Ontap NV9

Chia sẻ bởi Nguyễn Ảnh | Ngày 12/10/2018 | 14

Chia sẻ tài liệu: ontap NV9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Đề 10:
Câu1:- Cho đoạn văn:
“ Tôi nghĩ bụng : Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực , đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất ; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”
(Cố hương -Lỗ Tấn)
Đoạn văn trên chủ yếu dùng phương thức biểu đạt nào và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì ?
Câu 2:
- Vận dụng kiến thức đã học về một số biện pháp tu từ từ vựng, để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn) sau:
a- Gươm mài đá , đá núi cũng mòn
Voi uống nước , nước sông phải cạn.
(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)
b- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác).
Câu 3:
Qua việc tìm hiểu cốt truyện và các đoạn trích trong sách giáo khoa NV9, tập I, em hãy phân tích nhân vật Thúy Kiều để làm nổi bật giá trị nhân đạo của Truyện Kiều.

Gợi ý bài làm
Câu 1: - Đoạn văn này chủ yếu dùng phương thức lập luận.
-Con đường không tự nhiên mà có, không do thần linh hay Chúa trời ban tặng mà do chính con người, nhiều người đi mãi, đi nhiều, góp phần tạo dựng nên.
+ “Hy vọng” là cái chưa có, càng không phải là cái đã có. Nhưng nó là cái có khả năng thành hiện thực . Đi mãi thì thành đường . Mong ước mãi thì thành hy vọng . Vấn đề là phải có được hi vọng mới cho một hế hệ mới, và làm cho người ta tin vào hy vọng nhiều hơn.
+ Hình ảnh “con đường” trong đoạn văn trên thuần nghĩa biểu trưng, biểu tượng, khái quát triết lí về cuộc sống con người, hiện tại đến tương lai. Đó là con đường đến tự do, hạnh phúc của con người, con đường của tự thân hành động, dựng xây và hy vọng của con người.
+Thông qua sự so sáng “hi vọng” với “con đường” của Lỗ Tấn , chúng ta có thể hiểu được hàm ý của tác giả là:Tuy hi vọng chưa có thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng kiên trì thực hiện thì vẫn có thể thành công.
Câu 2:
a- Gươm mài đá , đá núi cũng mòn
Voi uống nước , nước sông phải cạn.
(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)
- Biện pháp tu từ được sử dụng là nói quá: vũ khí (gươm) nhiều đến độ mài mòn cả đá núi, phương tiện (voi) nhiều uống cạn cả nước sông . Nói quá vũ khí và phương tiện để diễn tả sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
b- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác).
-Hai câu thơ đã sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng :
+ Nhân hóa “ mặt trời” trên lăng đi, thấy.
+Ẩn dụ : “Mặt rời trong lăng rất đỏ”
- Mặt trời trên lăng là vật thể tự nhiên đã được nhân hóa như người chứng kiến vĩnh viễn hiện tượng kì diệu này, mặt trời kì diệu khác. Mặt trời trong lăng rất đỏ là để chỉ Bác Hồ đang nằm trong lăng. So sánh Bác Hồ nằm trong lăng với mặt trời rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên là một sáng tạo mới mẻ và độc đáo của Viễn Phương. Cùng với từ láy ngày ngày góp phần vĩnh viễn hóa, bất tử hóa hình tượng Bác Hồ trong lòng mọi người, giữa thiên nhiên vũ trj, mặt khác ca ngợi sự vĩ đại , công lao trời biển của Người đối với nhân dân và các thế hệ con người Việt Nam.
Câu 3:
Gợi ý:
*Phải xác định giá trị nhân đạo của Truyện Kiều là gì?
+ Tiếng nói thương cảm sâu sắc trước số phận bi kịch
+Là tiếng nói khẳng định , ca ngợi con người
+Đề cao những khát vọng chân chính của con người.
*Những nội dung trên toát từ hình tượng Thúy Kiều như thế nào?
+ (Thương cảm)Số phận bi kịch của Thúy Kiều : 2 bi kịch lớn - Mối tình lý tương nhưng tan vỡ - Kiều có ý thức về nhân phẩm nhưng bị chà đạp về nhân phẩm.
+Kiều là hiện thân vẻ đẹp nhan sắc, tài hoa , tâm hồn (tiếng nói khẳng định , ca ngợi con người)
+Kiều là hiện thân cua khát vọng tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc và khát vọng về quyền sống.
Dàn ý
Nội
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ảnh
Dung lượng: 98,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)