lại).
- Trong văn bản, người độc thoại cất thành lời nên trước câu nói có gạch ngang đầu dòng.
- Lời nói của một người nào đó không nhằm vào một ai hoặc nói với chính mình (chỉ là một mạch ngầm diễn ra trong đầu của người nói).
- Trong văn bản, người độc thoại không cất thành lời nên trước câu nói không có gạch ngang đầu
A- Câu hỏi :
Câu1: Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau:
Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro, em biết không?
(Vũ Quần Phương – Áo đỏ)
Câu 2 : Hãy chỉ ra các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thọai nội tâm trong đoạn văn sau và nêu sự khác nhau giữa chúng ?
Có người hỏi:
-Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà ?...
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy , chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào.....
Về đến nhà , ông Hai nằm vật ra giường mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con , tủi thân nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...
Câu3: Phân tích so sánh hình ảnh trăng(vầng trăng,mảnh trăng,ánh trăng) trong các bài thơ “Đồng chí”, “Đoàn thuyền đánh cá” , “Ánh trăng”.
Câu 4 : Khổ thơ đầu và cuối bài “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận) có nhiều chi tiết hình ảnh giống nhau. Hãy phân tích sự tương đồng và khác biệt của những hình ảnh, chi tiết ấy và nêu ý nghĩa của phép điệp ngữ ở hai khổ thơ này.
Gợi ý bài làm
Gợi ý
Nội dung
Câu 1:
- Phải xác định cho đúng các trường từ vựng .
( trường từ vựng chỉ màu sắc; trường từ vựng liên quan với lửa)
- Mối quan hệ giữa hai trường từ vựng.
- Tác dụng : thể hiện được điều gì? (gây ấn tượng về một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng)
1-
+Các từ (áo) đỏ, (cây) xanh,(ánh) hồng, ánh (hồng), lửa, cháy , tro tạo thành hai trường từ vựng:
Trường từ vựng chỉ màu sắc : đỏ , xanh, hồng.
Trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật , hiện tượng liên quan với lửa : ánh, lửa, cháy , tro.
+Các từ thuộc hai trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau : màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó có lan tỏa trong con người anh làm anh say đắm, ngây ngất (đến mức có thể cháy thành tro) và lan tỏa trong không gian, làm không gian cũng biến sắc (Cây xanh cũng như ánh theo hồng).
+Nhờ nghệ thuật dùng từ như đã phân tích, bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng.
Câu 2:
+ Hai câu:
-Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà ?...
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
là hình thức đối thoại giữa những người tản cư
+ Câu: - Hà, nắng gớm, về nào.....
là câu nói trống không (bâng quơ) của ông Hai là một lời độc thoại.
+ Các câu :
Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...
là những câu mà ông Hai tự hỏi chính mình; đó là những câu độc thoại nội tâm.
*Sự khác nhau giưa các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thọai nội tâm:
Đối thoại
Độc thoại
Độc thoại nội tâm
- Là hình thức đối đáp giữa hai hoặc nhiều người.
- Trong văn bản, đối thoại được thể hiện bằng các gạch ngang ở đầu lời trao và đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch ngang ở đầu dòng)
-Lời nói của một người nào đó hướng tới một ai đó trong tưởng tượng, hoặc nói với chính mình (không hướng tới một người tiếp nhận cụ thể nào, cũng không đáp lại).
- Trong văn bản, người độc thoại cất thành lời nên trước câu nói có gạch ngang đầu dòng.
- Lời nói của một người nào đó không nhằm vào một ai hoặc nói với chính mình (chỉ là một mạch ngầm diễn ra trong đầu của người nói).
- Trong văn bản, người độc thoại không cất thành lời nên trước câu nói không có gạch ngang đầu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ảnh
Dung lượng: 95,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)