Ontap NV9

Chia sẻ bởi Nguyễn Ảnh | Ngày 12/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: ontap NV9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Đề 22:
Câu 1- Trong hai câu thơ sau, từ hoa trong “thềm hoa”, “lệ hoa” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa không? Tại sao?
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu 2- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích sau :
“Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta.Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)
Câu 3 :
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
a/ Hai câu thơ có trong tác phẩm nào ? Do ai sáng tác?
b/ Hình ảnh “buồm trăng” trong câu thơ, theo em là ẩn dụ hay hoán dụ ?
c/ Em hãy viết một đoạn văn phân tích chất thực và chất lãng mạng của hình ảnh đó.
d/ Trong một bài thơ khác mà em đã học ở lớp 9 có một hình ảnh lãng mạn được xây dựng trên cơ sở quan sát như hình ảnh “buồm trăng”. Hãy chép lại câu thơ đó.
Câu 4:-
Phân tích ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh và chi tiết trong truyên ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.
hoặc
Nhân vật Nhĩ và những suy nghĩ về cuộc đời , về con người trong truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.


Gợi ý bài làm
Câu1:
-Từ “hoa” trong “thềm hoa”, “lệ hoa” được dùng theo nghĩa chuyển. “ Hoa” trong các tổ hợp trên có nghĩa là đẹp, sang trọng, tinh khiết...đây là các nghĩa chỉ có trong câu thơ lục bát này, nếu tách “hoa” ra khỏi câu thơ thì những nghĩa này không còn nữa; vì vậy người ta gọi chúng là nghĩa lâm thời.
-Ta không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa , vì nghĩa chuyển này của từ “hoa” chỉ là nghĩa chuyển lâm thời, nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa được chú giả trong từ điển.
Câu 2:
-Trường từ vựng:
Hai từ “tắm” và “bể” cùng nằm trong một trường từ vựng “nước” nói chung (“tắm” : công dụng của nước,
“bể” : nơi chứa nước).
-Tác dụng : Tác giả dùng hai từ “tắm” , và “bể” khiến cho câu văn có hình ảnh, sinh động và có giá trị tố cáo mạnh mẽ hơn.
Câu 3:
a/ Hai câu thơ trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
b/ Hình ảnh “vầng trăng” là ẩn dụ.
c/ Trong đoạn văn cần làm rõ các ý :
Hình ảnh ẩn dụ : “buồm trăng” được xây dựng trên sự quan sát rất thực và sự cảm nhận lãng mạn của nhà thơ Huy Cận
+ Từ xa nhìn lại, trên biển có lúc thuyền đi vào khoảng sáng của vầng trăng. Trăng và cánh buồm chập vào nhau , trăng trở thành cánh buồm.
+ Vẻ đẹp của thiên nhiên làm nhòa đi cánh buồm vất vả, làm cho công việc trở nên nhẹ nhàng,lãng mạn . Thuyền ra khơi làm công việc đánh bắt nhọc nhằn trở hành một du thuyền.
Con người và vũ trụ hòa hợp.
( Trong những khổ thơ miêu tả cảnh đánh cá ngoài khơi trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, ta bắt gặp những hình ảnh lãng mạn: lồng vào yếu tố tả thực là những biến thể khác nhau của trí tưởng tượng.Bằng cách đó, nhiều khi nhà thơ đã tạo nên những hình ảnh kỳ ảo thật bất ngờ, có khi tưởng là phi lý mà lại hết sức hợp lý :
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Hình ảnh lãng mạn ở chỗ tưởng tượng ra rằng: “gió” làm “lái”, “trăng” làm “buồm” phóng như bay trên mặt biển . Từ xa nhìn lại, trên biển có lúc thuyền đi vào khoảng sáng của vầng trăng. Trăng và cánh buồm chập vào nhau , trăng trở thành cánh buồm. Vẻ đẹp của thiên nhiên làm nhòa đi cánh buồm vất vả, làm cho công việc trở nên nhẹ nhàng,lãng mạn . Thuyền ra khơi làm công việc đánh bắt nhọc nhằn trở hành một du thuyền.Thuyền và người hòa nhập vào thiên nhiên, lâng lâng trong cái thơ mộng của gió, trăng , trời , biển.)
d/ Một hình ảnh thơ cũng được xây dựng trên cơ sở quan sát như vậy là : “Đầu súng trăng treo” ( “Đồng chí” – Chính Hữu)
Câu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ảnh
Dung lượng: 108,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)