Ontap NV9

Chia sẻ bởi Nguyễn Ảnh | Ngày 12/10/2018 | 14

Chia sẻ tài liệu: ontap NV9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


Đề 9:
1/ Vận dụng kiến thức đã học về một số biện pháp tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong đoạn thơ sau
Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với tây một dãi rừng liền
(Phạm Tiến Duật - Trường Sơn Đông , Trường Sơn Tây)
Câu 2 :
Trong hai trường hợp (a) và (b) sau đây, trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm? Vì sao?
a) Từ “lá” , trong:
Khi chiếc lá xa cành
Lá không còn màu xanh
Mà sao em xa anh
Đồ vẫn xanh rời rợi
(Hồ Ngọc Sơn, Gửi em dưới quê làng)
và trong : Công viên là lá phổi của thành phố.
b) Từ “đường” trong:
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
(Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)
và trong: Ngọt như đường.
Câu3:
Những tình huống nào trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã bộc lộ thật sâu sắc và xúc động tình cha con của ông Sáu và bé Thu? Nhận xét về nghệ thuật sáng tạo tình huống của tác giả?
Cau 4:
Nhận xét nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua hai đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” và “Mã Giám Sinh mua Kiều” (Trích Ttruyện Kiều)













Đề 9 : Gợi ý bài làm
Câu 1:Nét nghệ thuật độc đáo trong đoạn trích sau:
Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với tây một dãi rừng liền
(Phạm Tiến Duật - Trường Sơn Đông , Trường Sơn Tây)
Tác giả đã dùng phép so sánh tu từ : hai phía của dãy Trường Sơn như hai con người: anh và em, hai miền đất: Nam và Bắc, hai hướng : đông và tây của một dãi rừng, luôn gắn bó keo sơn, không gì có thể chia cắt được.
Câu 2:
Từ nhiều nghĩa, từ đồng âm:
-Trong trường hợp (a) có hiện tượng từ nhiều nghĩa , vì nghĩa của từ “lá” trong “lá phổi” có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ “lá” trong “lá xa cành”.
- Trong trường hợp (b)là hiện tượng từ đồng âm (là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau) vì hai từ “đường”có vỏ âm thanh giống nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. (“đường” trong “đường ra trận.” là đường để đi như đường làng, đường quốc lộ...; còn “đường” trong “ đường ngọt” là để ăn như đường phèn, đường cát...)
Câu 3:
-Truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện tình cha con sâu sắc của ông Sáu và bé Thu trong hai tình huống:
+Tình huống thứ nhất : tình huống cơ bản
Cuộc gặp gỡ của cha con ông Sáu sau tám năm xa cách . Trớ trêu thay, bé Thu không nhận cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thì ông Sáu phải ra đi ( chiến tranh đã làm cho họ xa nhau và chiến tranh cũng không cho phép họ có điều kiện gặp nhau lâu).
+Tình huống 2:
Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình cảm yêu thương con vào việc làm một cây lược ngà tặng con . Cây lược làm xong thì ông hi sinh khi chưa kịp gửi cây lược ấy cho con.( chiến tranh làm cắt đứt tình cảm cha con ngay với một vật kỉ niệm chưa kịp trao)
Nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với con. Tất cả diễn ra trong xa cách của chiến tranh . Hai tình huống đã gắn kết lại thành một mối tình có qua có lại : tình cha con
-Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện của tác giả (đặc biệt tình huống thứ nhất) tạo ra sự bất ngờ mà vẫn tự nhiên , hợp lí.
Câu 4:
I- Giới thiệu truyện Kiều ,nêu nét đặc sắc nghệ thuật tả người (Truyện Kiều là kiệt tác của Nguyễn Du , không những có giá trị về nội dung ,Truyện Kiều còn là kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Đặc biệt là nghệ thuật tả người , nhất là miêu tả và khắc họa tính cách, tâm lý nhân vật.) ¸nêu tên hai đoạn trích theo đề bài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ảnh
Dung lượng: 66,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)