Ontap NV9

Chia sẻ bởi Nguyễn Ảnh | Ngày 12/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: ontap NV9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Đề 8 :
Câu1 :
Cho đoạn trích:
“ Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên : “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.”
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196)
1. Đoạn trích trên được rút từ tác phẩm nào, của ai? Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích.
2. Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến cho nhân vật “anh” “đau đớn”. Vì sao vậy ?
3. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong tác phẩm trên, trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép thế (gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế).
Câu 2
Phân tích so sánh hình ảnh mùa xuân trong thơ cổ Trung Quốc :
Phương thảo thiên liên bích
Lê chi sổ điểm hoa
(Cỏ thơm liền với trời xanh – Trên cành lê có mấy bông hoa)
với cảnh mùa xuân trong câu thơ Kiều của Nguyễn Du:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Câu 3: Cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua một số tác phẩm thơ văn hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.

BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu1:
1) Đoạn trích trên được rút từ tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích là : Bé Thu, nó(con bé) và anh Sáu (anh).
2) Lý do khiến nhân vật anh Sáu đau đớn là vì: Trên mặt anh bấy giờ có một “cái thẹo” bởi chiến tranh gây ra, khiến mặt anh không giống với tấm hình bé Thu có được cho nên “nó” đã không nhận anh là cha.
3)(Yêu cầu của đề : Viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha (anh Sáu) đối với con( bé Thu) trong tác phẩm “Chiếc lược ngà”, trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép thế (gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế))
Gợi ý:
-Sau tám năm trời xa cách,anh Sáu lúc nào cũng canh cánh bên lòng tình cảm thương nhớ con.
- Trong tám năm ấy,anh chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ.
-Đến lúc được trở về, cái tình cha cứ nôn nao trong người anh.
- Khi xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi mà anh đoán biết là con, không thể chờ xuồng cập bến anh nhún chân nhảy thót lên xô chiếc xuồng tạt ra và cất tiêng gọi con.
-Nhưng trái với lòng mong ước và suy nghĩ của anh, bé Thu nhất quyết không nhận anh là cha.
- Anh vô cùng đau đớn.
-Suốt mấy ngày anh luôn mong được nghe một tiêng “ba” của con bé, nhưng cái tiếng ấy vẫn không được nó thốt ra.
-Chỉ đến lúc anh chuẩn bị ra đi và khi bé Thu đã hiểu ra sự việc, “nó” mới cất lên một tiếng gọi “ba” đến “xé ruột”.
-Nhưng vì nhiệm vụ, anh vẫn phải lên đường với bao xúc động và lưu luyến.
- Những ngày ở tại chiến trường miền Đông, lúc nào anh cũng thương nhớ con, hối hận đã đánh “nó” và kiên trì làm chiếc lược bằng ngà để tặng con.
- Thậm chí, lúc hấp hối anh vẫn không quên nghĩ đến con, nhờ đồng đội gửi chiếc lược ấy lại cho con.
- Anh quả thật là một người cha có tình cảm sâu năng đối với con.

Câu 2 :
So sánh hình ảnh mùa xuân trong thơ cổ Trung Quốc :
Phương thảo thiên liên bích
Lê chi sổ điểm hoa
(Cỏ thơm liền với trời xanh – Trên cành lê có mấy bông hoa)
với cảnh mùa xuân trong câu thơ Kiều của Nguyễn Du:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Với bút pháp gợi tả, câu thơ cổ Trung Quốc đã vẽ lên được vẻ đẹp riêng của mùa xuân, có hương vị , màu sắc, đường nét. Đó là hương thơm của cỏ non (phương thảo) . Đó là màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ảnh
Dung lượng: 88,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)