ôn văn 9

Chia sẻ bởi Kim Lan | Ngày 08/05/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: ôn văn 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Luyện thi- văn 9
Đề luyện thi ngữ văn 9
Phần I:
1. Cho câu thơ sau:
" Kiều càng sắc sảo mặn mà"
Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo tả sắc đẹp của Thúy Kiều.
2. Em hiểu như thế nào về những hình tượng nghệ thuật ước lệ "thu thủy", "xuân sơn"? Cách nói "làn thu thủy", "nét xuân sơn" dùng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ? Giải thích rõ vì sao em chọn nghệ thuật ấy?
3. Nói khi vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng có đúng không? Hãy là rõ ý kiến của em?
4. Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu theo lối quy nạp cảm nhận của em về đoạn thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép thế liên kết câu (gạch chân)
Phần II:
"Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa."
1.Câu nói trên của nhân vật nào? Trong tác phẩm nào? Của ai?
2.Câu nói trên được nói trong hoàn cảnh nào? Điều đó có ý nghĩa gì?
3.Viết đoạn văn tổng- phân- hợp khoảng 10 câu cảm nhận của em về số phận của nhân vật có câu nói trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán và câu phủ định (gạch chân)
Gợi ý
1. Chép thuộc lòng:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Hình tượng nghệ thuật ước lệ "thu thủy", "xuân sơn" có thể hiểu là:
+ "Thu thủy" (nước hồ mùa thu) tả vẻ đẹp của đôi mắt Thúy Kiều trong sáng, thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ; làn nước màu thu gợi lên thật sinh động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt.
+ "Xuân sơn" (núi mùa xuân) gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung tràn đầy sức sống.
+ Cách nói "làn thu thủy", "nét xuân sơn" là cách nói ẩn dụ vì vế so sánh là đôi mắt và đôi lông mày được ẩn đi, chỉ xuất hiện vế được so sánh là "làn thu thủy", "nét xuân sơn"
Khi tả sắc đẹp của Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận của nàng qua hai câu thơ:
" Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"
Vẻ đẹp của Thuý Kiều làm cho tạo hoá phải ghen ghét, phải đố kị: "hoa ghen", "liễu hờn" nên số phận nàng éo le, đau khổ, đầy trắc trở.
Hình tượng nghệ thuật ước lệ "thu thuỷ", "xuân sơn" được dùng để tả vẻ đẹp của đôi mắt Thuý Kiều. Đó là đôi mắt trong sáng, thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Làn nước mùa thu gợi lên thật sinh động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt. "Xuân sơn" gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung tràn đầy sức sống. Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du không tả chi tiết khuôn mặt như miêu tả Thúy Vân mà chỉ tập trung vào đôi mắt- cửa sổ tâm hồn. Vẻ đẹp của Thúy Kiều là vẻ đẹp tuyệt đích, vượt lên trên cả những gì gọi là chuẩn mực. Vì lẽ đó, vẻ đẹp của Kiều đã khiến cho thiên nhiên phải ghen tị "Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh". Dường như trong vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" đó còn ẩn chứa những mầm mống tai họa. Phải chăng vẻ đẹp ấy dự báo một tương lai đầy đau khổ trắc trở bởi lẽ "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen" ? Với bút pháp nghệ thuật điêu luyện, Nguyễn Du đã đem đến cho người đọc những câu thơ mang ấn tượng sâu sắc.
"Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa."
1.Câu nói trên của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
2. Câu nói trên được Vũ Nương nói khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương bên bến Hoàng Giang, nàng đã hiện về nói với Trương Sinh rồi từ từ biến mất.
Câu nói của Vũ Nương kết thúc câu chuyện cũng là kết thúc mãi mãi cuộc đời của người phụ nữ đức hạnh trên trần gian. Câu nói như thức tỉnh mọi người rằng sự thực hạnh phúc đã tan vỡ, người đã chết thì không thể trở về như xưa được nữa. Chúng ta cần trân trọng những gì mình có, trân trọng những người sống bên ta! Câu nói đã tô đậm thêm chất bi kịch cũng như tính truyền kì của câu chuyện.
Vũ Nương là người phụ nữ có số phận bất hạnh đau thương.
+ Chờ chồng đằng đẵng, chồng về chưa một ngày vui, sóng gió đã nổi lên từ một nguyên cớ rất vu vơ. Người chồng chỉ dựa vào câu nói ngây thơ của đứa trẻ đã khăng khăng kết tội vợ.
+ Nàng hết mực van xin chàng nói rõ mọi nguyên cớ để cởi tháo mọi nghi ngờ. Hàng xóm rõ nỗi oan của nàng nên kêu xin giúp, tất cả đều vô ích. Đến cả lời than khóc xót xa tột cùng "Nay đã bình rơi trâm gãy, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió,. cái én lìa đàn,." mà người chồng vẫn không động lòng.
+ Con người trong trắng bị xúc phạm nặng nề, bị dập vùi tàn nhẫn, bị đẩy đến cái chết oan khuất
? Bi kịch đời nàng là tấn bi kịch cho cái đẹp bị chà đạp nát tan, phũ phàng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Kim Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)